Phiếu trắc nghiệm KHTN 6 Sinh học Kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án powerpoint Sinh học 6 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 04:

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN

Câu 1: Trong các thực vật sau, loại nào cơ thể có cả hoa, quả và hạt?

A. Cây bưởi.

B. Cây vạn tuế.

C. Rêu tản.

D. Cây thông.

Câu 2: Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu ?

A. Mặt dưới của lá.

B. Mặt trên của lá.

C. Thân cây.

D. Rễ cây.

Câu 3: Rêu thường sống ở đâu?

A. Môi trường nước.

B. Nơi ẩm ướt.

C. Nơi khô hạn.

D. Môi trường không khí.

Câu 4: Rễ chùm không được tìm thấy ở cây nào dưới đây?

A. Rau dền.

B. Hành hoa.

C. Lúa.

D. Gừng.

Câu 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: 

“Các cây … chủ yếu của chúng ta đều thuộc lớp Một lá mầm”.

A. Lương thực.

B. Thực phẩm.

C. Hoa màu .

D. Thuốc.

Câu 6: Trong các nhóm thực vật dưới đây, nhóm nào xuất hiện sau cùng?

A. Rêu.

B. Hạt trần.

C. Hạt kín.

D. Dương xỉ.

Câu 7: Trong lịch sử Trái Đất, Hạt trần xuất hiện khi

A. khí hậu trở nên khô và lạnh.

B. khí hậu nóng và rất ẩm.

C. các đại dương chiếm phần lớn diện tích Trái Đất.

D. diện tích đất liền ngày một thu hẹp.

Câu 8: Tại sao có sự sai khác giữa cây trồng và cây hoang dại?

A. Vì cây trồng được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tối ưu với nơi sống thoáng đãng và nguồn dinh dưỡng dồi dào, ít phải cạnh tranh với các cá thể cùng loài khác.

B. Vì cây trồng là kết quả của quá trình cải biến và chọn lọc từ cây hoang dại nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của con người và qua thời gian, chúng càng ngày càng có nhiều sai khác so với dạng gốc.

C. Vì cây trồng và cây hoang dại không có mối liên hệ qua lại với nhau. Chúng có đặc điểm di truyền hoàn toàn khác nhau nên hình thái, cấu tạo và các đặc tính đi kèm cũng không giống nhau.

D. Vì mật độ cây hoang dại nhiều sẽ thuận tiện cho việc trao đổi lượng oxygen nhiều hơn.

Câu 9: Đặc điểm hô hấp của lớp Lưỡng cư là

A. hô hấp qua phổi.

B. hô hấp qua da.

C. hô hấp qua da và phổi.

D. hô hấp qua da và vây.

Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về lớp Lưỡng cư?

A. Là nhóm động vật trên cạn đầu tiên.

B. Da trần, sống nơi khô ráo, chân có màng bơi.

C. Hô hấp qua da và phổi.

D. Thụ tinh ở môi trường nước.

Câu 11: Đa số loài thú đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên một số loài đẻ trứng đó là

A. heo.

B. khỉ.

C. thú vỏ vịt.

D. kangaroo.

Câu 12: Răng ở lớp thú phân hóa thành mấy loại răng?

A. 2 loại.

B. 3 loại.

C. 4 loại.

D. Nhiều loại.

Câu 13: Thủy tức tiêu hóa ở

A. tế bào gai.

B. tế bào sinh sản.

C. túi tiêu hóa.

D. chất nguyên sinh.

Câu 14: Loài động vật nào được coi là “trường sinh bất tử”?

A. Gián.

B. Thủy tức.

C. Trùng biến hình.

D. Trùng giày.

Câu 15: Hải quỳ và san hô đều sinh sản

A. vô tính.

B. hữu tính.

C. vô tính và hữu tính.

D. tái sinh.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Câu 1: Khi nói về nhóm tương ứng của ngành, các phát biểu sau đây là đúng hoặc sai? 

a) Ngành rêu thuộc thực vật có mạch.

b) Ngành rêu thuộc thực vật không có mạch.

c) Ngành dương xỉ thuộc thực vật không hạt.

d) Ngành dương xỉ thuộc thực vật không có mạch.

Câu 2: Các nhận định khi quan sát cây thông dưới đây là đúng hay sai?

a) Nón đực mọc riêng rẽ.

b) Nón đực mọc thành cụm, nhỏ, màu vàng.

c) Nón cái có màu vàng.

d) Nón cái mọc riêng rẽ.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay