Trắc nghiệm bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào

Sinh học 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào
Trắc nghiệm bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào
Trắc nghiệm bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào
Trắc nghiệm bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào
Trắc nghiệm bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào
Trắc nghiệm bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào

A. NHẬN BIẾT (14 câu)

Câu 1. Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là:

A. Hệ cơ quan.                

B. Cơ quan.

C. Mô.                            

D. Tế bào.

 

Câu 2. Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là:

A. Tế bào.                      

B. Mô.

C. Cơ quan.                     

D. Hệ cơ quan.

 

Câu 3. Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm:

A. Hệ rễ và hệ thân.                   

B. Hệ thân và hệ lá.

C. Hệ chồi và hệ rễ.                   

D. Hệ cơ và hệ thân.

 

Câu 4. Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các cơ quan nào sau đây?

A. Tim và máu.                         

B. Tim và hệ mạch.

C. Hệ mạch và máu.                  

D. Tim, máu và hệ mạch.

 

Câu 5. Cơ quan nào sau đây thuộc hệ thần kinh ở người?

A. Não.                  

B. Phổi.                 

C. Tim.                  

D. Dạ dày.

 

Câu 6. Đâu là trình từ sắp xếp các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn?

A. Tế bào - cơ quan - hệ cơ quan - cơ thể - mô.

B. Mô - tế bào - hệ cơ quan - cơ quan - cơ thể.

C. Tế bào - mô - cơ quan - hệ cơ quan - cơ thể.

D. Cơ thể - hệ cơ quan - cơ quan - tế bào – mô.

 

Câu 7. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào.

B. Mô là cấp độ nhỏ hơn để xây dựng lên cấp độ lớn hơn là hệ cơ quan.

C. Cơ thể người chỉ có một hệ cơ quan duy nhất suy trì toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.

D. Thực vật có hai hệ cơ quan là hệ chồi và hệ rễ.

 

Câu 8. Hệ chồi ở thực vật bao gồm các cơ quan nào?

A. Cành, lá, hoa, quả.

B. Rễ, thân, lá.                 

C. Hoa, quả, hạt.              

D. Rễ, cành, lá, hoa.

 

Câu 9.  Cho hình vẽ:

 

Số 4 trong hình là:

A. Cơ quan.                   

B. Hệ cơ quan.

C. Tế bào.                    

D. Mô.

 

Câu 10.  Cho hình vẽ:

 

Số 1 trong hình là:

A. Cơ quan.                   

B. Hệ cơ quan.

C. Tế bào.                    

D. Mô.

 

Câu 11. Có bao nhiêu câu đúng trong các nhận định sau đây:

1)    Mô gồm nhóm các tế bào thực hiện cùng một chức năng.

2)    Cơ quan gồm nhiều tế bào có cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng.

3)    Cơ quan được cấu tạo từ hai hay nhiều mô, cùng thực hiện một hoạt động sống.

4)    Hệ cơ quan gồm một nhóm các cơ quan phối hợp với nhau, thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cơ thể.

5)    Não, tim, dạ dày là các mô ở cơ thể người.

6)    Một số mô ở cơ thể người như: mô cơ, mô liên kết, mô biểu bì da,…

7)    Một số hệ cơ quan ở cơ thể người như: hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ thần kinh,…

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

 

Câu 12. Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là:

A. Cơ quan.                   

B. Hệ cơ quan.

C. Tế bào.                    

D. Mô.

 

Câu 13. Cơ thể thực vật được cấu tạo từ các tế bào:

A. Tế bào biểu bì, tế bào thần kinh,...

B. Tế bào thần kinh, tế bào cơ, tế bào hồng cầu...

C. Tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn, tế bào cơ,...

D. Tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn,...

 

Câu 14. Cơ thể động vật được cấu tạo từ các tế bào:

A. Tế bào biểu bì, tế bào thần kinh,...

B. Tế bào thần kinh, tế bào cơ, tế bào hồng cầu...

C. Tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn, tế bào cơ,...

D. Tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn,...

 

B. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1. Con cá vàng là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào?

A. Tế bào.              

B. Cơ thể.              

C. Cơ quan.           

D. Mô.

 

Câu 2. Dạ dày được cấu tạo từ các cấp tộ tổ chức nhỏ hơn nào?

A. Mô và hệ cơ quan.                

B. Tế bào và cơ quan.

C. Tế bào và mô.                       

D. Cơ quan và hệ cơ quan.

 

Câu 3. Đâu là nhóm mô thực vật?

A. Mô phân sinh, mô biểu bì, mô cơ.

B. Mô cơ, mô thần kinh, mô liên kết.

C. Mô biểu bì, mô phân sinh, mô liên kết.

D. Mô phân sinh, mô biểu bì, mô dẫn, mô cơ bản.

 

Câu 4. Mô biểu bì ở thựuc vật có chức năng gì?

A. Bảo vệ và bao bọc rễ, thân, lá.

B. Nâng đỡ cơ thể.

C. Dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên lá.

D. Cả ba phương án trên đều đúng.

 

Câu 5. Đây là hình ảnh của loại mô nào?

 

A. Mô biểu bì.

B. Mô thần kinh.

C. Mô liên kết.

D. Mô cơ.

 

Câu 6. Lá cây gồm những mô nào?

A. Mô biểu bì, mô mạch.

B. Mô biểu bì, mô liên kết.

C. Mô biểu bì, mô cơ bản, mô dẫn.

D. Mô biểu bì, mô cơ.

 

Câu 7. Dạ dày người gồm những mô nào?

A. Mô dẫn, mô liên kết.

B. Mô dẫn, mô cơ bản.                                    

C. Mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết, mô thần kinh.

D. Mô biểu bì, mô dẫn, mô liên kết. 

 

Câu 8. Hệ tiêu hoá gồm những cơ quan nào?

 

A. (2), (3).

B. (3), (4).

C. (3), (5).

D. (3), (6). 

 

Câu 9. Hệ cơ quan dưới đây là:

 

A. Hệ hô hấp.

B. Hệ tuần hoàn.

C. Hệ tiêu hoá.

D. Hệ thần kinh.

 

Câu 10. Phổi có chức năng:

A. Tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng vào cơ thể.              

B. Trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.              

C. Điều khiển hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.           

D. Lọc và loại bỏ các chất ra khỏi cơ thể.

 

C. VẬN DỤNG (3 câu)

 

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và cho biết: Sự xuất hiện của các mầm ung thư xảy ra ở cấp độ nào?

 

A. Tế bào.

B. Mô.

C. Cơ quan.

D. Hệ cơ quan.

 

Câu 2. Đâu là đặc điểm của cấp tổ chức sống?

A. Theo nguyên tắc thứ bậc.

B. Hệ thống mở và tự điều chỉnh.

C. Liên tục tiến hoá.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 3. Loại mô nào có cả ở thực vật và động vật?

A. Mô biểu bì.                

B. Mô liên kết.

C. Mô thần kinh.

D. Mô dẫn.

 

D. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

 

Câu 1. Cơ quan sau thuộc hệ cơ quan nào ở người?

 

A. Hệ tuần hoàn.

B. Hệ hô hấp.

C. Hệ bài tiết.

D. Hệ nội tiết.

 

Câu 2. Ở người, nếu mũi và miệng bị tổn thương, không thể hít thở thì cơ quan nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp?

A. Tim.              

B. Phổi.              

C. Gan.           

D. Thực quản.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay