Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
BÀI 6: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
(15 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Trách nhiệm xã hội là
A. một trong những yếu tố cơ bản trong việc xây dựng sự phát triển bền vững của cả xã hội và nền kinh tế đất nước.
B. một trong những yếu tố quyết định để phát triển đất nước.
C. yếu tố quyể định trong việc xây dựng sự phát triển bền vững của cả xã hội.
D. yếu tố quan trọng trong việc xây dựng đất nước văn minh, hạnh phúc.
Câu 2: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm các hình thức nào dưới đây?
A. Trách nhiệm kinh tế; trách nhiệm pháp lí; trách nhiệm đạo đức; trách nhiệm từ thiện, tình nguyện.
B. Trách nhiệm bắt buộc; trách nhiệm không bắt buộc; trách nhiệm kinh doanh; trách nhiệm đạo đức.
C. Trách nhiệm kinh doanh; trách nhiệm bắt buộc; trách nhiệm tự nguyện; trách nhiệm vì cộng đồng.
D. Trách nhiệm xã hội; trách nhiệm đạo đức; trách nhiệm vì cộng đồng; trách nhiệm không bắt buộc.
Câu 3: Việc doanh nghiệp tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo giúp đỡ những người trong cộng đồng có hoàn cảnh khó kahưn; tham gia các hoạt động công ích xã hội, đóng góp phát triển cộng đồng đề cập đến hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp?
A. Trách nhiệm kinh tế.
B. Trách nhiệm pháp lí.
C. Trách nhiệm đạo đức.
D. Trách nhiệm tự nguyện, từ thiện.
Câu 4: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mang lại ý nghĩa gì đối với xã hội?
A. Góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
B. Tăng giá trị thương hiệu.
C. Tạo dựng niềm tin đối với công chúng, người lao động.
D. Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Câu 5: Trách nhiệm pháp lí là gì?
A. Thực hiện đạo đức kinh doanh, không gây hại cho xã hội và môi trường; đối xử công bằng với người lao động.
B. Tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo, công ích, đóng góp cho sự phát triển cộng đồng và xã hội.
C. Đảm bảo kinh doanh hiệu quả, việc làm, thu nhập và cơ hội phát triển cho người lao động.
D. Tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Câu 6: Toàn bộ trách nhiệm mà một doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Tư cách pháp lí của doanh nghiệp.
B. Hoạt động kinh tế của donah nghiệp.
C. Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp.
D. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không bao gồm hình thức nào dưới đây?
A. Trách nhiệm kinh tế
B. Trách nhiệm pháp lí.
C. Trách nhiệm đạo đức.
D. Trách nhiệm tự chủ.
Câu 2: Hành vi, việc làm nào dưới đây không thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?
A. Ủng hộ tiền cho các vùng kinh tế khó khăn.
B. Sản xuất hàng hóa thân thiện với môi trường.
C. Đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng.
D. Cạnh tranh không lành mạnh với đối thủ trên thị trường.
Câu 3: Phương án nào đúng khi nói về hình thức thực hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp?
A. Tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
B. Thực hiện sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận bằng mọi giá.
C. Thực hiện đạo đức kinh doanh; sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho xã hội và môi trường; đối xử công bằng, khách quan với người lao động.
D. Không ngừng mở rộng quy mô sản xuất để độc chiếm thị trường nhằm quyết định giá bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Câu 4: Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?
A. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mang tính bắt buộc thực hiện bằng những việc làm cụ thể.
B. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm trách nhiệm bắt buộc và trách nhiệm tự nguyện.
C. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội.
D. Thông qua các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển.
Câu 5: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không thể hiện ở yếu tố nào dưới đây?
A. Thực hiện đạo đức kinh donah.
B. Đối xử công bằng với người lao động.
C. Sản xuất sản phẩm vì mục tiêu lợi nhuận là trên hết.
D. Sản xuất sản phẩm không gây hại cho xã hội và môi trường.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Đọc và cho biết ý nào không đúng với thông tin được cho.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực môi trường hoặc đổi mới công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất, phương thức quản lí để đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho môi trường và xã hội.
A. Thông tin đề cập đến việc thực hiện trách nhiệm từ thiện, tình nguyện của doanh nghiệp.
B. Thông tin trên đề cập đến việc thực hiện trách nhiệm pháp lí của doanh nghiệp.
C. Thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
D. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên làm giảm sút hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 2: Khi thực hiện nhiệm vụ điều hành doanh nghiệp mỗi công dân không được thực hiện hành vi nào dưới đay?
A.Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thuế và các quy định khác của pháp luật và có liên quan.
B. Xây dựng môi trường làm việc an toàn trong doanh nghiệp; đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động.
C. Duy trì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi, niềm tin của người tiêu dùng.
D. Đặt lợi ích của doanh nghiệp lên trên lợi ích của người tiêu dùng nhằm thực hiện tối đa hóa lợi nhuận.
Câu 3: Nhận xét về hành vi của Cửa hàng M trong trường hợp dưới đây:
Cửa hàng M chuyên kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Để thu lợi nhuận cao, cửa hàng M đã nhập hoa quả kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ về rồi dán nhãn và quảng cáo là hoa quả nhập khẩu từ châu Âu.
A. Cửa hàng M có ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo.
B. Cửa hàng M biết nắm bắt thời cơ kinh doanh.
C. Cửa hàng M đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh.
D. Cửa hàng M đã vi phạm trách nhiệm kinh tế.
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Năm 2022, doanh nghiệp tư nhân đóng góp bao nhiêu % GDP?
A. 50,27 %
B. 51,27 %
C. 52,27 %
D. 53,27 %
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Câu 1: Đọc trường hợp dưới đây:
Là một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, công ty V đã sản xuất ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng. Công ty V còn là tấm gương điển hình tham gia các hoạt động từ thiện.
a. Trách nhiệm đạo đức của công ty V thể hiện ở việc sản xuất sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng.
b. Trường hợp trên không đề cập đến trách nhiệm đạo đức của công ty V.
c. Công ty V đã thực hiện trách nhiệm xã hội tự nguyện.
d. Hoạt động của công ty V góp phần vào việc ổn định và phát triển cộng đồng.
a. Đúng | b. Sai | c. Đúng | d. Đúng |
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp