Trắc nghiệm bài 36: Động vật

Sinh học 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 36: Động vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 36: Động vật
Trắc nghiệm bài 36: Động vật

A. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1.  Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:

A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.

B. Số lượng loài và môi trường sống.

C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.

D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.

 

Câu 2. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là?

A. Hình thái đa dạng.                

B. Có xương sống.

C. Kích thước cơ thể lớn.          

D. Sống lâu.

 

Câu 3. Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?

A. Tôm, muỗi, lợn, cừu.                      

B. Bò, châu chấu, sư tử, voi.

C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ.                  

D. Gấu, mèo, dê, cá heo.

 

Câu 4. Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?

A. Nhóm chân khớp.                    

B. Nhóm cá.

C. Nhóm giun.                

D. Nhóm ruột khoang.

 

Câu 5. Cá heo là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?

A. Cá.

B. Lưỡng cư.

C. Thú.

D. Bò sát.

 

Câu 6.  Cá cóc là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?

A. Cá.

B. Lưỡng cư.

C. Thú.

D. Bò sát.

 

Câu 7. Động vật có xương sống bao gồm các lớp:

A. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú.

B. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú.

C. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

 

Câu 8. Trên thế giới đã phát hiện được khoảng bao nhiêu loài động vật?

A. 1,3 triệu loài.

B. 1,5 triệu loài.

C. 1,7 triệu loài.

D. 2 triệu loài.

 

Câu 9. Động vật đa dạng và phong phú nhất ở:

A. Vùng nhiệt đới.

B. Vùng ôn đới.                

C. Vùng bắc cực.

D. Vùng nam cực.                 

 

Câu 10. Chọn câu không đúng khi nói về đặc điểm của ngành Ruột khoang?

A. Là động vật bậc thấp, cơ thể hình trụ.

B. Đối xứng toả tròn, có tua miệng.               

C. Sống trên cạn, điển hình là ốc, thuỷ tức,...         

D. Có thể làm thức ăn, nơi ẩn nấp cho động vật khác.

 

Câu 11. Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về nhóm giun?

A. Sống trong môi trường đất ẩm, nước,…

B. Chưa phân biệt đầu đuôi – lưng bụng.

C. Cơ thể dài, đói xứng hai bên.

D. Hình dạng cơ thể đa dạng.

 

Câu 12. Động vật không xương sống được chia làm bao nhiêu nhóm ngành?

A. 2             

B. 3                 

C. 6                 

D. 8

 

Câu 13. Đặc điểm nào không đúng khi nói vè nhóm thân mềm?

A. Cơ thể mềm, thường có vỏ đá vôi bao bọc.

B. Số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước.

C. Đại diện: trai, ốc,...

D. Đều là những sinh vật có lợi, cung cấp thức ăn.

 

Câu 14. Loài cá nào không thuộc lớp cá xương?

A. Cá đuối.             

B. Cá hồi.                 

C. Cá chép.                 

D. Cá rô.

 

Câu 15. “Có bộ lông mao bao phủ, răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. Phần lớn chúng đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Môi trường sống đa dạng.” là đặc điểm của nhóm động vật nào?

A. Cá.             

B. Bò sát.            

C. Động vật có vú.                

D. Lưỡng cư.

 

B. THÔNG HIỂU (7 câu)

 

Câu 1. Đâu là vai trò của động vật đối với tự nhiên?

A. 1,2,3,4.

B. 1,2,4,5.

C. 2,4,5,6.

D. 1,3,5,6.

 

Câu 2. Đâu là vai trò của động vật đối với con người?

A. 1,2,3,4,5,6.

B. 1,2,3,5,7,8.

C. 2,3,4,5,6.

D. 1,3,4,5,6,7.

 

Câu 3. Ví dụ nào dưới đây nói về vai trò của động vật với tự nhiên?

A. Động vật cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống.

B. Động vật có thể sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, đồ trang sức.

C. Động vật giúp con người bảo về mùa màng.

D. Động vật giúp thụ phấn và phát tán hạt cây.

 

Câu 4. Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?

A. Ruồi, chim bồ câu, ếch.                  

B. Rắn, cá heo, hổ.

C. Ruồi, muỗi, chuột .                         

D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi.

 

Câu 5. Nhóm các loài chim có ích là?

A. Chim sâu, chim cú, chim ruồi.                

B. Chim sẻ, chim nhạn, chim vàng anh.

C. Chim bồ câu, chim gõ kiến, chim yểng.

D. Chim cắt, chim vành khuyên, chim công.

 

Câu 6. Để phân biệt các nhóm ngành động vật có xương sống, ta chủ yếu dựa vào đặc điểm nào sau đây?

A. Môi trường sống.                

B. Đặc điểm dinh dưỡng.

C. Đặc điểm sinh sản.                 

D. Cấu tạo cơ thể.

 

Câu 7. Nhóm nào gồm các thiên địch diệt sâu bọ?

A. Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo.               

B. Thằn lằn, cắt, cú mèo, rừng.

C. Cá đuôi cờ, cóc, sáo, cú.             

D. Cóc, cú, mèo rừng, cắt.

 

C. VẬN DỤNG (2 câu)

 

Câu 1. Trong các lớp động vật sau, lớp nào tiến hoá nhất?

A. Lớp Bò sát.

B. Lớp Giáp xác.

C. Lớp Lưỡng cư.

D. Lớp Thú.

 

Câu 2. Tại sao động vật lại phân bố khắp nơi trên trái đất?

A. Do con người mang chúng đi khắp nơi.               

B. Do có nhiều loài động vật xuất hiện từ rất sớm.

C. Do môi trường sống của động vật vô cùng phog phú, đa dạng.              

D. Tất cả các phương án trên.

 

D. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

 

Câu 1. Tại sao san hô giống thực vật nhưng lại được xếp vào nhóm Ruột khoang?

A. Sinh sản bằng cách nảy mầm.

B. Có khả năng quang hợp.

C. San hô dùng xúc tu quanh miệng để bắt mồi và tiêu hoá chúng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay