Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 3:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Theo pháp luật Việt Nam, chỗ ở của công dân có thể bị khám xét khi nào?
A. Khi có lệnh khám xét của cơ quan có thẩm quyền
B. Khi hàng xóm yêu cầu
C. Khi có bất kỳ ai nghi ngờ vi phạm pháp luật
D. Khi chủ nhà vắng mặt
Câu 2: Ai có quyền thu giữ, kiểm soát thư tín, điện thoại của công dân?
A. Bạn bè, người thân
B. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
C. Bất kỳ ai nếu có lý do chính đáng
D. Giáo viên trong trường học
Câu 3: Công dân có thể tiếp cận thông tin từ các nguồn nào?
A. Chỉ từ các trang mạng xã hội
B. Chỉ từ báo chí chính thống và cơ quan nhà nước có thẩm quyền
C. Từ nhiều nguồn khác nhau nhưng phải kiểm chứng thông tin
D. Từ bất kỳ nguồn nào mà không cần kiểm chứng
Câu 4: Quyền tự do tín ngưỡng bị hạn chế trong trường hợp nào?
A. Khi tôn giáo cản trở sự phát triển kinh tế
B. Khi lợi dụng tôn giáo để kích động bạo lực, gây mất trật tự an toàn xã hội
C. Khi thực hiện nghi lễ tôn giáo trong gia đình
D. Khi người dân đi lễ chùa vào ngày rằm
Câu 5: Khi phát hiện một người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội, chúng ta nên làm gì?
A. Đứng xem và không can thiệp
B. Tiếp tục lan truyền thông tin
C. Báo cáo với cơ quan chức năng hoặc quản trị viên mạng xã hội
D. Thêm bình luận để ủng hộ hành vi xúc phạm
Câu 6: Việc làm nào sau đây là gây ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của người khác?
A. Bịa đặt các thông tin không rõ sự thật về người khác
B. Vu khống cho người khác về tội trạng mà người đó không làm
C. Sử dụng các phương tiện truyền thông để phát tán các thông tin nhằm mục đích bôi nhọ nhân phẩm của một cá nhân
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 7: Trong trường hợp nào sau đây thì bất kì ai cũng có quyền bắt giữ người?
A. Bị nghi ngờ phạm tội
B. Đang chuẩn bị thực hiện các hành vi phạm tội
C. Bị bắt quả tang hành vi phạm tội hoặc đang bị truy lã
D. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội
Câu 8: Em M có nhóm máu O, trong một lần đến viện kiểm tra sức khỏe, các y tá tại bệnh viện đã cố tình lấy máu của em để xét nghiệm nhiều hơn những bệnh nhân khác, chị P là mẹ của em M có thắc mắc và nhận được câu trả lời là do bệnh viện đang thiếu nguồn máu dự trữ nên nhưng ai có nhóm máu O đều phải hiến để hỗ trợ cho tình trạng khan hiếm này. Theo em, lời giải thích của người y tá đã thỏa đáng chưa?
A. Lời giải thích của y tá là thỏa đáng vì ai trong chúng ta đều có trách nhiệm cứu người
B. Lời giải thích của y tá là chưa thỏa đáng vì bất hành vi lấy máu của người khác khi chưa được sự đồng ý của họ là vi phạm đến quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe mà nhà nước đã quy định
C. Lời giải thích của y tá là thỏa đáng vì hai mẹ con chị P nên góp sức mình để cùng cứu chữa cho các bệnh nhân còn đang gặp khó khăn về nguồn máu
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 8: Hành vi nào sau đay không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Tự ý đuổi người khác ra khỏi chỗ ở của họ
B. Tự ý khám xét nhà khi chưa có lệnh khám xét của cơ quan có thẩm quyền
C. Xin phép và được sự đồng ý của chủ nhà mời vào nhà họ
D. Vào nhà người khác, bới đồ bừa bãi khi họ đi vắng
Câu 9: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác được quy định tại điều nào, Hiến pháp năm nào?
A. Điều 19, Hiến pháp năm 2011
B. Điều 20, Hiến pháp năm 2011
C. Điều 21, Hiến pháp năm 2013
D. Điều 22, Hiến pháp năm 2013
Câu 11: Khi thực hiện khám xét nhà của người khác phải thực hiện theo các nguyên tắc nào sau đây?
A. Khám xét nhà khi không có người từ đủ 18 tuổi ở nhà và không có cán bộ xã, người chứng kiến
B. Khám khi không có ai ở nhà
C. Khám xét nhà khi có đối tượng cần gặp có ở nhà, người từ đủ 18 tuổi trở lên, có cán bộ địa phương, người chứng kiến ở đó
D. Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 12: Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp?
A. Có ý kiến của lãnh đạo cơ quan
B. Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
C. Có tin báo của nhân dân
D. Có nghi ngờ chứa thông tin không lành mạnh
Câu 13: Biết N xem trộm email của mình, S không biết phải xử lí như thế nào. Nếu em là S, em sẽ lựa chọn cách ứng xử như thế nào dưới đây để vừa bảo vệ quyền lợi của mình và vừa phù hợp với pháp luật?
A. Mắng N cho bõ tức
B. Không nói gì và tỏ rõ sự bực tức
C. Nêu vấn đề đó ra trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần
D. Trực tiếp nói chuyện và nhắc nhở N không nên làm như vậy nữa
Câu 14: Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của ngời khác là hành vi xâm phạm quyền nào của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
B. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện tín, điện thoại
C. Quyền bí mật về đời tư
D. Quyền tự do cá nhân
Câu 15: Là một người dùng Facebook khá thường xuyên, chị P thường chia sẻ lại các mẹo làm đẹp được người khác đăng tải lên mà không biết thông tin từ các bài đăng đó đã được xác thực hay chưa. Theo em, việc làm cảu chị P có thể gây ra các hậu quả gì?
A. Chị P có thể làm theo các mẹo mà mình biết được và gặp các vấn đề không tốt về sức khỏe
B. Chị P có thêm được nhiều thông tin bổ ích
C. Chị P có thêm được nhiều người bạn mới từ các hội nhóm
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1. Cho các thông tin sau:
“Chị Lan làm việc tại một công ty và trong một lần gặp gỡ đối tác, chị đã nhận được một bức thư quan trọng qua bưu điện. Tuy nhiên, khi đến nơi làm việc, chị phát hiện rằng bức thư đã bị mở ra và một vài thông tin trong đó bị rò rỉ. Chị cảm thấy rất lo lắng vì quyền bảo mật thư tín của mình đã bị xâm phạm. Chị Lan quyết định phản ánh sự việc này đến cơ quan chức năng, yêu cầu điều tra và bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân. Trong khi đó, chị cũng biết rằng nếu có những tình huống đặc biệt, các cơ quan chức năng có quyền kiểm tra, nhưng việc này phải tuân thủ đúng quy trình pháp luật.”
a) Chị Lan có quyền yêu cầu bảo vệ bí mật thư tín và yêu cầu điều tra hành vi xâm phạm quyền riêng tư của mình.
b) Chị Lan không có quyền yêu cầu bảo vệ bí mật thư tín của mình nếu có sự xâm phạm từ người khác.
c) Các cơ quan chức năng có quyền kiểm tra thư tín của cá nhân trong những tình huống đặc biệt, nhưng phải tuân thủ đúng trình tự pháp luật.
d) Các cơ quan chức năng có thể kiểm tra thư tín, điện thoại của cá nhân ngay lập tức nếu nghi ngờ có sai phạm.
Câu 2. Cho các thông tin sau:
“Anh Quân là một nhân viên trong một công ty lớn tại Hà Nội. Gần đây, một đồng nghiệp đã tung tin đồn sai sự thật rằng anh Quân gian lận trong công việc để được thăng chức. Thông tin này nhanh chóng lan rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và danh dự của anh Quân. Không chỉ vậy, đồng nghiệp này còn gửi email ẩn danh với nội dung xúc phạm và đe dọa anh Quân. Sau khi thu thập đủ bằng chứng, anh Quân đã báo cáo sự việc lên Ban Giám đốc công ty và đồng thời gửi đơn khiếu nại lên cơ quan công an. Kết quả, cơ quan chức năng xác định hành vi của người đồng nghiệp đã vi phạm pháp luật về việc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Người này bị xử phạt hành chính và buộc phải xin lỗi công khai anh Quân trước toàn thể công ty.”
a) Người đồng nghiệp chỉ tung tin đồn, nên không cần phải chịu trách nhiệm pháp luật.
b) Anh Quân có quyền được pháp luật bảo vệ danh dự và nhân phẩm, mọi hành vi xúc phạm anh đều bị xử lý theo quy định.
c) Việc báo cáo sự việc lên cơ quan chức năng là cách đúng đắn để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của anh Quân.
d) Anh Quân không thể kiện vì đây chỉ là mâu thuẫn nội bộ và không được pháp luật bảo hộ.
Câu 3. ............................................
............................................
............................................