Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỔI KÌ 1

ĐỀ SỐ 01:

Câu 1: Minh nhận thấy ngày càng có nhiều người quan tâm đến sức khỏe và ăn kiêng để kiểm soát cân nặng. Nhận thức được xu hướng này, Minh quyết định mở một cửa hàng chuyên bán thực phẩm ít calo, ít đường dành cho người ăn kiêng. Trong trường hợp này, hành động của Minh thể hiện điều gì?

A. Minh đã xác định được một ý tưởng kinh doanh nhưng chưa có cơ hội kinh doanh.

B. Minh chỉ dựa vào sở thích cá nhân mà không quan tâm đến thị trường.

C. Minh đã xác định được cơ hội kinh doanh dựa trên xu hướng tiêu dùng và có ý tưởng kinh doanh phù hợp.

D. Minh không có ý tưởng kinh doanh mà chỉ làm theo phong trào.

Câu 2: Trong quá trình đưa VinFast ra thị trường toàn cầu, ông Phạm Nhật Vượng không chỉ tập trung vào lợi nhuận mà còn mong muốn “cắm cờ Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới”. Điều này thể hiện năng lực nào của một người kinh doanh?

A. Chuyên môn nghiệp vụ

B. Quản lý, lãnh đạo

C. Dự báo và kiểm soát rủi ro

D. Năng động, sáng tạo

Câu 3: Công ty A cam kết cung cấp sản phẩm đúng chất lượng như quảng cáo. Tuy nhiên, để giảm chi phí sản xuất, công ty đã sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Hành vi của công ty A vi phạm nguyên tắc nào trong đạo đức kinh doanh?

A. Trung thực và trách nhiệm

B. Đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp

C. Cạnh tranh lành mạnh

D. Hợp tác với đối thủ

Câu 4: Đoạn thông tin dưới đây phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?

Trong dịp Tết Nguyên Đán, nhiều gia đình Việt Nam có xu hướng ưu tiên mua sắm các sản phẩm truyền thống như bánh chưng, bánh tét, mứt Tết, trà, rượu quê... Bên cạnh đó, nhiều người cũng lựa chọn sản phẩm hiện đại như bánh kẹo nhập khẩu, quà tặng cao cấp, giỏ quà sang trọng để biếu tặng.

A. Tính kế thừa.

B. Tính giá trị.

C. Tính thời đại.

D. Tính hợp lí. 

Câu 5: Anh A là một giám đốc doanh nghiệp lớn, còn anh B là một công nhân làm việc trong nhà máy. Cả hai cùng có hành vi vi phạm an toàn giao thông như vượt đèn đỏ và gây tai nạn cho người đi đường. Theo quy định của pháp luật, trường hợp này sẽ được xử lý như thế nào?

A. Anh A là giám đốc nên bị xử phạt nhẹ hơn anh B

B. Anh B là công nhân nên sẽ bị xử phạt nặng hơn anh A

C. Cả hai đều bị xử lý theo quy định pháp luật, không phân biệt địa vị xã hội

D. Anh A có thể dùng tiền để không bị xử phạt, còn anh B sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật 

Câu 6: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật nghĩa là mọi công dân, không phân biệt nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều ….. trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật”.

A. được tôn trọng.

B. bị phân biệt đối xử.

C. được nhà nước bảo vệ.

D. không bị phân biệt đối xử.

Câu 7: Yếu tố nào sau đây được ví như “đơn đặt hàng” của xã hội đối với sản xuất, là mục đích, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển?

A. Kinh doanh.

B. Tiêu dùng.

C. Lưu thông.

D. Tiền tệ.

Câu 8: Nhân vật nào trong tình huống sau đây đã vi phạm đạo đức kinh doanh?

Ông X mua chiếc tài có tổng dung tích trên 40 m3, máy nổ và các phụ tùng để hút cát từ lòng sông Hồng lên khoang tàu. Sau khi lắp ráp xong, ông X không đăng kí, đăng kiểm nhưng vẫn sử dụng tàu để khai thác cát. Mặc dù chưa có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng ông X vẫn giao tàu cho anh T (con trai) quản lí, sử dụng,trong khi anh T chưa có giấy phép điều khiển phương tiện giao thông đường thủy. Phát hiện hành vi sai phạm của gia đình ông X, anh M đã báo cáo sự việc với lực lượng công an.

A. Anh M và ông X.

B. Ông X và anh T.

C. Anh M và anh T.

D. Ông X, anh T và anh M.

Câu 9: Có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.

B. Năng lực chuyên môn.

C. Năng lực định hướng chiến lược.

D. Năng lực nắm bắt cơ hội.

Câu 10: Những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận) được gọi là

A. Lực lượng lao động.

B. Ý tưởng kinh doanh.

C. Cơ hội kinh doanh.

D. Năng lực quản trị.

Câu 11: Biết lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc, giám sát cấp dưới, chuyển giao và chia sẻ quyền lực cho cấp dưới để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

A. Năng lực thiết lập quan hệ.

B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.

C. Năng lực cá nhân.

D. Năng lực phân tích và sáng tạo.

Câu 12: Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động là

A. vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.

B. đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.

C. tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

D. không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.

Câu 13: Tính hợp lí trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được hiểu là: người tiêu dùng

A. hướng tới các giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ.

B. có sự kế thừa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

C. có thói quen tiêu dùng phù hợp với sự phát triển của thời đại.

D. cân nhắc, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Câu 14: Chủ thể nào dưới đây có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh?

A. Cửa hàng X thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.

B. Khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, doanh nghiệp K chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm.

C. Doanh nghiệp P đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật.

D. Công ty T bịa đặt thông tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp A.

Câu 15: Có kiến thức, kĩ năng về ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.

B. Năng lực chuyên môn.

C. Năng lực định hướng chiến lược.

D. Năng lực nắm bắt cơ hội.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay