Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 kết nối Bài 12: Đại cương về polymer

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Đại cương về polymer. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức

CHƯƠNG 4. POLYMER

BÀI 12. ĐẠI CƯƠNG VỀ POLYMER

(41 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

1. NHẬN BIẾT (16 CÂU)

Câu 1: Polymer nào sau đây thuộc loại polymer thiên nhiên?

A. Polyethylene.

B. Poly(vinyl chloride)

C. Polybutadiene.

D. Cellulose.

Câu 2: Polymer nào sau đây thuộc loại polymer tổng hợp?

A. Tinh bột.

B. Poly(vinyl chloride).

C. Cellulose.

D. Tơ viscose.

Câu 3: Phản ứng nào sau đây không thể dùng để điều chế polymer?

A. Phản ứng trùng hợp.

B. Phản ứng cộng hợp.

C. Phản ứng phân hủy

D. Phản ứng trùng ngưng.

Câu 4: Polymer nào sau đây có tính chất cách điện tốt?

A. Poly(ethylene)

B. Poly(vinyl chloride)

C. Poly(methyl methacrylate)

D. Poly(phenol-formaldehyde)

Câu 5: Polymer nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng hợp?

A. Poly(phenol-formaldehyde).

B. Poly(ethylene).

C. Amylose.

D. Poly(tetrafluoroethylene).

Câu 6:  Polymer nào sau đây thuộc loại polymer thiên nhiên?

A. Poly(vinyl chloride).

B. Poly(ethylene).

C. Amylose.

D. Cao su buna-S.

Câu 7: Polymer nào sau đây không thể tham gia phản ứng thủy phân?

A. Poly(ethylene terephthalate)

B. Poly(amipite)

C. Poly(vinyl acetate)

D. Poly(isoprene)

Câu 8: Polymer nào sau đây dễ cháy nhất?

A. Poli(ethylene)

B. Poly(tetrafluoroethylene)

C. Poli(isoprene)

D. Poli(phenol-formaldehyde)

Câu 9: Điều kiện nào sau đây không thích hợp để bảo quản polymer?

A. Nơi khô ráo, thoáng mát

B. Tránh ánh nắng trực tiếp

C. Tránh xa nguồn nhiệt

D. Sử dụng hóa chất để bảo quản

Câu 10: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monomer) thành phân tử lớn (polymer) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng

A. trùng hợp.

B. thủy phân.

C. xà phòng hoá.

D. trùng ngưng.

Câu 11: Polymer thu được khi trùng hợp etilen là

A. Polybuta-1,3-diene.     

B. Poly(vinyl chloride).    

C. Polyethylene.

D. Polypropylene.

Câu 12: Tên gọi của polymer có công thức (-CH2-CHCl-)n

A. poly(vinyl chloride).    

B. polyethylene.    

C. poly(methyl methacrylate).    

D. polystyrene.

Câu 13: Polymer nào sau đây có chứa nguyên tố chlorine?

A. Poly(methyl methacrylate).             

B. Polyethylene.

C. Polybutadiene.            

D. Poly(vinyl chloride).

Câu 14: Polymer nào sau đây thuộc loại polymer tổng hợp?

A. Polyethylene.

B. Tơ tằm.   

C. Tinh bột. 

D. Cellulose.

Câu 15: Chất nào sau đây thuộc loại polymer? 

A. Fructose. 

B. Tinh bột. 

C. Glycine.  

D. Methylamine.

Câu 16: Polymer được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là

A. nylon-6,6.         

B. poly(methyl methacrylate).    

C. poly(vinyl chloride).    

D. polyethylene.

2. THÔNG HIỂU (15 CÂU)

Câu 1: Polymer nào sau đây có tính dẻo cao nhất?

A. Poly(ethylene)

B. Poly(vinyl chloride)

C. Poly(methyl methacrylate)

D. Poly(phenol-formaldehyde)

Câu 2: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp?

A. CH2 = CH – CH = CH2.         

B. CH2 = CH – Cl.

C. CH3 – CH3.                  

D. CH2 = CH2.

Câu 3: Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polymer là

A. 1   

B. 4    

C. 3    

D. 2

Câu 4: Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polymer dùng để sản xuất tơ nitron?

A. CH2=CH-CN.              

B. H2N-[CH2]5-COOH.    

C. CH2=CH-CH3.             

D. H2N-[CH2]6-NH2.

Câu 5: Polymer nào sau đây được dùng để sản xuất tơ nhân tạo?

A. Poly(amipite)

B. Poly(ethylene terephthalate)

C. Poly(cloprene)

D. Poly(isoprene)

Câu 6:  Cho các ester sau: ethyl acetate, propyl acetate, methyl propionate, methyl methacrylate. Có bao nhiêu ester tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polymer?

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1

Câu 7: Polymer nào sau đây được dùng để sản xuất màng bọc thực phẩm?

A. Poly(ethylene)

B. Poly(vinyl chloride)

C. Poly(methyl methacrylate)

D. Poly(phenol-formaldehyde)

Câu 8: Poly(methyl methacrylate) và nylon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là

.................
--------------- Còn tiếp ---------------
.................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Cấu trúc mạch phân tử polymer

a) Mọi polymer đều có cấu trúc mạch phân tử.

b) Mạch phân tử polymer có thể phân nhánh hoặc không phân nhánh.

c) Khối lượng phân tử của polymer luôn lớn hơn 10.000 g/mol.

d) Cấu trúc mạch phân tử ảnh hưởng đến tính chất vật lý của polymer.

Trả lời:

a) Đ

b) Đ

c) S

d) Đ

Câu 2: Phân loại polymer

a) Polymer được phân loại thành hai loại chính: polymer thiên nhiên và polymer tổng hợp.

b) Polymer đồng trùng hợp được tạo thành từ một loại monome.

c) Polymer khối lượng phân tử lớn được gọi là cao su.

d) Phản ứng trùng hợp tạo thành polymer từ các monomer có chứa liên kết đôi C=C.

Trả lời:

a) Đ

b) S

c) S

d) Đ

Câu 3: Phản ứng tạo thành polymer 

a) Điều kiện nhiệt độ và áp suất cao thường được sử dụng trong quá trình tổng hợp polymer.

b) Chất xúc tác có thể làm tăng tốc độ phản ứng trùng hợp và trùng ngưng.

c) Polymer có thể được tổng hợp từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau như dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên, than đá, sinh khối,...

d) Poly(ethylene terephthalate) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

=> Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 12: Đại cương về polymer

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay