Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 1:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Theo Hiến pháp Việt Nam, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là gì?
A. Công dân có quyền tự do làm bất cứ điều gì mình muốn
B. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo đúng pháp luật
C. Công dân không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
D. Mọi công dân đều có quyền xâm phạm thân thể người khác trong trường hợp khẩn cấp

Câu 2: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
A. Công an vào nhà kiểm tra khi có lệnh khám xét hợp pháp
B. Hàng xóm tự ý vào nhà người khác mà không được phép
C. Người thuê nhà dọn ra khi hết hợp đồng thuê
D. Chủ nhà sửa chữa nhà khi được sự đồng ý của gia đình

Câu 3: Khi bị xâm phạm quyền bí mật thư tín, công dân có thể khiếu nại đến đâu?
A. Gia đình, bạn bè
B. Cơ quan công an, tòa án
C. Mạng xã hội
D. Hàng xóm

Câu 4: Hành vi nào sau đây thể hiện quyền tự do ngôn luận đúng pháp luật?
A. Xúc phạm người khác trên mạng xã hội
B. Đưa ra ý kiến cá nhân về chính sách nhà nước một cách có cơ sở và tôn trọng pháp luật
C. Kích động bạo lực qua các bài đăng trực tuyến
D. Tung tin đồn thất thiệt gây hoang mang dư luận

Câu 5: Một người bị ép buộc theo tôn giáo trái với ý muốn của mình thì có thể làm gì?
A. Chấp nhận vì không có cách nào khác
B. Khiếu nại lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để được bảo vệ
C. Tự ý phá hoại các cơ sở tôn giáo để phản đối
D. Phớt lờ và không thực hiện quyền của mình

Câu 6: Quyền công dân được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự được Nhà nước ta quy định như thế nào? 

  1. Mọi công dân đều có quyền được sống 

  2. Khi phát hiện ra bệnh tật, tai nạn công dân hãy đến các cơ sở chăm sóc y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị 

  3. Mọi việc thực hiện cắt bỏ, hiến tặng mô trên cơ thể của người khác phải được thực hiện bởi đội ngũ có chuyên môn và phải được sự cho phép của chủ thể đó 

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

Câu 7: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là vi phạm quyền? 

A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe 

B. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân 

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân 

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân 

Câu 8: Hành vi tung tin đồn xấu làm ảnh hưởng đến uy tín của người khác là vi phạm quyền gì?

  1. Bình đẳng 

  2. Bí mật cá nhân 

  3. Bất khả xâm phạm về thân thể 

D. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm 

Câu 9: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người dân tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được sự đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép là nói đến quyền nào của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể 

B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở 

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe 

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm 

Câu 10: Người nào tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác có thể bị phạt theo hình thức nào?   

  1. Phạt cảnh cáo 

  2. Cải tạo không giam giữ 

  3. Phạt tù 

D. Cả 3 đáp án đều đúng 

Câu 11: Chỉ được khám xét nhà của người khác khi nào?

A. Khi có quyết định của Tòa án hoặc người phê chuẩn của Viện Kiểm sát 

B. Khi nghi ngờ có hành vi phạm lỗi 

C. Khi có công văn của Tòa án 

D. Khi có công văn của Viện Kiểm sát 

Câu 12: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được nêu tại Điều nào, Hiến pháp năm nào? 

A. Điều 21, Hiến pháp năm 2013

B. Điều 22, Hiến pháp năm 2013

C. Điều 23, Hiến pháp năm 2013

D. Điều 24, Hiến pháp năm 2013 

Câu 13: Điền vào chỗ trống sau đây “Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có nghĩa là không ai được ……hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại”?

A. Chiếm đoạt 

B. Đánh cắp 

C. Cướp giật 

D. Cầm lấy 

Câu 14: Quyền được đảm bảo an toàn về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền nào?

  1. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể 

  2. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm 

  3. Quyền dân chủ 

D. Quyền tự do cơ bản

Câu 15: Quyền tự do báo chí của công dân được thể hiện như thế nào?

  1. Cung cấp thông tin cho báo chí 

  2. Phản hồi thông tin trên báo chí 

  3. Tiếp cận thông tin báo chí 

D. Tất cả đều đúng 

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1. Cho các thông tin sau:

“Tại một khu chợ, chị Mai phát hiện túi xách của mình bị mất và nghi ngờ anh Hùng - một người lạ mặt đang đứng gần đó - là người lấy trộm. Không kiểm chứng thông tin, chị Mai đã nhờ một vài người bán hàng trong chợ giữ anh Hùng lại, khóa cửa chợ và gọi anh là "kẻ trộm" trước mặt mọi người. Anh Hùng cố gắng giải thích rằng mình không liên quan, nhưng không được chị Mai và những người xung quanh lắng nghe.”

a) Việc bắt giữ người phải được thực hiện đúng quy định pháp luật và chỉ khi có căn cứ hợp lý, chẳng hạn như bắt người phạm tội quả tang.

b) Việc chị Mai tự ý giữ anh Hùng và kết tội mà không có bằng chứng cụ thể là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

c) Chị Mai có quyền giữ anh Hùng lại để làm rõ sự việc vì nghi ngờ của chị là đủ căn cứ pháp lý.

d) Bất kỳ cá nhân nào cũng có thể tự ý bắt giữ người khác trong trường hợp nghi ngờ, không cần thông qua cơ quan chức năng.

Câu 2. Cho các thông tin sau:

“Chị Mai là một nhân viên văn phòng tại một công ty quảng cáo. Gần đây, chị phát hiện ra rằng điện thoại của mình đã bị anh Minh – một đồng nghiệp trong công ty kiểm tra lén trong khi chị vắng mặt tại văn phòng. Trong một cuộc gọi quan trọng, anh Minh đã nghe trộm các thông tin cá nhân và công việc của chị mà không có sự cho phép. Chị Lan cảm thấy rất bức xúc vì hành động này không chỉ xâm phạm quyền riêng tư của mình mà còn có thể ảnh hưởng đến công việc của chị. Sau khi xác nhận sự việc, chị Lan đã quyết định trình báo với phòng nhân sự và yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp.”

a) Chị Lan không có quyền báo cáo sự vi phạm của anh Minh với cơ quan chức năng vì đây chỉ là vấn đề cá nhân giữa đồng nghiệp trong công ty. 

b) Chị Lan có quyền yêu cầu bảo vệ bí mật cuộc gọi và thư tín cá nhân, không ai có quyền xâm phạm mà không có sự đồng ý của chị. 

c) Anh Minh sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý, có thể bị xử lý kỷ luật, bị phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm. 

d) Chỉ khi có thiệt hại vật chất lớn, anh Minh mới phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 3. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay