Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 kết nối Bài 16: Điện phân
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 16: Điện phân. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
CHƯƠNG 5. PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂN
BÀI 16. ĐIỆN PHÂN
(27 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại cathode xảy ra
A. sự khử ion Cl-.
B. sự oxi hoá ion Cl-.
C. sự oxi hoá ion Na+.
D. sự khử ion Na+.
Câu 2: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ có màng ngăn), ở cực âm (cathode) xảy ra
A. sự oxi hoá cation Na+.
B. sự oxi hoá phân tử H2O.
C. sự khử phân tử H2O.
D. sự khử cation Na+.
Câu 3: Khi điện phân CaCl2 nóng chảy (điện cực trơ), tại cực dương xảy ra
A. sự khử ion Cl-.
B. sự khử ion Ca2+.
C. sự oxi hoá ion Ca2+.
D. sự oxi hoá ion Cl-.
Câu 4: Khi điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ và màng ngăn xốp, thu được sản phẩm gồm:
A. H2; Cl2 và dung dịch NaCl.
B. H2; Cl2 và dung dịch NaOH.
C. Cl2 và dung dịch Javen.
D. H2 và dung dịch Javen.
Câu 5: Trong quá trình điện phân những cation sẽ di chuyển về:
A. Cực dương, ở đây xảy ra sự oxi hoá
B. Cực dương, ở đây xảy ra sự khử
C. Cực âm, ở đây xảy ra sự oxi hoá
D. Cực âm, ở đây xảy ra sự khử
Câu 6: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm NaCl và KCl có chứa vài giọt phenolphthalein, hiện tượng quan sát được là?
A. dung dịch không màu chuyển thành màu hồng.
B. dung dịch không màu chuyển sang màu xanh.
C. dung dịch luôn không đổi màu.
D. dung dịch luôn có màu hồng.
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây không đúng về bản chất quá trình hóa học ở điện cực trong phản ứng điện phân?
A. Anion nhường electron ở cathode
B. Cation nhận electron ở cathode
C. Sự oxi hóa xảy ra ở cathode
D. Sự oxi hóa xảy ra ở anode
Câu 8: Hai kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Fe và Ag.
B. Ca và Fe.
C. K và Ca.
D. Na và Cu.
Câu 9: Kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là
A. Na.
B. Fe.
C. Al.
D. Cu.
Câu 10: Điện phân là quá trình
A. Oxi hoá - khử xảy ra trên bề mặt các điện cực dưới tác dụng của dòng điện một chiều.
B. Phân hủy các chất trên bề mặt các điện cực dưới tác dụng của dòng điện một chiều.
C. Oxi hoá và khử của các ion hay phân tử xảy ra trên bề mặt các điện cực nhờ dòng điện một chiều.
D. Phân li các chất thành các ion dưới tác dụng của dòng điện một chiều.
2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)
Câu 1: Quá trình xảy ra tại các điện cực khi điện phân dung dịch AgNO3 là :
A. Cực dương : Khử ion NO3-.
B. Cực âm : Oxi hoá ion NO3-.
C. Cực âm : Khử ion Ag+.
D. Cực dương : Khử H2O.
Câu 2: Một dung dịch X chứa đồng thời NaNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Zn(NO3)2, AgNO3. Thứ tự các kim loại thoát ra ở cathode khi điện phân dung dịch trên là:
A. Ag, Fe, Cu, Zn, Na.
B. Ag, Fe, Cu, Zn.
C. Ag, Cu, Fe, Zn.
D. Ag, Cu, Fe, Zn, Na.
Câu 3: Điện phân dung dịch nào sau đây, thì có khí thoát ra ở cả 2 điện cực (ngay từ lúc mới đầu bắt đầu điện phân)
A. Cu(NO3)2.
B. FeCl2.
C. K2SO4.
D. FeSO4.
Câu 4: Khi điện phân dung dịch nào sau đây tại cathode xảy ra quá trình khử nước?
A. Dung dịch ZnCl2.
B. Dung dịch CuCl2.
C. dung dịch AgNO3.
D. Dung dịch MgCl2.
Câu 5: Khi điện phân dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2; AgNO3, điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Tại cathode xảy ra quá trình khử Cu2+ trước.
B. Khối lượng dung dịch giảm là khối lượng của kim loại thoát ra bám vào cathode.
C. Ngay từ đầu đã có khí thoát ra tại cathode.
D. Tại anode xảy ra quá trình oxi hóa H2O.
Câu 6: Tiến hành điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, thu được một khí X duy nhất. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. X là khí oxygen.
B. X là khí chlorine.
C. X là khí hydrogen.
D. Có dùng màng ngăn xốp.
Câu 7: Khi điện phân dung dịch (có màng ngăn) gồm NaCl, HCl, CuCl2 và quỳ tím. Màu của dung dịch biến đổi ra sao khi điện phân đến khi hết NaCl?
A. Tím → đỏ → xanh.
B. Tím → xanh → đỏ.
C. Đỏ → tím → xanh.
D. Xanh → đỏ → tím.
Câu 8: Dung dịch X chứa hỗn hợp các muối: NaCl, CuCl2, FeCl3 và ZnCl2. Kim loại cuối cùng thoát ra ở cathode khi điện phân dung dịch X là
.................
--------------- Còn tiếp ---------------
.................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Ứng dụng của sự điện phân
a) Điều chế một số kim loại, phi kim và hợp chất
b) Thông qua các phản ứng để sản sinh ra dòng điện
c) Tinh chế một số kim loại như Cu, Pb, Zn, Fe, Ag, Au...
d) Mạ Zn, Sn, Ni, Ag, Au... bảo vệ và trang trí kim loại
Trả lời:
a) Đ
b) S
c) Đ
d) Đ
Câu 2: Trong công nghiệp, những việc sau có thể sử dụng phương pháp điện phân
a) Điều chế kim loại Zinc.
b) Điều chế kim loại copper.
c) Điều chế kim loại iron.
d) Mạ Nickel
Trả lời:
a) Đ
b) Đ
c) S
d) Đ
Câu 3: Trong pin Galvani Zn - Cu:
a) Ở thanh Zn xảy ra quá trình khử.
b) Thanh Zn đóng vai trò là cực dương.
c) Thanh Cu đóng vai trò là cực dương.
d) Ở thanh Cu xảy ra quá trình khử.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 16: Điện phân