Phiếu trắc nghiệm Hoá học 8 cánh diều Chương 1 (P4)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chương 1 (P4). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

 

Câu 1: Đốt cháy hết 1,08 gam Al trong không khí thu được aluminium oxide theo sơ đồ phản ứng:

Al + O2 → Al2O3

Khối lượng aluminium oxide tạo ra.

  • A. 1,02 g
  • B. 2,04 g
  • C. 3,06 g
  • D. 4,08 g

Câu 2: Chất mới sinh ra sau quá trình phản ứng được gọi là

  • A. Chất sản phẩm.
  • B. Chất xúc tác.
  • C. Chất phản ứng hay chất tham gia.
  • D. Chất kết tủa hoặc chất khí.

Câu 3: Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng

  • A. khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ môi trường vào chất phản ứng
  • B. khi xảy ra kèm theo sự giải phóng nhiệt chất phản ứng ra môi trường
  • C. khi xảy ra kèm theo sự trao đổi nhiệt giữa các chất phản ứng với các chất trong môi trường
  • D. khi xảy ra kèm theo sự trao đổi nhiệt giữa các chất phản ứng

Câu 4: Hãy sắp xếp các câu sau theo thứ tự để được các bước lập phương trình hóa học

(a) Viết phương trình hóa học của phản ứng

(b) Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố ở 2 vế

(c) Viết sơ đồ của phản ứng

  • A. (a) (b) (c)
  • B. (c) (b) (a)
  • C. (a) (c) (b)
  • D. (b) (a) (c)

Câu 5: Khối lượng của 1 nguyên tử carbon được quy ước là

E. 12 amu.

F. 6 amu.

G. 4 amu.

H. 2 amu.

Câu 6: Với hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100%, khi đó

  • A. Lượng chất phản ứng dùng trên thực tế sẽ lớn hơn lượng tính theo phương trình hóa học (theo lí thuyết)
  • B. Lượng chất phản ứng dùng trên thực tế sẽ nhỏ hơn lượng tính theo phương trình hóa học (theo lí thuyết)
  • C. Lượng chất sản phẩm thu được trên thực tế sẽ lớn hơn lượng tính theo phương trình hóa học
  • D. Lượng chất sản phẩm thu được trên thực tế sẽ bằng lượng tính theo phương trình hóa học.

Câu 7: Dầu ăn có thể hòa tan trong

  • A. Nước muối.
  • B. Nước.
  • C. Nước đường.
  • D. Xăng

Câu 8: Trong một phản ứng, làm thế nào để xác định tốc độ của phản ứng?

  • A. Đo sự thay đổi nhiệt độ trong một khoảng thời gian.
  • B. Đo sự thay đổi áp suất trong một khoảng thời gian.
  • C. Đo sự thay đổi về thể tích, khối lượng chất rắn hoặc nồng độ chất tan trong một khoảng thời gian.
  • D. Đo sự thay đổi về màu sắc, mùi vị, trạng thái, độ tan của các chất trong một khoảng thời gian.

Câu 9: Cho hai quá trình sau:

(1) Đun nước đá nóng chảy thành nước lỏng

(2) Nung thuốc tím rắn thành màu đen

Kết luận đúng là:

  • A. (1) và (2) đều là biến đổi vật lý.
  • B. (1) và (2) đều là biền đổi hóa học.
  • C. (1) là biến đổi vật lý, (2) là biến đổi hóa học.
  • D. (1) là biến đổi hóa học, (2) là biến đổi vật lý.

Câu 10: Thả viên C sủi vào nước, ta thấy nước trở nên mát hơn. Đây là phản ứng

  • A. Tỏa nhiệt
  • B. Thu nhiệt
  • C. Không tỏa nhiệt, không thu thiệt
  • D. Không thể xác định được.

Câu 11: Khi cho 11,2 gam CaO phản ứng với khí CO2 thu được 20 gam CaCO3. Tính khối lượng của khí CO2 phản ứng.

  • A. 9 gam
  • B. 8,8 gam
  • C. 9,2 gam
  • D. 8,6 gam

Câu 12: Trong 0,2 mol nguyên tử Mg có chứa bao nhiêu nguyên tử Mg?

E. 1,2.1023.

F. 1,3.1023.

G. 1,4.1023.

H. 1,5.1023.

Câu 13: Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6 gam. Tính khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra.

  • A.            1,6 gam
  • B.            3,2 gam
  • C.            4,8 gam
  • D.            6,4 gam

Câu 14: Cho 35 gam KOH hòa tan vào 140 gam nước thu được dung dịch B. Nồng độ phần trăm dung dịch là             

  • A. 20%.
  • B. 30%.
  • C. 40%.
  • D. 50%.

Câu 15: Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi đập nhỏ đá vôi trước khi cho vào lò nung?

  • A. Chất xúc tác.
  • B. Diện tích tiếp xúc.
  • C. Nồng độ.
  • D. Nhiệt độ.

Câu 16: Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

  • A. đốt trong lò kín.
  • B. xếp củi chặt khít.
  • C. thổi hơi nước.
  • D. thổi không khí khô.

Câu 17: Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học giữa sắt và hydrochloric acid là

  • A. Có sự thay đổi màu sắc
  • B. Có sự thay đổi nhiệt độ
  • C. Có xuất hiện kết tủa
  • D. Có sự xuất hiện của bọt khí.

Câu 18: Cho sơ đồ phản ứng:

Fe(OH)y + H2SO4 → Fex(SO4)+ H + H2O.

x, y có thể lần lượt là ? (biết x ≠ y)

  • A. 2 và 3
  • B. 2 và 1
  • C. 1 và 2
  • D. 3 và 2

Câu 19: Thể tích ở điều kiện chuẩn của 4 gam khí hydrogen là

  • A. 37,185 lít
  • B. 61,975 lít
  • C. 49,58 lít
  • D. 24,79  lít

Câu 20: Cho 13,7g Ba tác dụng với 3,2g oxi thu được hợp chất oxit. Tính khối lượng oxi sau phản ứng

  • A.            3,2g
  • B.            1,6g
  • C.            6,4g
  • D.            0,8g

Câu 21: Muốn pha 250 ml dung dịch MgSO4 nồng độ 2M từ dung dịch MgSO8M thì thể tích dung dịch MgSO4 8M cần lấy là:

  • A. 61,5 ml.
  • B. 62 ml.
  • C. 62,5 ml.
  • D. 63 ml.

Câu 22: Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng hóa học mà không cần phải đun nóng?

  • A. Lưu huỳnh tác dụng với sắt.
  • B. Phân hủy đường thành than.
  • C. Kẽm tác dụng với axit clohiđric.
  • D. Than cháy trong không khí.

Câu 23: Tổng hệ số của các chất sau khi cân bằng phương trình sau là bao nhiêu?

Cu + HNO3→ Cu(NO3)+ NO↑ + H + NO↑ + H2O

  • A. 19
  • B. 20
  • C. 21
  • D. 22

Câu 24: Một hỗn hợp gồm Zn và Fe có khối lượng là 24,2 gam. Biết tổng số mol của Zn và Fe bằng với số mol của 9,916 lít khí CO2. Tính % theo khối lượng của Fe có trong hỗn hợp.

  • A. 57,72 %
  • B. 46,28%
  • C. 38,25%
  • D. 61,75%

Câu 25: Cho 3,25 gam Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Dẫn toàn bộ khí thu được qua CuO dư đun nóng. Khối lượng Cu thu được sau phản ứng là

  • A. 3,2 gam
  • B. 2 gam
  • C. 4,2 gam
  • D. 1,6 gam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay