Trắc nghiệm bài 34: Thực vật

Sinh học 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 34: Thực vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 34: Thực vật

A. NHẬN BIẾT (16 câu)

Câu 1.  Thực vật được chia thành các ngành nào?

A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín.                       

B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.

C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.                 

D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.

 

Câu 2. Trong các nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?

A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu. 

B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.

C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.

D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.

 

Câu 3. Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?

A. Nấm hương.                

B. Nấm mỡ.           

C. Nấm men.                   

D. Nấm linh chi.

 

Câu 4. Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?

A. Mặt dưới của lá.                    

B. Mặt trên của lá.

C. Thân cây.                             

D. Rễ cây.

 

Câu 5. Bộ phận nào dưới đây chỉ xuất hiện ở ngành Hạt trần mà không xuất hiện ở các ngành khác?

A. Quả.                  

B. Rễ.                  

C. Hoa.                

D. Noãn.

 

Câu 6.  Ngành thực vật nào sau đây có mạch, có rễ thật và sinh sản bằng bào tử?

A. Rêu.        

B. Dương xỉ.          

C. Hạt trần.            

D. Hạt kín.

 

Câu 7. Tính đa dạng của thực vật được biểu hiện ở điều nào sau đây?

A. Số lượng loài.

B. Số lượng cá thể trong mỗi loài.

C. Môi trường sống của mỗi loài.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 8. Ở Việt Nam đã phát hiện bao nhiêu loài thực vật?

A. Khoảng 12.000 loài.

B. Khoảng 13.000 loài.

C. Khoảng 14.000 loài.

D. Khoảng 15.000 loài.

 

Câu 9. Nhận định nào sau đây là đúng về môi trường sống của thực vật?

A. Chỉ sống trên cạn.

B. Chỉ sống dưới nước.

C. Đa dạng, ở khắp nơi trên Trái Đất.

D. Chỉ sống ở vùng Nhiệt đới.

 

Câu 10. Thực vật có mạch được chia thành mấy nhóm chính?

A. 2 nhóm.

B. 3 nhóm.               

C. 4 nhóm.         

D. 5 nhóm.

 

Câu 11. Rêu là nhóm thực vật:

A. Bậc thấp, sống trên cạn đầu tiên, không có mạch dẫn.

B. Bậc thấp, sống trên cạn đầu tiên, không có mạch dẫn.

C. Bậc cao, sống trên cạn đầu tiên, có mạch dẫn.

D. Bậc cao, sống trên cạn đầu tiên, không có mạch dẫn.

 

Câu 12. Rêu sinh sản bằng:

A. Hạt.             

B. Hạt phấn.                 

C. Bào tử.                 

D. Noãn.

 

Câu 13. Dương sỉ là nhóm thực vật:

A. Có mạch, không hạt.

B. Có mạch, có hạt.

C. Không mạch, không hạt.

D. Không mạch, có hạt.

 

Câu 14. Dựa vào đặc điểm cấu tạo, người ta chia nấm thành mấy nhóm?

A. 2 nhóm.             

B. 3 nhóm.                 

C. 4 nhóm.                 

D. 5 nhóm.

 

Câu 15. Đặc điểm của thực vật hạt trần là:

A. Thân gỗ, có mạch dẫn trong thân.

B. Chưa có hoa và quả.

C. Cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm lộ trên noãn, xếp liền thành nón.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 16. Đặc điểm nào sai khi nói về nhóm Hạt Kín?

A. Mọc khắp nơi trên trái đất.

B. Cơ quan sinh sản gồm nón cái và nón đực.

C. Nhiều cây hạt kín có kích thước khổng lồ.

D. Hạt được bao trong quả.

 

B. THÔNG HIỂU (9 câu)

 

Câu 1. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:

A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2.

B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2.

C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2.

D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2.

 

Câu 2. Trong các thực vật sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín?

A. Cây bưởi.          

B. Cây vạn tuế.                

C. Rêu tản.            

D. Cây thông.

 

Câu 3. Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?

A. Vì chúng có hệ mạch.                     

B. Vì chúng có hạt nằm trong quả.

C. Vì chúng sống trên cạn.                  

D. Vì chúng có rễ thật.

 

Câu 4. Thực vật có vai trò gì đối với động vật?

A. Cung cấp thức ăn.                 

B. Ngăn biến đổi khí hậu.

C. Giữ đất, giữ nước                 

D. Cung cấp thức ăn, nơi ở.

 

Câu 5. Đặc điểm nào không được dùng để phân loại các nhóm Thực vật?

A. Có mạch dẫn hoặc không có mạch dẫn.

B. Có hạt hoặc không có hạt.

C. Có rễ hoặc không có rễ.

D. Có hoa hoặc không có hoa.

 

Câu 6. Đặc điểm nào sau đây giúp phân biệt hạt trần và hạt kín?

A. Vị trí hạt.                 

B. Đặc điểm môi trường sống.

C. Có mạch dẫn hay không.             

D. Đặc điểm tế bào.

 

Câu 7. Thực vật ở cạn đầu tiên là:

A. Tảo đa bào nguyên thuỷ.

B. Quyết cổ đại.

C. Quyết trần.

D. Dương xỉ cổ.

 

Câu 8. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở thực vật hạt kín mà không có ở các nhóm thực vật khác?

A. Sinh sản bằng hạt.

B. Có hoa và quả.

C. Thân có mạch dẫn.

D. Sống chủ yếu ở cạn.

 

Câu 9. Cây có hoa còn được gọi là cây hạt kín vì:

A. Hạt được giấu kín trong quả.

B. Hạt có bộ phận bảo vệ (vỏ hạt).

C. Quả không tự mở nên không phát tán được hạt ra ngoài.

D. Tất cả các phương án trên.

 

C. VẬN DỤNG (2 câu)

 

Câu 1. Tại sao thực vật ở vùng Nhiệt đới lại đa dạng và phong phú nhất?

A. Khí hậu ôn hoà, thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài thực vật.

B. Có nhiều loại môi trường sống.

C. Biên độ nhiệt ngày đêm không lớn.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 2. Đâu không phải là cơ chế giúp thực vật có thể hạn chế xói mòn?

A. Tán cây giúp cản dòng nước mưa dội trực tiếp vào bề mặt đất.

B. Cành và thân cây giúp nước mưa chảy xuống lớp thảm mục, ngấm vào lòng đất và hoà cùng mạch nước ngầm.

C. Tạo chất dinh dưỡng, phù sa bồi đắp cho đất ven bờ biển.

D. Rễ cây giúp giữ đất không bị rửa trôi trước sức chảy của dòng nước.

 

D. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

 

Câu 1. Tại sao thực vật hạt kín lại là loài tiến hoá hơn cả?

A. Có cơ quan sinh sản, sinh dưỡng cấu tạo phức tạp, đa dạng.

B. Có nhiều cây to, sống lâu năm.

C. Có vai trò quan trọng với đời sống con người.

D. Cung cấp môi trường sống cho các loài động vật.

 

Câu 2. Ở các vùng ven biển, mức độ sóng đánh vào bờ sẽ ảnh hưởng đến mức độ xói mòn của đất. Sóng đánh càng mạnh thì mức độ xói mòn càng cao. Thực hiện đánh giá mức độ sóng đánh ở hai vùng A và B thu được kết quả như hình:

Dựa vào hình, hãy dự đoán mức độ xói mòn của đất ở hai cùng A và B.

A. Đất ở vùng A có mức độ xói mòn cao hơn.                 

B. Đất ở vùng B có mức độ xói mòn cao hơn.

C. Cả hai vùng có mức độ xói mòn như nhau.             

D. Không có đáp án nào đúng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay