Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỔI KÌ 1

ĐỀ SỐ 03:

Câu 1: Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã thực hiện đúng quy định công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý trước pháp luật?

Anh M và anh T cùng làm việc tại một công ty, giữ vị trí tương đương nhau. Trong một lần công ty kiểm tra nội bộ, cả hai đều bị phát hiện có hành vi tham ô tài sản công ty với số tiền và mức độ vi phạm như nhau. Tuy nhiên, anh M là con của giám đốc công ty, nên không bị xử lý kỷ luật, còn anh T bị công ty sa thải theo đúng quy định.

A. Cả anh M và anh T.

B. Chỉ có anh T.

C. Chỉ có anh M.

D. Không ai trong hai người.

Câu 2: Đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam không được đề cập đến trong trường hợp dưới đây?

Trường hợp: Chị H là một người tiêu dùng thông minh, luôn so sánh giá cả giữa các sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Chị ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng và phù hợp với điều kiện tài chính của gia đình. Đồng thời, chị cũng quan tâm đến những sản phẩm mang lại giá trị bền vững và lợi ích lâu dài cho cuộc sống.

A. Tính hợp lí.

B. Tính kế thừa.

C. Tính giá trị.

D. Tính thời đại. 

Câu 3: Trong trường hợp dưới đây, hành động nào không phải là biểu hiện đạo đức kinh doanh qua hoạt động của công ty X?

Công ty X cam kết sản xuất hàng hóa chất lượng cao, không gian lận trong kinh doanh và luôn đảm bảo lợi ích của người lao động theo đúng quy định pháp luật. Bên cạnh đó, công ty còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện và bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tối đa hóa lợi nhuận, công ty X thường xuyên ép giá nguyên liệu đầu vào từ các nhà cung cấp nhỏ lẻ, khiến họ gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.

A. Cam kết sản xuất hàng hóa chất lượng cao, không gian lận.

B. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động.

C. Tích cực tham gia hoạt động từ thiện và bảo vệ môi trường.

D. Ép giá nguyên liệu đầu vào từ nhà cung cấp nhỏ lẻ.

Câu 4: Chị Hoa là một chủ doanh nghiệp nhỏ, dù gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu nhưng chị vẫn kiên trì, không ngừng cải tiến sản phẩm và tìm kiếm cơ hội mới. Cuối cùng, chị đã xây dựng được thương hiệu riêng và thành công. Năng lực nào của người kinh doanh được thể hiện trong tình huống này?

A. Năng động, sáng tạo

B. Quản lý, lãnh đạo

C. Ý chí, khát vọng đổi mới, vươn lên

D. Dự báo và kiểm soát rủi ro

Câu 5: Nhận thấy dịch vụ tư vấn màu sắc cá nhân còn nhiều bất cập tại Việt Nam, một nhóm bạn trẻ quyết định nghiên cứu, học hỏi và mở dịch vụ với giá cả hợp lý hơn. Trong trường hợp này, nhóm bạn trẻ đã tận dụng yếu tố nào để hình thành ý tưởng kinh doanh?

A. Lợi thế nội tại

B. Cơ hội bên ngoài

C. Cả lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài

D. Không có yếu tố nào phù hợp

Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh tốt?

A. Tính trừu tượng, phi thực tế.

B. Tính mới mẻ, độc đáo.

C. Lợi thế cạnh tranh.

D. Tính khả thi.

Câu 7: Biết lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc, giám sát cấp dưới, chuyển giao và chia sẻ quyền lực cho cấp dưới để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

A. Năng lực thiết lập quan hệ.

B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.

C. Năng lực cá nhân.

D. Năng lực phân tích và sáng tạo.

Câu 8: Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần

A. khuyến khích, cổ vũ.

B. lên án, ngăn chặn.

C. thờ ơ, vô cảm.

D. học tập, noi gương.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam?

A. Tính giá trị

B. Tính thời đại.

C. Tính hợp lí.

D. Tính khôn vặt.

Câu 10:Trong trường hợp dưới đây, các chủ thể đã được hưởng quyền gì?

Anh M và chị A cùng nộp hồ sơ đăng kí thành lập công ty tư nhân. Sau khi xem xét hồ sơ đăng kí kinh doanh, xét thấy hồ sơ của hai cá nhân này đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho anh Kiên và chị Hạnh trong thời hạn quy định.

A. Quyền bầu cử và ứng cử.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tự do kinh doanh.

D. Quyền sở hữu tài sản.

Câu 11: Đoạn thông tin dưới đây phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?

Chọn mua nhiều hơn các sản phẩm có yếu tố “xanh", lựa chọn các phương thức tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường, sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm có yếu tố “bền vững”... đang là những thay đổi tích cực của xu hướng tiêu dùng được nhiều doanh nghiệp nắm bắt. Với giới trẻ, thay vì tiêu dùng kiểu “thời trang nhanh" (mua giá rẻ, thay đổi liên tục, loại bỏ nhiều), nhiều bạn đã chọn cách tái chế, tái sử dụng, thanh lí quần áo, phụ kiện thời trang để hạn chế việc bỏ đi các trang phục cũ - một loại rác thải tác động tiêu cực đến môi trường.

A. Tính kế thừa.

B. Tính giá trị.

C. Tính thời đại.

D. Tính hợp lí.

Câu 12: Nhận xét về hành vi của cửa hàng T trong trường hợp dưới đây:

Trường hợp. Cửa hàng T chuyên kinh doanh rau và thực phẩm sạch. Để thu lợi nhuận cao, cửa hàng T đã nhập hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ về rồi dán nhãn và quảng cáo là thực phẩm được nhập từ các nông trường có uy tín trên cả nước. Mỗi ngày, khi không bán hết, cửa hàng T còn ngâm tẩm các loại hóa chất để bảo quản hàng hóa được lâu hơn.

A. Cửa hàng T có ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo.

B. Cửa hàng T đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh.

C. Cửa hàng T biết nắm bắt thời cơ kinh doanh.

D. Cửa hàng T đã vi phạm đạo đức kinh doanh.

Câu 13: Có kiến thức, kĩ năng về ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.

B. Năng lực chuyên môn.

C. Năng lực định hướng chiến lược.

D. Năng lực nắm bắt cơ hội.

Câu 14: Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh dưới đây, yếu tố nào không thuộc về cơ hội bên ngoài của các chủ thể sản xuất kinh doanh?

A. Nhu cầu của thị trường.

B. Sự cạnh tranh giữa các chủ thể.

C. Khả năng huy động các nguồn lực.

D. Chính sách vĩ mô của nhà nước.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của đạo đức kinh doanh?

A. Điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tiêu cực.

B. Làm mất lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.

C. Hạn chế sự hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh.

D. Thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của kinh tế quốc gia.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay