Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 2:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Theo pháp luật Việt Nam, công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nghĩa là gì?
A. Tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào
B. Bắt buộc phải theo một tôn giáo nhất định
C. Không được phép thay đổi tôn giáo
D. Chỉ được theo các tôn giáo do Nhà nước công nhận
Câu 2: Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe?
A. Người dân tự vệ khi bị tấn công bất hợp pháp
B. Cơ quan công an bắt người theo quyết định của tòa án
C. Học sinh giúp đỡ nhau khi gặp tai nạn
D. Một người bị hành hung trên đường phố mà không ai can thiệp
Câu 3: Một người có quyền yêu cầu cơ quan nào bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi bị xâm phạm?
A. Trường học
B. Cơ quan công an hoặc tòa án
C. Bạn bè, người thân
D. Hàng xóm
Câu 4: Hành động nào thể hiện sự tôn trọng quyền bí mật thư tín của người khác?
A. Tự ý mở thư của bạn cùng lớp
B. Đọc tin nhắn điện thoại của người khác mà không có sự đồng ý
C. Không xem thư từ của người khác khi chưa được phép
D. Nghe lén cuộc gọi của đồng nghiệp
Câu 5: Khi phát hiện tin tức giả mạo gây ảnh hưởng đến xã hội, công dân nên làm gì?
A. Tiếp tục chia sẻ để nhiều người biết đến
B. Báo cáo với cơ quan chức năng và cảnh báo người khác
C. Làm ngơ vì không liên quan đến mình
D. Thêm thắt thông tin để làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn
Câu 6: Các cơ quan có chức trách nên làm gì nếu nhận được các thông báo về hành động làm tổn thương đến tính mạng, danh dự của công dân trình báo tới?
A. Suy xét tình hình vấn đề để xem có cần thiết phải đi giải quyết hay không
B. Thực hiện các biện pháp xác nhận tình hình và triển khai hỗ trợ nạn nhân kịp thời
C. Để cho các nhà chức trách khác giúp đỡ công dân
D. Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 7: Nếu em chứng kiến một tình huống bạo loạn xảy ra tại khu dân cư nơi mình đang sinh sống, em sẽ làm như thế nào?
A. Chạy đi chỗ khác vì có thể việc bạo loạn có thể ảnh hưởng đến mình
B. Nhanh chóng tìm kiếm sự hỗ trợ để giúp găn chặn các hành vi bạo loạn
C. Rủ bạn bè đến xem
D. Không quan tâm đến các hành vi bạo loạn
Câu 8: Công an được bắt giữ người trong trường hợp nào dưới đây thì không xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Hai nhà hàng xóm cãi nhau
Học sinh gây gổ đánh nhau trong sân trường
Chị B tung tin đồn, nói xấu người khác
D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy
Câu 9: Người nào tự khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
A. Từ 3 tháng đến 1 năm
B. Từ 2 tháng đến 1 năm
C. Từ 5 tháng đến 2 năm
D. Từ 7 tháng đến 2 năm
Câu 9: Hành vi đuổi người khác ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ được cho là vi phạm về quyền gì?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
C. Quyền tự do ngôn luận
D. Quyền bình đẳng
Câu 11: Việc lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để tự ý khám xét chỗ ở của người khác thì sẽ bị phạt như thế nào?
A. Bị phạt hành chính
B. Bị phạt tù từ 1 đến 5 năm
C. Bị phạt tù không giam giữ từ 1 đến 5 năm
D. Bị phạt hành chính từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng
Câu 12: Xâm phạm và đọc trộm mail của người khác là?
A. Vi phạm pháp luật
B. Không vi phạm pháp luật
C. Là vợ chồng nên xem được
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 13: Được xem thư tín, điện thoại, điện tín của người khác khi nào?
Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Người đó cho phép đọc
Đọc giúp người khiếm thị
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 14: Khi phát hiện bạn cùng bàn đọc trộm cuốn nhật kí cá nhân của mình em sẽ làm gì?
A. Quát lớn thật to cho cả lớp biết về hành động xấu của bạn
B. Nói nhỏ với bạn lần sau không nên làm như vậy vì việc làm đó xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân của người khác
C. Nói với cô giáo để cô xử lí
D. Không chơi với bạn nữa
Câu 15: Trách nhiệm của học sinh là gì trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin?
Gương mẫu chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước đã đề ra
Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật
Tích cực tham gia tuyên truyền vận động mọi người thực hiện theo các đường lối chính sách của Đảng
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1. Cho các thông tin sau:
“Gia đình anh Nam sống trong một căn nhà tại khu phố X. Một ngày, anh Nam bất ngờ thấy một nhóm người lạ mặt xông vào nhà anh mà không xin phép. Họ tự ý lục lọi đồ đạc, nói rằng đang tìm kiếm tài sản nghi ngờ là tang vật của một vụ án. Tuy nhiên, nhóm người này không xuất trình bất kỳ giấy tờ hay lệnh khám xét nào từ cơ quan có thẩm quyền. Anh Nam đã yêu cầu họ rời đi ngay lập tức, đồng thời trình báo sự việc với công an khu vực để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của gia đình mình.”
a) Anh Nam có quyền yêu cầu những người xâm nhập trái phép rời khỏi chỗ ở và trình báo cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi của mình.
b) Anh Nam không được từ chối cho nhóm người vào nhà nếu họ tuyên bố rằng đang làm nhiệm vụ điều tra.
c) Nhóm người lạ mặt có quyền khám xét chỗ ở của anh Nam mà không cần lệnh nếu nghi ngờ tài sản liên quan đến vụ án.
d) Việc khám xét chỗ ở của gia đình anh Nam chỉ hợp pháp khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 2. Cho các thông tin sau:
“Chị Lan là một nhà báo tự do, thường xuyên viết bài về các vấn đề xã hội. Gần đây, chị đã thực hiện một loạt bài điều tra về tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái tại một số chợ truyền thống. Trong quá trình tác nghiệp, chị đã chụp ảnh, ghi hình và phỏng vấn nhiều tiểu thương. Trước khi đăng bài, chị đã xác minh kỹ lưỡng các nguồn thông tin và có đầy đủ bằng chứng. Các bài viết của chị đã góp phần giúp cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra và xử lý các vi phạm.Sau khi bài báo được đăng tải trên một tờ báo điện tử uy tín, nhiều tiểu thương không hài lòng và tìm cách ngăn cản chị tác nghiệp. Một số người còn đe dọa kiện chị vì cho rằng bài viết làm ảnh hưởng đến việc buôn bán của họ.”
a) Chị Lan đã thực hiện đúng quyền tự do báo chí khi điều tra và đưa tin về vấn đề buôn bán hàng giả, hàng nhái với thông tin được xác minh kỹ lưỡng và có bằng chứng cụ thể.
b) Chị Lan không được phép chụp ảnh, ghi hình tại khu vực chợ khi chưa được sự đồng ý của tất cả tiểu thương.
c) Việc bài báo góp phần thúc đẩy cơ quan chức năng vào cuộc xử lý vi phạm là thể hiện vai trò tích cực của quyền tự do báo chí trong việc phát hiện và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
d) Các tiểu thương có quyền ngăn cản nhà báo tác nghiệp vì cho rằng việc đưa tin ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của họ.
Câu 3. ............................................
............................................
............................................