Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 kết nối Bài 22: Sự ăn mòn kim loại
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 22: Sự ăn mòn kim loại. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
CHƯƠNG 6. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
BÀI 22. SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
(29 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
1. NHẬN BIẾT (12 CÂU)
Câu 1: Sự phá huỷ kim loại do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường gọi là
A. sự khử kim loại.
B. sự tác dụng của kim loại với nước.
C. sự ăn mòn hoá học.
D. sự ăn mòn điện hoá.
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hoá-khử.
B. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
C. Ăn mòn hoá học phát sinh dòng điện.
D. Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính khử.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại và hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh.
B. Ăn mòn kim loại là một quá trình hoá học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các axit trong môi trường không khí.
C. Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hoá thành ion của nó.
D. Ăn mòn kim loại được chia làm 2 dạng: ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá học.
Câu 4: Thí nghiệm nào sau đây Fe chỉ bị ăn mòn hóa học?
A. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô.
B. Cho hợp kim Fe – Cu vào dung dịch CuSO4.
C. Để mẫu gang lâu ngày trong không khí ẩm.
D. Cho Fe vào dung dịch AgNO3.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá?
A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.
B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.
C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.
D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
A. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.
B. Thép carbon để trong không khí ẩm.
C. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.
D. Kim loại Zinc trong dung dịch HCl.
Câu 7: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần chìm dưới nước) các khối kim loại nào sau đây?
A. Ag.
B. Na.
C. Zn.
D. Cu.
Câu 8: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ăn mòn kim loại?
A. Kim loại bị gỉ sét trong không khí ẩm.
B. Vỏ hộp sắt bị han rỉ trong nước.
C. Đồng bị phủ xanh khi tiếp xúc với dung dịch muối amonia.
D. Nhôm bị oxi hóa khi nung nóng trong oxygen.
Câu 9: Trong số các yếu tố sau, yếu tố nào không ảnh hưởng đến tốc độ ăn mòn kim loại?
A. Bản chất kim loại.
B. Tính chất môi trường.
C. Nồng độ chất oxi hóa trong môi trường.
D. Áp suất.
Câu 10: Kim loại nào sau đây dễ bị ăn mòn nhất trong nước biển?
A. Vàng.
B. Bạc.
C. Sắt.
D. Đồng.
Câu 11: Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hóa xảy ra khi nhúng hợp kim Zn - Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm là:
A. Phản ứng ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại.
B. Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hóa Cl-.
C. Đều sinh ra Cu ở cực âm.
D. Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện.
Câu 12: Cặp kim loại Al - Fe tiếp xúc với nhau và được để ngoài không khí ẩm thì kim loại nào bị ăn mòn và dạng ăn mòn nào chính?
A. Al bị ăn mòn điện hóa
B. Fe bị ăn mòn điện hóa
C. Al bị ăn mòn hóa học
D. Fe bị ăn mòn hóa học.
2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)
Câu 1: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 3: Đinh sắt trong trường hợp nào sau đây sẽ bị gỉ sét nhiều hơn?
A. Để nơi ẩm ướt.
B. Ngâm trong dầu ăn.
C. Ngâm trong dầu máy.
D. Quấn vài vòng dây đồng để nơi ẩm ướt.
Câu 4: Ngâm một lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là chất nào sau đây ?
A. H2SO4
B. MgSO4
C. NaOH
D. CuSO4
Câu 5: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe - Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn
A. Kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hoá
B. Sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá
C. Kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá
D. Sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hoá.
Câu 6: Ngâm một đinh sắt (có quấn dây đồng) vào dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được là:
.................
--------------- Còn tiếp ---------------
.................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Cho các phát biểu sau:
a) Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng kim loại bị oxi hóa hoặc khử trong môi trường hóa học.
b) Kim loại có điện thế khử càng cao thì càng dễ bị ăn mòn.
c) Tốc độ ăn mòn kim loại phụ thuộc vào bản chất kim loại, tính chất môi trường và nồng độ chất oxi hóa trong môi trường.
d) Trong quá trình ăn mòn điện hóa học, kim loại đóng vai trò cực dương và giải phóng ion kim loại vào dung dịch.
Trả lời:
a) Đ
b) S
c) Đ
d) S
Câu 2: Đinh sắt không bị ăn mòn trong trường hợp
a) Để đinh sắt trong không khí khô.
b) Ngâm đinh sắt trong ống nghiệm đựng nước có hòa tan khí oxygen.
c) Ngâm đinh sắt trong ống nghiệm đựng nước muối.
d) Ngâm đinh sắt trong ống nghiệm đựng nước có nhỏ vài giọt acid HCl.
Trả lời:
a) Đ
b) S
c) S
d) S
Câu 3: Sắt là kim loại rất dễ bị gỉ. Hàng năm, trên toàn thế giới có đến hàng triệu tấn thép biến thành sắt gỉ. Để hạn chế sự phá hủy này người ta thường sử dụng biện pháp
a) Chế tạo hợp kim gang.
b) Chế tạo hợp kim thép không gỉ.
c) Phủ lên bề mặt sắt một kim loại bền như thiếc, kẽm.
d) Phủ một lớp acid HCl lên bề mặt sắt.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 22: Sự ăn mòn kim loại