Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 kết nối Bài 6: Tinh bột và cellulose

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Tinh bột và cellulose. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức

BÀI 6. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

 

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Tinh bột thuộc loại polysaccharide, có nhiều trong các loại ngũ cốc như hạt lúa, hạt ngô, củ khoai, củ sắn, …. Công thức của tinh bột là

A. (C6H10O5)n.        

B. C12H22O11.         

C. C6H12O6.  

D. C2H4O2.

Câu 2: Cellulose thuộc loại polysaccharide, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông gòn. Công thức của cellulose là

A. (C6H10O5)n.        

B. C12H22O11.         

C. C6H12O6.  

D. C2H4O2.

Câu 3: Cellulose có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi đơn vị C6H10O5 có 3 nhóm OH, nên có thể viết là

A. [C6H5O2(OH)3]n.                   

B. [C6H8O2(OH)3]n

C. [C6H7O2(OH)3]n.           

D. [C6H7O3(OH)2]n.

Câu 4: Polymer thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iodine hợp chất có màu xanh tím. Polymer X là

A. tinh bột.  

B. cellulose. 

C. saccharose.        

D. glycogen.

Câu 5: Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

A. Quá trình đun nấu, đốt lò sưởi trong sinh hoạt.

B. Quá trình quang hợp của cây xanh.

C. Quá trình đốt nhiên liệu trong động cơ ô tô.

D. Quá trình đốt nhiên liệu trong lò cao.

Câu 6:  Carbohydrate nào sau đây thuộc loại polysaccharide?

A. Saccharose.

B. Cellulose. 

C. Fructose. 

D. Glucose.

Câu 7: Carbohydrate nào sau đây thuộc loại polysaccharide?

A. Saccharose.

B. Tinh bột.

C. Fructose. 

D. Glucose.

Câu 8: Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau?

A. Ethyl alcohol và dimethyl ether        

B. Glucose và fructose

C. Saccharose và cellulose          

D. 2-methylpropan-1-ol và butan-2-ol

Câu 9: Đun nóng tinh bột trong dung dịch acid vô cơ loãng sẽ thu được

A. cellulose. 

B. glucose.   

C. glycerol.  

D. ethyl acetate.

Câu 10: Carbohydrate nhất thiết phải chứa nhóm chức của

A. alcohol.   

B. ketone.    

C. amine.     

D. aldehyde.

Câu 11: Các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường acid?

A. Tinh bột, saccharose, fructose           

B. Tinh bột, cellulose, saccharose.

C. Tinh bột, cellulose, fructose.            

D. Tinh bột, cellulose, glucose.

Câu 12: Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau?

A. Tinh bột và cellulose   

B. Fructose và glucose

C. Methyl formate và acetic acid

D. ethyl alcohol và dimethyl ether

Câu 13: Cacbohiđrat X là thành phần chính tạo nên lớp màng tế bào thực vật, là bộ khung của cây cối. X là

A. saccharose.        

B. cellulose. 

C. tinh bột.  

D. glucose.

Câu 14: Z là chất rắn, dạng sợi màu trắng không tan trong nước. Tên gọi của X là:

A. Amylopectin     

B. Fructose  

C. Cellulose 

D. Saccharose

Câu 15: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

A. Tinh bột và cellulose dễ tan trong nước.

B. Tinh bột dễ tan trong nước còn cellulose không tan trong nước.

C. Tinh bột và cellulose không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng.

D. Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng tan được trong nước nóng. Còn cellulose không tan cả trong nước lạnh và nước nóng.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Trong các chất dưới đây, chất nào được tạo thành từ đơn vị khác ngoài đơn vị glucose?

A. Maltose.  

B. Saccharose.       

C. Tinh bột. 

D. Cellulose.

Câu 2: Chất nào sau đây không có phản ứng tráng bạc?

A. Tinh bột             

B. Glucose.             

C. Acetic aldehyde.          

D. Formic acid.

Câu 3: Polymer thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polymer X là:

A. saccharose         

B. glycogen  

C. Tinh bột  

D. Cellulose

Câu 4: Trong điều kiện thường. X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi trường acid thu được glucose. Tên gọi của X là

A. cellulose  

B. saccharose         

C. fructose   

D. amylopectin

Câu 5: Trong số các chất sau: cellulose, saccharose, frutozơ, glucose. Số chất khi thủy phân đến cùng chỉ thu được glucose là:

.................
--------------- Còn tiếp ---------------
.................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI (5 CÂU)

Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Có nhận xét về carbohydrate như sau:

a) Saccharose, tinh bột và cellulose đều có bị thủy phân.

b) Thủy phân tinh bột trong môi trường acid sinh ra fructose.

c) Tinh bột và cellulose là đồng phân cấu tạo của nhau.

d) Phân tử cellulose được cấu tạo bởi nhiều gốc β- glucose.

Trả lời:

a) Đ

b) S

c) S

d) Đ

Câu 2: Tinh bột là một trong các polysaccharide.

a) Ở điều kiện thường, tinh bột là chất rắn, không màu.

b) Tinh bột hầu như không tan trong nước lạnh, trong nước nóng tinh bột tan tạo thành hồ tinh bột.

c) Tinh bột có nhiều trong hạt lúa, hạt ngô, củ sắn, …

d) Tinh bột có nhiều trong củ khoai tây, quả chuối chín, …

Trả lời:

a) S

b) Đ

c) Đ

d) S

Câu 3: Cellulose có nhiều ứng dụng trong đời sống.

a. Dùng làm vật liệu xây dựng.

b. Sản xuất giấy, tơ sợi, …

c. Làm nguyên liệu điều chế ethanol.

d. Làm nguyên liệu điều chế thuốc súng không khói.

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

=> Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 6: Tinh bột và cellulose

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay