Trắc nghiệm bài 29: Virus

Sinh học 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 29: Virus. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 29: Virus

A. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1.  Vật chất di truyền của một virus là?

A. ARN và AND.

B. ARN và gai glycoprotein.

C. ADN hoặc gai glycoprotein.

D. ADN hoặc ARN.

 

Câu 2. Quan sát hình dưới đây và xác định cấu tạo của virus bằng cách lựa chọn đáp án đúng.

A. (1) Vỏ ngoài, (2) Vỏ protein, (3) Phần lõi.

B. (1) Vỏ protein, (2) Vỏ ngoài, (3) Phần lõi.

C. (1) Phần lõi, (2) Vỏ protein, (3) Vỏ ngoài.

D. (1) Vỏ ngoài, (2) Phần lõi, (3) Vỏ protein.

 

Câu 3. Virus có các hình dạng chính nào sau đây?

A. Dạng xoắn, dạng cầu, dạng que.

B. Dạng xoắn, dạng khối, dạng hỗn hợp.

C. Dạng khối, dạng que, dạng hỗn hợp.

D. Dạng cầu, dạng xoắn, dạng que.

 

Câu 4. Hình dạng nào không đặc trưng ở virus?

A. Dạng hình cầu.

B. Dạng xoắn.

C. Dạng hình khối.

D. Dạng hỗn hợp.

 

Câu 5. Đâu là đặc điểm chính của virus?

A. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh nội bào bắt buộc.                 

B. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh ngoại bào bắt buộc.                 

C. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng không sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh nội bào bắt buộc.                 

D. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng không sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh ngoại bào bắt buộc.                 

 

Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây nói về virus là sai?

A. Chỉ nhân lên khi sống ngoài môi trường.

B. Không có cấu tạo tế bào.

C. Cấu tạo đơn giản.

D. Hầu hết quan sát dưới kính hiển vi điện tử.

 

Câu 7. Virus được cấu tạo từ bao nhiêu thành phần cơ bản?

A. 5 thành phần.

B. 4 thành phần.

C. 3 thành phần.

D. 2 thành phần.

 

Câu 8. Đâu là ứng dụng của virus trong đời sống và sản xuất?

A. Sử dụng để sản xuất vaccine.

B. Sản xuất các chế phẩm sinh học có giá trị như hormone, protein.               

C. Sản xuất thuốc trừ sâu không gấy hại cho môi trường, con người và các sinh vật khác.         

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 9. Virus nào dưới đây kí sinh trên vi khuẩn?

A. Virus cúm.

B. Thực khuẩn thể.

C. Virus viêm gan.

D. Virus dại.

 

Câu 10. Bệnh do virus gây ra có thể lây nhiễm qua đường nào?

A. Tiếp xúc trực tiếp: ho, hắt hơi,...

B. Truyền từ mẹ sang con.

C. Dùng chung kim tiêm hoặc truyền máu.

D. Tất cả các phưng án trên.

 

B. THÔNG HIỂU (11 câu)

 

Câu 1. Virus đầu tiên được phát hiện từ cây gì?

A. Cây đậu.

B. Cây xương rồng.

C. Cây thuốc lá.

D. Cây dâu tằm.

 

Câu 2. Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra?

A. Viêm gan B, AIDS, sởi.

B. Tả, sởi, viêm gan A.

C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B.

D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da.

 

Câu 3. Tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm?

A. Virus nhân lên nhanh chóng theo thời gian.

B. Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm.

C. Vaccine được cơ thể hấp thụ sau một năm.

D. Vaccine càng ngày càng mạnh hơn theo thời gian.

 

Câu 4. Trong các bệnh sau đây, bệnh nào do virus gây nên?

A. Bệnh kiết lị.                 

B. Bệnh tả.

C. Bệnh vàng da.             

D. Bệnh dại.

 

Câu 5. Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng:

A. Có kích thước hiển vi.

B. Có cấu tạo tế bào nhân sơ.

C. Chưa có cấu tạo tế bào.

D. Có hình dạng không cố định.

 

Câu 6. Hiện nay, trên thế giới đã phát hiện được khoảng:

A. 3000 loại virus.

B. 4000 loại virus.

C. 5000 loại virus.

D. 6000 loại virus.

 

Câu 7. Virus corona có hình gì?

A. Hình que.                 

B. Hình xoắn.

C. Hình hỗn hợp.             

D. Hình khối.

 

Câu 8. Virus nào sau đây có dạng xoắn?

A. Virus cúm.

B. Virus khảm thuốc lá.

C. Virus viêm kết mạc.

D. Virus phage.

 

Câu 9. Lớp vỏ ngoài của virus có tác dụng gì?

A. Bảo vệ virus khỏi tác nhân bên ngoài.                 

B. Giúp virus bám vào vật chủ dễ dàng.

C. Tạo hình cho virus.             

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 10. Đại dịch Ebola xảy ra vào năm 2014 ở đâu?

A. Tây Phi.

B. Nam Phi.

C. Ấn Độ.

D. Tây Thái Bình Dương.

 

Câu 11. Ở thực vật, virus lây lan qua đường nào?

A. Tiếp xúc với lá bị nhiễm virus.

B. Lây qua rễ cây bên cạnh.

C. Lây qua đường động vật trung gian.

D. Tất cả các phương án trên.

 

C. VẬN DỤNG (2 câu)

 

Câu 1. Biện pháp nào hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus là?

A. Có chế độ dinh dưỡng tốt, bảo vệ môi trường sinh thái cân bằng và trong sạch.

B. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tập thể dục, sinh hoạt điều độ.

C. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

D. Sử dụng vaccine vào thời điểm phù hợp.

 

Câu 2. Vaccine được tạo ra từ chính những mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virus) đã chết hoặc làm suy yếu, có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh lây nhiễm. Để đạt hiệu quả phòng bệnh cao, thời điểm tiêm vaccine thích hợp nhất là khi nào?

A. Khi cơ thể có dấu hiệu bị bệnh.

B. Khi cơ thể khỏe mạnh.

C. Trước khi bị bệnh và cơ thể đang khỏe mạnh.

D. Sau khi khỏi bệnh.

 

D. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

 

Câu 1. Tại sao virus phải kí sinh bắt buộc?

A. Vì virus có kích thước hiển vi.              

B. Vì khi ra ngoài tế bào, virus sẽ trở thành vật không sống.              

C. Vì virus có cấu tạo tế bào nhân sơ.           

D. Vì khi ra ngoài tế bào, chất dinh dưỡng ít hơn.

 

Câu 2. Đâu là dấu hiệu của bệnh thuỷ đậu?

A. Nổi những nốt tròn nhỏ khắp người, sau 1-2 ngày sẽ phát triển thành những mụn nước, bóng nước.

B. Sốt nhẹ, đàu đầu, đau cơ.

C. Ngứa khắp người.

D. Tất cả các phương án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay