Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 kết nối Bài 19: Tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 19: Tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
CHƯƠNG 2. CARBOHYDRATE
BÀI 19. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI
(30 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?
A. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn và có ánh kim.
C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.
D. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng.
Câu 2: Các tính chất vật lí chung của kim loại gây ra do
A. các electron tự do trong mạng tinh thể.
B. các ion kim loại.
C. các electron hóa trị.
D. Các kim loại đều là chất rắn.
Câu 3: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vàng.
B. Bạc.
C. Đồng.
D. Nhôm.
Câu 4: Tính chất vật lý nào sau đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?
A. Tính dẻo.
B. Tính dẫn điện và nhiệt.
C. Ánh kim.
D. Tính cứng.
Câu 5: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. Fe.
B. W.
C. Al.
D. Na.
Câu 6: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Li.
B. Cu.
C. Ag.
D. Hg.
Câu 7: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?
A. Au.
B. Cu.
C. Fe.
D. Ag.
Câu 8: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng?
A. Hg.
B. Ag.
C. Cu.
D. Al.
Câu 9: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất?
A. Au.
B. Ag.
C. Cr.
D. Al.
Câu 10: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là
A. tính oxi hoá và tính khử.
B. tính base.
C. tính oxi hoá.
D. tính khử.
Câu 11: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây tác dụng mạnh với H2O?
A. Fe.
B. Ca.
C. Cu.
D. Mg.
Câu 12: Kim loại nào sau đây tác dụng với nước thu được dung dịch kiềm?
A. Al.
B. K.
C. Ag.
D. Fe.
Câu 13: Kim loại nào sau đây không phản ứng được với HCl trong dung dịch?
A. Ni.
B. Zn.
C. Fe.
D. Cu.
Câu 14: Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch CuSO4?
A. Mg.
B. Fe.
C. Zn.
D. Ag.
Câu 15: Phương trình hóa học nào sau đây là sai?
A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.
B. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2.
C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
D. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: X là một kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. X là
A. Fe.
B. Ag.
C. Al.
D. Cu.
Câu 2: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là
A. W.
B. Cr.
C. Hg.
D. Pb.
Câu 3: Kim loại X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại thép chống gỉ, không gỉ…Kim loại X là?
A. Fe.
B. Ag.
C. Cr.
D. W.
Câu 4: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là
A. Na, Fe, K.
B. Na, Cr, K.
C. Na, Ba, K.
D. Be, Na, Ca.
Câu 5: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân?
A. Bột sắt.
B. Bột lưu huỳnh.
C. Bột than.
D. Nước.
Câu 6: Kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
.................
--------------- Còn tiếp ---------------
.................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Cho các phát biểu sau:
a) Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.
b) Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
c) Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất.
d) Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.
Trả lời:
a) Đ
b) S
c) Đ
d) Đ
Câu 2: Khi nói về tính chất vật lí của kim loại
a) Kim loại có ánh kim do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại phản xạ ánh sáng nhìn thấy.
b) Kim loại dẫn điện tốt do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại có thể di chuyển dưới tác dụng của điện trường.
c) Kim loại không có tính đàn hồi.
d) Kim loại dẫn nhiệt tốt do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại có thể truyền năng lượng nhiệt.
Trả lời:
a) Đ
b) Đ
c) S
d) Đ
Câu 3: Cho phương trình hóa học của phản ứng sau: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
a) Kim loại Fe có tính khử mạnh hơn kim loại Cu.
b) Kim loại Cu khử được ion Fe2+.
c) Ion Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Cu2+.
d) Ion Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Fe2+
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 19: Tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại