Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2

Đề số 02

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện bình đẳng giới trong lao động?

A. Doanh nghiệp tuyển dụng nam nhiều hơn nữ.

B. Nam giới được ưu tiên giữ các vị trí quản lý.

C. Nam và nữ có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau.

D. Phụ nữ chỉ làm công việc nội trợ, nam giới làm việc ngoài xã hội.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không đúng với quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam?

A. Các dân tộc đều có quyền bình đẳng trước pháp luật.

B. Các dân tộc thiểu số không được giữ chức vụ lãnh đạo.

C. Nhà nước có chính sách hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số.

D. Các dân tộc có quyền giữ gìn bản sắc văn hóa riêng.

Câu 3: Một công ty yêu cầu nhân viên phải theo một tôn giáo nhất định mới được thăng chức. Điều này vi phạm quyền nào của công dân?

A. Quyền tự do kinh doanh.

B. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

C. Quyền tự do cá nhân.

D. Quyền bình đẳng trong giáo dục.

Câu 4: Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc bầu cử ở Việt Nam?

A. Phổ thông.

B. Bình đẳng.

C. Công khai danh tính người bỏ phiếu.

D. Trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Câu 5: Một ứng cử viên dùng tiền để mua chuộc cử tri. Hành động này vi phạm nguyên tắc nào?

A. Bỏ phiếu kín.

B. Tự do, dân chủ.

C. Phổ thông, bình đẳng.

D. Công khai.

Câu 6: Mọi trẻ em đều được phép đến trường khi đến tuổi thể hiện sự bình đẳng về mặt nào trong các chính sách bình đẳng giới?

A. Bình đẳng trong quyền lợi 

B. Bình đẳng trong việc phân chia công việc 

C. Bình đẳng trong giáo dục, đào tạo 

D. Bình đẳng về tông giáo, tín ngưỡng 

Câu 7: Theo em, việc đảm bảo được nam và nữ đều nhận được cơ hội, tiếng nói trong xã hội mang lại lợi ích gì cho xã hội?

A. Làm cho xã hội đình trệ, đi xuống, không phát triển được 

B. Tạo điều kiện cho xã hội phát triển vượt bậc 

C. Giúp cho xã hội ngày một văn minh hơn

D. Cả đáp án B và C đều đúng 

Câu 8: Trong một lần tham gia phỏng vấn chị V vô tình nghe được bộ phận nhân sự của công ty nói chuyện với nhau về việc công ty chỉ tuyển nhân viên nam, còn nhân viên nữ hầu như không có cơ hội vào làm tại công ty. Theo em, cách suy nghĩ này của công ty đã vi phạm vào quyền lợi nào của công dân? 

A. Quyền bình đẳng giới trong hôn nhân 

B. Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm 

C. Quyền bình đẳng giới trong học tập, giáo dục 

D. Quyền bình đẳng giới trong sự tiếp cận với các thông tin 

Câu 9: Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, là nội dung của bình đẳng?

A. Giữa các tôn giáo 

B. Giữa các tín ngưỡng 

C. Giữa các chức sắc tộc 

D. Giữa các tín đồ 

Câu 10: Vì sao cần tạo ra sự bình đẳng giữa các dân tộc trong một Quốc gia?

A. Để tạo dựng được hình tượng tốt đẹp về một Quốc gia dân tộc 

B. Để tạo điều kiện cho mỗi dân tộc đều có cơ hội phát triển, phát huy được các điểm tích cực, những yếu tố đạo đức, văn hóa tốt đẹp 

C. Để các vùng miền đều có được sự hỗ trợ để phát triển về kinh tế 

D. Để các dân tộc đều có tiếng nói chung trong các sự kiện mang tính Quốc gia đất nước 

Câu 11: “Hình thức dân chủ với những quy chế, thể chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng Nhà nước” là hình thức gì?

A. Hình thức dân chủ trực tiếp 

B. Hình thức dân chủ gián tiếp 

C. Hình thức dân chủ tập trung 

D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa 

Câu 12: Việc làm nào sau đây được coi là tích cực tham gia quản lí nhà nước và xã hội như? 

A. Tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật đã ban hành 

B. Chấp hành tốt các quy định của tổ dân phố 

C. Tham gia các hoạt động nhằm giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương 

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

Câu 13: Khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp mới, anh B đã mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về các điểm chưa hài lòng. Theo em, việc làm của anh B đã thực hiện tốt quyền tham gia vào quản lí nhà nước, xã hội của công dân hay chưa?

A. Việc làm của anh B chỉ khiến các cơ quan chức năng có các thành kiến về anh 

B. Việc làm của anh B là không cần thiết vì trong tổ chức bộ máy Nhà nước có rất nhiều chuyên gia không cần thiết đến anh phải tham gia góp ý

C. Anh B đã thực hiện tất tốt quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia vào quản lí xã hội, nhà nước 

D. Tất cả các đáp án đều đúng 

Câu 14: Người thực hiện các hành vi làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ bầu cử của công dân sẽ bị truy cứu như thế nào?   

A. Bị truy cứu theo khung hình phạt cao nhất của Quốc hội 

B. Bị kỉ luật 

C. Có thể bị kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

Câu 15: Theo em, mỗi cử tri có quyền bỏ bao nhiêu phiếu bầu tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân? 

A. Mỗi cử tri chỉ được phép bỏ một phiếu bầu tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân 

B. Mỗi cử tri được phép bỏ một phiếu tại Quốc hội và một phiếu tại Hội đồng nhân dân các cấp 

C. Mỗi cử tri được bỏ không giới hạn số phiếu 

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay