Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
BÀI 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
(19 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)
Câu 1: Việc kết hôn phải do
A. bố mẹ quyết định.
B. bên nam quyết định.
C. hai bên nam, nữ tự nguyện quyết định.
D. bên nữ quyết định.
Câu 2: Công dân chỉ được phép kết hôn khi
A. đủ 20 tuổi trở nên đối với nam và đủ 18 tuổi trở nên đối với nữ.
B. đủ 21 tuổi trở nên đối với nam và đủ 19 tuổi trở nên đối với nữ.
C. đủ 22 tuổi trở nên đối với nam và đủ 10 tuổi trở nên đối với nữ.
D. đủ 19 tuổi trở nên đối với nam và đủ 17 tuổi trở nên đối với nữ.
Câu 3: Theo quy dịnh tại Điều 55 và Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, có mấy trường hợp li hôn?
A. Năm trường hợp.
B. Bốn trường hợp.
C. Ba trường hợp.
D. Hai trường hợp.
Câu 4: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ
A. yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.
B. chỉ dạy và đánh đạp con cái.
C. cho con đi học đến năm 16 tuổi.
D. nuôi nấng và chăm sóc cho con đến hết 14 tuổi.
Câu 5: Đâu là quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ?
A. Có quyền bình đẳng về quan hệ tài sản.
B. Có quyền được cha mẹ thương yêu, tôn trọng.
C. Có quyền thương yêu, tôn trọng ý kiến của con.
D. Có quyền tôn trọng nghề nghiệp của mình.
Câu 6: Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền tự do kết hôn trong trường hợp nào dưới đây?
A. Khi đến tuổi trưởng thành.
B. Khi đủ điều kiện kết hôn.
C. Khi muốn thay đổi cuộc sống.
D. Khi gia đình hai bên đồng ý.
Câu 7: Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp mục đích của hôn nhân không đạt được, công dân được thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Tiếp tục duy trì hôn nhân.
B. Không chung sống cùng nhau.
C. Đề nghị Tòa án giải quyết li hôn.
D. Điều chỉnh quy định về hôn nhân.
Câu 8: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nghiêm cấm hành vi nào dưới đây trong kết hôn?
A. Cản trở người khác duy trì hôn nhân tự nguyện.
B. Nam nữ yêu nhay và tự nguyện đăng kí kết hôn.
C. Những nguời đã có vợ hoặc đã có chồng.
D. Người không bị mất hành vi năng lực dân sự.
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định công dân không được kết hôn trong trường hợp nào dưới đây?
A. Kết hôn giữa những người cùng giới tính.
B. Kết hôn giữa những người khác giới tính.
C. Kết hôn giữa những người chênh lệch về tuổi.
D. Kết hôn giữa những người không cùng tôn giáo.
Câu 2: Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ có thể bị phạt như thế nào?
A. phạt hành chính từ 30 triệu đến 60 triệu đồng.
B. Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
C. phạt hành chính từ 50 triệu đến 100 triệu đồng.
Câu 3: Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Điều 181 là
A. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
B. Tội cưỡng ép kết hôn, li hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở li hôn tự nguyện.
C. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình.
D. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng?
A. Vợ chồng bình đẳng trong quan hệ thân nhân và quan hệ tài sản.
B. Không có nghãi vụ tạo điều kiện giúp đỡ nhau phát triển về mọi mặt.
C. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
D. Có nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, tôn trọng lẫn nhau.
Câu 5: Ý nào sau đây không đúng khi nói về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình?
A. Cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và lợi ích hợp pháp của con.
B. Con có quyền được cha mẹ thương yêu, tôn trọng.
C. Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
D. Các thành viên trong gia đình không có quyền chăm sóc và giúp đỡ nhau về kinh tế.
Câu 6: Ý nào sau đây nói không đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân?
A. Công dân chỉ được phép kết hôn khi đủ 20 tuổi trỏe nên đối với nam và đủ 19 tuổi đối với nữ.
B. Các hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc cản trở trong kết hôn bị pháp luật nghiêm cấm, nếu vi phạm, công dân sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lsi tương ứng.
C. Việc đăng kí kết hôn phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
D. Công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật trong kết hôn, li hôn; phải tôn trọng quyền kết hôn, li hôn của người khác.
Câu 7: Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Điều 184, người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó có cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt như thế nào?
A. Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
B. Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm.
C. Phạt tù từ 01 năm đến 06 năm.
D. Phạt tù từ 03 năm đến 05 năm.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Để giúp mẹ trả nợ, chị M buộc phải cưới anh K theo yêu cầu của mẹ dù không có tình cảm với anh. Cuộc hôn nhân của anh K và chị M đã vi phạm quy định nào sau đây của pháp luật về hôn nhân và gia đình?
A.Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.
B. Một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
C. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.
D. Luôn tôn trọng nhân phẩm, danh dự của nhau.
Câu 2: Trường hợp nào dưới đây vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình?
A. Chị M và anh N đăng kí kết hôn sau khi đã tổ chức đám cưới.
B. Anh H thực hiện cấp dưỡng cho con sau khi đã li hôn vợ.
C. Chị K đưa hết số tiền tiết kiệm được trước khi kết hôn cho chồng.
D. Anh Q tìm cách để vợ không được tham gia lớp học chuyên môn.
Câu 3: Điều nào sau đây không thuộc Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017?
A. Tội loạn luân.
B. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
C. Tội tổ chức tảo hôn.
D. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình.
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: “Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.” thuộc Điều bao nhiêu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014?
A. Điều 19.
B. Điều 21.
C. Điều 27.
D. Điều 29.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Đọc thông tin và chọn đúng đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d.
Anh S và chị Q học cùng nhau trường trung học phổ thông. Sau đó, anh S theo bố mẹ snag định cư ở nước ngoài. Khi về thăm quê, anh S có gặp lại chị Q, từ đó hai người trao đổi, liên hệ với nhau qua điện thoại, mạng xã hội, chị Q tỏ ý muốn sang định cư nước ngoài và nhờ anh S giúp bằng cách đồng ý kết hôn giả với chị Q. Hai bên sẽ li hôn sau khi chị Q được nhập quốc tịch ở nước ngoài.
a. Đề nghị của chị Q vi phạm quy định của pháp luật về cưỡng ép kết hôn.
b. Đề nghị của chị Q dựa trên cơ sở tự nguyện và không trái pháp luật.
c. Anh S nên đồng ý giúp chị Q vì hai người là bạn học cùng trường.
d. Anh S nên từ chối giúp chị Q vì đó là hành vi kết hôn, li hôn giả tạo.
Trả lời:
a. S
b. S
c. S
d. Đ