Phiếu trắc nghiệm Hoá học 8 cánh diều Chương 1 (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chương 1 (P3). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

 

Câu 1: Đốt cháy hết 1,08 gam Al trong không khí thu được aluminium oxide theo sơ đồ phản ứng:

Al + O2 → Al2O3

Khối lượng aluminium oxide tạo ra.

  • A. 1,02 g
  • B. 2,04 g
  • C. 3,06 g
  • D. 4,08 g

Câu 2: Chất ban đầu bị biến đổi trong quá trình phản ứng được gọi là

  • A. Chất sản phẩm.
  • B. Chất xúc tác.
  • C. Chất phản ứng hay chất tham gia.
  • D. Chất kết tủa hoặc chất khí.

Câu 3: Các phản ứng thu nhiệt thường xảy ra khi

  • A. dùng chất xúc tác
  • B. tăng áp suất
  • C. tăng nồng độ các chất tham gia
  • D. đun nóng

Câu 4: Trong phản ứng hóa học, tổng số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong các chất tham gia phản ứng luôn … tổng số nguyên tử của nguyên tố đó trong các chất sản phẩm”

 Trong dấu “…” là

  • A. Lớn hơn.
  • B. Nhỏ hơn.
  • C. Bằng.
  • D. Tỉ lệ thuận với.

Câu 5: Số lượng nguyên tử hoặc phân tử có trong 1 mol chất là

E. 6,022.1022.

F. 6,022.

G. 6,022.1023.

H. 6,022.10.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất?

  • A.            Hiệu suất là một số nhỏ hơn 100 %.
  • B.            Hiệu suất là con số lớn hơn 100 %.
  • C.            Hiệu suất là con số bằng 100 %.
  • D.            Hiệu suất có thể là số âm.

Câu 7: Dung dịch chưa bão hòa là

  • A. Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
  • B. Dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
  • C. Hỗn hợp của chất khí trong chất lỏng.
  • D. Hỗn hợp của chất rắn trong chất lỏng.

Câu 8: Trong sản xuất rượu người ta sử dụng men rượu để

  • A. Làm tăng hương vị.
  • B. Làm chất xúc tác.
  • C. Làm chất tạo màu.
  • D. Làm chất tẩy màu.

Câu 9: Chọn câu sai:

  • A. Xay tiêu là biến đổi vật lý.
  • B. Đốt cháy đường mía là biến đổi hóa học.
  • C. Băng đá tan là biến đổi hóa học.
  • D. Hiện tượng ma trơi là biến đổi hóa học

Câu 10: Chọn đáp án sai

  • A. Hidro + oxi → nước
  • B. Canxi cacbonat→ canxi oxit + khí cacbonic
  • C. Natri + clo → natri clorua
  • D. Đồng + nước → đồng hidroxit

Câu 11: Nung đá vôi (CaCO3) người ta thu được 16,8 kg CaO và 13,2 kg khí CO2. Tính khối lượng đá vôi cần dùng.

  • A. 30 kg
  • B. 31 kg
  • C. 32 kg
  • D. 33 kg

Câu 12: Khối lượng của 0,1 mol nhôm (Aluminium) là:?

  • A. 2,7 gam.
  • B. 5,4 gam.
  • C. 27 gam.
  • D. 54 gam.

Câu 13: Cho 5,6 g sắt tác dụng với dung dịch axit clohidric loãng thu được bao nhiêu ml khí H2

  • A.            2,24 ml
  • B.            22,4 ml
  • C.            2,24 .10 -3ml
  • D.            0,0224 ml

Câu 14: Hòa tan 40 gam ZnClvào 280 gam nước. Tính nồng độ phần trăm dung dịch?

  • A. 15,5%.
  • B. 14,5%.
  • C. 13,5%.
  • D. 12,5%.

Câu 15: Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ rượu ?

  • A. Chất xúc tác.
  • B. Áp suất.
  • C. Nồng độ.
  • D. Nhiệt độ.

Câu 16: Hòa tan viên C sủi vào nước thấy cốc nước mát hơn. Đây là phản ứng

  • A. Thu nhiệt
  • B. Tỏa nhiệt
  • C. Không thu nhiệt, không tỏa nhiệt
  • D. Không thể xác định được.

Câu 17: Trong các chất sau, đâu không phải là nhiên liệu?

  • A. Than.
  • B. Xăng.
  • C. Chì.
  • D. Củi.

Câu 18: Biết rằng chlohydric acid có phản ứng với chất calcium carbonate tạo ra chất calciun chloride, nước và khí carbon dioxide.

Một cốc đựng dung dịch  chlohydric acid (1) và cục đá vôi  (2) (thành phần chính là chất calcium carbonate) được đặt trên một đĩa cân. Trên đĩa cân thứ hai đặt quả cân (3) vừa đủ cho kim ở vị trí thăng bằng.

Bỏ cục đá vôi vào dung dịch chlohydric acid. Sau một thời gian phản ứng, kim sẽ ở vị trí nào?

  • A. Nghiêng về phía cốc dựng dung dịch
  • B. Nghiêng về phía quả cân
  • C. Nằm cân bằng
  • D. Không thể xác định được.

Câu 19: Số lượng nguyên tử O trong 0,5 mol phân tử KClO3

  • A. 2,4088,1023
  • B. 3,011.1023
  • C. 6,022.1023
  • D. 9,033.1023

Câu 20: Dùng khí H2 để khử hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 trong đó Fe2Ochiếm 80% khối lượng hỗn hợp. Thể tích khí H2 ở đktc cần dùng là:

  • A.            20 lít
  • B.            9,8 lít
  • C.            19,6 lít
  • D.            19 lít

Câu 21: Tính nồng độ mol của 350 ml dung dịch chứa 74,2 gam Na2CO3.

  • A. 5M.
  • B. 4M.
  • C. 3M.
  • D. 2M.

Câu 22: Chọn câu đúng trong các câu dưới đây.

  • A. Đập nhỏ than trước khi đưa vào bếp làm than khó bén lửa.
  • B. Lưu huỳnh tác dụng với sắt tạo ra sắt (III) sunfua.
  • C. Nghiền nhỏ vừa phải đá vôi giúp phản ứng nung vôi diễn ra dễ dàng hơn.
  • D. Thêm chất xúc tác MnO2 vào quá trình nhiệt phân KClO3 sẽ làm giảm lượng O2 thu được.

Câu 23: Cho các phát biểu sau:

(1). Tất cả các phản ứng cháy đều thu nhiệt.

(2). Phản ứng toả nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

(3). Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều toả nhiệt.

(4). Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.

Số phát biểu sai 

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 24: Còn có thể điều chế khí oxi bằng cách đun nóng kali clorat KClO3 (chất rắn màu trắng). Khi đun nóng 24,5 g KClO3, chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng là 13,45 g. Khối lượng oxygen thu được là bao nhiêu ?

  • A. 4,12 gam
  • B. 7,2 gam
  • C. 6,15 gam
  • D. 5,5 gam

Câu 25: Tính tỉ khối của hỗn hợp X chứa 3,36 lít khí H2 và 6,72 lít khí N2 (đều đo ở đktc) so với khí heli ?

  • A. 4,83
  • B. 4,5
  • C. 5,2
  • D. 4,64

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay