Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 5:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Quyền tự do ngôn luận của công dân được thực hiện bằng cách nào?
A. Tự do phát biểu mọi ý kiến mà không bị giới hạn
B. Phát biểu ý kiến trong khuôn khổ pháp luật, không vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
C. Đưa ra thông tin sai sự thật để thu hút sự chú ý
D. Chỉ được phát biểu khi có sự cho phép của cơ quan chức năng
Câu 2: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
A. Người dân tham gia các nghi lễ tôn giáo theo sở thích
B. Ngăn cản người khác thực hiện nghi lễ tôn giáo của họ
C. Tổ chức hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật
D. Tự do lựa chọn tín ngưỡng phù hợp với bản thân
Câu 3: Hành vi nào sau đây xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác?
A. Đưa ra lời phê bình mang tính xây dựng
B. Phát tán hình ảnh cá nhân của người khác khi chưa được đồng ý
C. Khen ngợi người khác trước tập thể
D. Giúp đỡ người bị tai nạn giao thông
Câu 4: Trong trường hợp nào, cơ quan chức năng có quyền khám xét chỗ ở của công dân mà không cần lệnh khám xét?
A. Khi phát hiện có dấu hiệu phạm tội quả tang
B. Khi hàng xóm báo cáo có người vi phạm
C. Khi chủ nhà từ chối cho khám xét
D. Khi chủ nhà không có mặt
Câu 5: Khi phát hiện thông tin cá nhân bị tiết lộ bất hợp pháp, công dân cần làm gì?
A. Yêu cầu người vi phạm dừng hành vi ngay lập tức
B. Phớt lờ vì không quan trọng
C. Công khai thông tin cá nhân của người vi phạm để trả đũa
D. Tự ý truy cập thông tin cá nhân của người khác
Câu 6: Những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có thể gây ra các tổn hại như thế nào?
A. Gây tổn hại về tinh thần, tính mạng, sức khỏe của công dân
B. Tạo điều kiện cho các cá nhân phát triển được các khả năng của bản thân mình
C. Hỗ trợ công dân có điều kiện để vươn lên trong cuộc sống
D. Tạo ra sự bình đẳng, công bằng trong xã hội
Câu 7: Khi phát hiện ra người bị tai nạn, gặp các tình huống nguy hiểm về tính mạng mỗi chúng ta nên xử lí như thế nào?
A. Mặc kệ người bệnh
B. Gọi cứu thương, tìm người cùng đưa bệnh nhân đến các cơ ở y tế gần nhất
C. Tìm cách gọi cho người nhà bệnh nhân để đưa đi viện
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 8: Khi bịa đặt các tính huống xấu về người khác gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng
B. Phạt tù giam giữ 2 năm
C. Phạt tiền từ 10.000.000 đến 50.000.000 đồng hoặc tù không giam giữ đến 2 năm hoặc tù từ 3 tháng đến 1 năm
D. Bị phạt tiền 10.000.000 đồng
Câu 9: Hành vi nào không vi phạm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Tự ý xông vào nhà của người khác
B. Xông vào nhà hàng xóm vì nghi ngờ đồ vật mất cắp của mình ở trong đó
C. Bắt đối tượng truy lã đang lẩn trốn tại đó
D. Công an xã tự ý khám xét nhà của người dân
Câu 10: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là gì?
A. Bảo vệ chỗ ở của công dân
B. Ngăn chặn các hành vi tự ý khám xét nhà
C. Tôn trọng chỗ ở của người khác
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 11: A là bạn thân của B, do thích đọc truyện conan nên B hay sang nhà A mượn, có lần nhà A không có ai ở nhà, B tự ý mở cửa lên phòng của A trả cuốn truyện cũ và lấy cuốn truyện mới về đọc. Hành động của đó vi phạm về quyền nào sau đây?
A. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe và tính mạng
D. Quyền được bảo hộ về danh dự và nhân phẩm
Câu 12: Hành vi đọc trộm các thông tin về đời tư cá nhân của người khác gây ra các hậu quả gì?
A. Xâm phạm đến đời tư cá nhân của người khác
B. Gây ảnh hưởng đến danh dự của người khác
C. Làm lộ các thông tin quan trọng cần bảo mật
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 13: Ý kiến nào sau đây đúng?
A. Xem trộm thư mà không làm rách, không chiếm đoạt nội dung thư thì không được coi là vi phạm về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện tín
B. Thực hiện tốt quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân để góp phần duy trì trật tự xã hội
C. Học sinh còn nhỏ tuổi nên không có quyền được đảm bảo về thư tín, điện thoại, điện tín
D. Trong trường hợp nhặt được thư không biết là của ai thì được phép xem thư
Câu 14: Thấy K đã ra ngoài nhưng chưa tắt máy tính, T là nhân viên cùng phòng thấy vậy đã tự ý vào trang cá nhân của K và đọc trộm các đoạn tin nhắn của K và mọi người. T dã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được bảo hộ về tài sản riêng
B. Quyền được bảo hộ về nơi làm việc
C. Quyền được bảo hộ về thông tin cá nhân
D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín
Câu 14: Vai trò của luật An ninh mạng với quyền tự do ngôn luận của công dân là gì?
A. Cụ thể hóa quy định sử dụng không gian mạng
B. Cấm công dân sử dụng các dịch vụ mạng xã hội
C. Ngăn cản quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ quan điểm của công dân
D. Cấm công dân tham gia hoạt động trên không gian mạng hoặc truy cập, sử dụng thông tin trên không gian mạng
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1. Cho các thông tin sau:
“Gia đình anh Minh theo đạo Phật, trong khi vợ anh là chị Hoa theo đạo Công giáo. Họ luôn tôn trọng tín ngưỡng của nhau và thường xuyên cùng nhau tham dự các lễ hội tại chùa và nhà thờ. Con gái 16 tuổi của họ, Mai, gần đây bày tỏ nguyện vọng muốn đi tu tại một ngôi chùa. Anh Minh ủng hộ quyết định của con, nhưng chị Hoa lại phản đối gay gắt và ngăn cấm, cho rằng con gái phải theo đạo của mẹ. Điều này dẫn đến nhiều tranh cãi trong gia đình. Một người hàng xóm biết chuyện đã khuyên họ nên để Mai tự do lựa chọn tín ngưỡng của mình, miễn là tuân thủ đúng quy định của pháp luật.”
a) Mai không được phép theo tôn giáo khác với tôn giáo của cha mẹ mình vì còn chưa đủ tuổi trưởng thành.
b) Mai có quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo của mình, nhưng vì còn chưa đủ 18 tuổi nên việc đi tu cần có sự đồng ý của cả cha và mẹ (người giám hộ).
c) Anh Minh và chị Hoa thể hiện đúng tinh thần tôn trọng tín ngưỡng của nhau khi cùng tham gia các lễ hội tôn giáo của cả hai bên.
d) Chị Hoa có quyền ép buộc con gái theo tôn giáo của mình vì là chị là người giám hộ của bé.
Câu 2. Cho các thông tin sau:
“Chị Lan là một nhà báo tự do, thường xuyên viết bài về các vấn đề xã hội. Gần đây, chị đã thực hiện một loạt bài điều tra về tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái tại một số chợ truyền thống. Trong quá trình tác nghiệp, chị đã chụp ảnh, ghi hình và phỏng vấn nhiều tiểu thương. Trước khi đăng bài, chị đã xác minh kỹ lưỡng các nguồn thông tin và có đầy đủ bằng chứng. Các bài viết của chị đã góp phần giúp cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra và xử lý các vi phạm.Sau khi bài báo được đăng tải trên một tờ báo điện tử uy tín, nhiều tiểu thương không hài lòng và tìm cách ngăn cản chị tác nghiệp. Một số người còn đe dọa kiện chị vì cho rằng bài viết làm ảnh hưởng đến việc buôn bán của họ.”
a) Chị Lan đã thực hiện đúng quyền tự do báo chí khi điều tra và đưa tin về vấn đề buôn bán hàng giả, hàng nhái với thông tin được xác minh kỹ lưỡng và có bằng chứng cụ thể.
b) Chị Lan không được phép chụp ảnh, ghi hình tại khu vực chợ khi chưa được sự đồng ý của tất cả tiểu thương.
c) Việc bài báo góp phần thúc đẩy cơ quan chức năng vào cuộc xử lý vi phạm là thể hiện vai trò tích cực của quyền tự do báo chí trong việc phát hiện và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
d) Các tiểu thương có quyền ngăn cản nhà báo tác nghiệp vì cho rằng việc đưa tin ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của họ.
Câu 3. ............................................
............................................
............................................