Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 4:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. Mở thư của người khác khi được chủ thư đồng ý
B. Nghe lén điện thoại của người khác mà không được phép
C. Nhờ bưu điện chuyển phát thư tín theo quy định
D. Kiểm tra hộp thư điện tử cá nhân của mình

Câu 2: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền tự do báo chí?
A. Viết bài phản ánh sự việc có thật và đúng quy định pháp luật
B. Đưa thông tin bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang dư luận
C. Phản biện chính sách trong khuôn khổ pháp luật
D. Chia sẻ tin tức từ báo chí chính thống

Câu 3: Công dân có nghĩa vụ gì trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng?
A. Không làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội, lợi ích quốc gia
B. Bắt buộc người khác theo tín ngưỡng của mình
C. Không cần tuân thủ quy định của Nhà nước
D. Không được thực hiện nghi lễ tôn giáo

Câu 4: Khi bị bắt khẩn cấp, người bị bắt có quyền gì?
A. Từ chối làm việc với cơ quan điều tra
B. Được thông báo cho người thân hoặc luật sư
C. Tự ý rời khỏi nơi giam giữ
D. Yêu cầu được trả tự do ngay lập tức

Câu 5: Hành vi nào sau đây thể hiện công dân thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
A. Tự ý vào nhà người khác khi không có sự đồng ý
B. Không cho ai vào nhà dù có lệnh khám xét
C. Đề nghị chính quyền xử lý khi bị xâm phạm chỗ ở
D. Đột nhập nhà người khác để tìm đồ thất lạc

Câu 6: Ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp không thuộc thẩm quyền của cơ quan nào sau đây?

A. Viện Kiểm sát 

B. Tòa án nhân dân 

C. Cơ quan báo chí 

D. Cơ quan điều tra 

Câu 7: M phát hiện sau tường nhà có một nhóm tội phạm đang thực hiện hành vi tiêm chích ma túy, M nên làm gì trong trường hợp này?

A. M nên tạo ra tiếng động để xua đuổi nhóm tội phạm đi 

B. M nên báo với bố mẹ tình hình hoặc gọi điện cho các cơ quan chức năng để có các biện pháp xử lí tình trạng trên

C. Ra mặt để đuổi nhóm tội phạm đi 

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

Câu 8: Vì các mâu thuẫn cá nhân nên nhà ông B đang theo dõi và tung các tin đồn sai lệch về gia đình ông C, làm mọi người trong xóm có cái nhìn khác về gia đình ông C, con cái ông C đi học bị bạn bè trêu chọc. Theo em, ông B có thể bị xử phạt như thế nào với hành vi đã làm của mình? 

A. Ông B có thể bị khiển trách bởi các cơ quan chức năng 

B. Ông B có thể bị phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng hoặc tù giam 3 đến 1 năm do hành động bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác 

C. Ông B sẽ phải trực tiếp xin lỗi gia đình nhà ông C 

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

Câu 9: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được Hiến pháp quy định như thế nào? 

A. Việc khám xét chỗ ở của công dân là do luật định 

B. Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, không ai được phép tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa có sự đồng ý của họ 

C. Mỗi người đều có quyền có nơi ở hợp pháp 

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

Câu 10: Việc làm nào sau đây là đúng? 

A. Vào nhà của người khác khi được sự đồng ý của chủ nhà 

B. Thực hiện khám xét nhà của công dân khi có đủ các giấy tờ cần thiết và người làm chứng đầy đủ 

C. Báo cho các cơ quan địa phương khi thấy tình huống đột nhập trái phép vào nhà người khác 

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

Câu 11: Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp ……. cho phép 

A. Cảnh sát

B. Công an 

C. Tòa án 

D. Pháp luật 

Câu 12: Biết được A và B yêu mến nhau, nên C đã tìm cách đọc trộm tin nhắn cảu A và B từ điện thoại của B rồi kể cho một số bạn trong lớp cùng nghe. Khi biết chuyện B rất bực mình. Theo em, C đã vi phạm đến quyền nào dưới đây?

A. Quyền được pháp luật bảo vệ về danh dự và nhân phẩm 

B. Quyền bí mật thông tin cá nhân 

C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện tín, điện thoại

D. Quyền tự do yêu đương

Câu 13: Hôm nay mẹ T đi vắng nhưng tình cờ có một bức thư được giao đến cho mẹ, T tò mò muốn biết nội dung bên trong thư là gì nên đã lén mở ra đọc thử. Sau khi đọc xong T dán lại phong thư như ban đầu. Theo em, T có đang vi phạm về quyền được đảm bảo và bí mật thư tín, điện tín không?

A. Không vì hành động của T không làm hư hại gì đến bức thư của mẹ

B. Không vì hành động của T không có mục đích xấu 

C. Có vì T đã tự ý mở xem thư của mẹ 

D. Có vì T đã không nói cho mẹ việc mình đã xem thư của mẹ 

Câu 14: Nhóm của chị H đang thực hiện một dự án, chị T là người đại diện đứng ra gửi các bản thảo của nhóm. Đến ngày nhóm nhận được kết quả của dự án thì chị T bận việc nhà nên vắng mặt, chị H có nhận được một phong bì thư được có tên của chị T trên đó, chị H chắc chắn đó là tờ thông báo kết quả của cả nhóm. Trong trường hợp này chị H nên làm như thế nào để không bị vi phạm quyền đảm bảo bí mật về thư tín, điện tín? 

A. Xác định được phong thư là kết quả của cả nhóm thì chị H nên xé phong bao và chia sẻ kết quả cho mọi người 

B. Chị H nên thông báo với chị T rồi mới thực hiện mở phong thư kết quả cho mọi người cùng xem 

C. Chị H nên xác định chính xác phong thư đó chứa cái gì rồi mới mở kẻo mở vào thư riêng của chị T

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

Câu 15: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách nào dưới đây?

A. Đưa thông tin không hay về trường mình lên Facebook

B. Phát biểu ý kiến xây dựng trường lớp trong các cuộc họp 

C. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình 

D. Chê bai trường mình ở nơi khác 

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1. Cho các thông tin sau:

“Anh Minh là một blogger có tiếng trong lĩnh vực môi trường. Qua Facebook cá nhân, anh thường xuyên đăng tải các bài viết phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp X. Anh đã gửi văn bản đến cơ quan chức năng để yêu cầu được cung cấp báo cáo đánh giá tác động môi trường của các nhà máy trong khu công nghiệp. Sau khi nhận được thông tin, anh đã viết bài phân tích chi tiết về các vi phạm của một số doanh nghiệp, đồng thời đề xuất các giải pháp khắc phục. Bài viết của anh được nhiều báo điện tử uy tín đăng tải và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã gây áp lực, yêu cầu anh gỡ bài viết với lý do ảnh hưởng đến uy tín của họ.”

a) Anh Minh đã thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận khi phản ánh về vấn đề môi trường thông qua mạng xã hội và báo chí, đồng thời đề xuất giải pháp mang tính xây dựng. 

b) Anh Minh không được phép chia sẻ thông tin từ báo cáo đánh giá tác động môi trường lên báo chí vì đây là thông tin nội bộ của doanh nghiệp. 

c) Các doanh nghiệp có quyền yêu cầu anh Minh gỡ bài viết vì đã ảnh hưởng đến uy tín của họ.

Câu 2. Cho các thông tin sau:

“Tại một khu dân cư, ông A là người đứng đầu một nhóm tín ngưỡng tự phát. Ông thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt tôn giáo trái phép tại nhà riêng, lôi kéo người dân tham gia và yêu cầu họ đóng góp tiền bạc. Ông còn tuyên truyền những nội dung xuyên tạc, bịa đặt về các tôn giáo khác, gây chia rẽ trong cộng đồng. Đặc biệt, ông A đã ép buộc một số công nhân trong xưởng may của mình phải theo tín ngưỡng của ông, nếu không sẽ bị sa thải. Sau khi bị người dân tố cáo, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra và xử lý nghiêm minh đối với hành vi vi phạm của ông A.”

a) Ông A đã vi phạm pháp luật khi lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi và xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng của người khác.

b) Ông A có quyền tự do tổ chức các hoạt động tín ngưỡng tại nhà riêng mà không cần xin phép cơ quan chức năng.

c) Việc ông A yêu cầu công nhân theo tín ngưỡng của mình là việc nội bộ doanh nghiệp, không vi phạm pháp luật.

d) Việc cơ quan chức năng xử lý hành vi vi phạm của ông A là cần thiết để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

Câu 3. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay