Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
BÀI 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI
(16 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Quyền được tiếp cận và duy trì những lợi ích bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật, dựa trên sự bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử nào, để bảo vệ con người khỏi các hoàn cảnh khó khăn như thất nghiệp, bệnh tật, tuổi già,… là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.
B. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.
C. Quyền bình đẳng.
D. Quyền được làm việc.
Câu 2: Quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội được nghi nhận trong Hiến pháp năm bao nhiêu?
A. Năm 2009.
B. Năm 2013.
C. Năm 2015.
D. Năm 2019.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền được đảm bảo an sinh xã hội của công dân?
A. Khám, chữa bệnh theo yêu cầu.
B. Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
C. Đảm bảo môi trường sống trong lành.
D. Bí mật thông tin cá nhân.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây là nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc dức khỏe?
A. Tự do trong làm chủ sức khỏe và thân thể.
B. Không bị tra tấn, cực hình.
C. Chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng.
D. Tư vấn khám, chữa bệnh.
Câu 5: Đảm bảo an sinh xã hội là
A. chăm sóc sức khỏe người dân.
B. tạo nền kinh tế tiên tiến, phát triển.
C. sự nghiệp của toàn dân.
D. nền tảng để xây dựng một quốc gia ổn định, hạnh phúc.
Câu 6: Sức khỏe là vốn quý của con người, là quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong
A. Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989.
B. Hiến pháp năm 2013.
C. Luật Khám, chữa bệnh năm 2023.
D. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền được đảm bảo an sinh xã hội của công dân?
A. Hỗ trợ vay vốn để chăn nuôi nhằm phát triển kinh tế.
B. Đảm bảo nước sạch trong sinh hoạt.
C. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
D. Bày tỏ ý kiến cá nhân.
Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong đảm bảo an sinh xã hội?
A. Công dân có quyền được đảm bảo an sinh xã hội.
B. Được bình đẳng trong bảo đảm an sinh xã hội.
C. Được tham gia vào các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp xã hội.
D. Được lợi dụng các quyền về đảm bảo an sinh xã hội để xâm phậm quyền và lợi ích của người khác.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của công nhân?
A. Bình đẳng trong khám, chữa bệnh.
B. Tôn trọng về tính mạng, sức khỏe.
C. Bảo vệ thu nhập trong đời sống.
D. Tố cáo các hành vi sai phạm.
Câu 4: Ý nào dưới đây nói không đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe?
A. Công dân có quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe.
B. Công dân có quyền được bình đẳng trong khám bệnh, chữa bệnh.
C. Công dân không được tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật tron khám bệnh, chữa bệnh.
D. Công dân phải tôn trọng người làm việc trong các cơ sở khám, chữa bệnh.
Câu 5: Theo Luật Khám, chữa bệnh năm 2023, Điều 9 là
A. Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh.
B. Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
C. Quyền được khám bệnh, chữa bệnh.
D. Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh.
Câu 6: Điều nào dưới đây thuộc Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014?
A. Quyền của người lao động.
B. Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh.
C. Quyền của người học.
D. Quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Hành vi nào dưới đây không thể hiện nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ chăm sóc sức khỏe?
A. Ông H đã thực hiện các chỉ định của bác sĩ trong khám, chữa bệnh.
B. Bạn M tố cáo hành vi bán thuốc giả của cửa hàng thuốc A.
C. Chị P đã trung thực trong khai báo y tế.
D. Bà D là người cao tuổi nên không phải chờ khám theo thứ tự quy định.
Câu 2: Hành vi nào dưới đây thể hiện quyền của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe?
A. Anh V là cán bộ ý tế đã hướng dẫn đầy đủ các thủ tục nhập viện cho bệnh nhân.
B. Chị P đã bán chiếc xe máy thuộc sở hữu của mình cho một người khác.
C. Bà C đã có những góp ý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho bệnh viện.
D. Bạn B là sinh viên được tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Câu 3: Đâu không phải là “Trách nhiệm của người lao động” thuộc Điều 19 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014?
A. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
B. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.
C. Được cấp và quản lí sổ bảo hiểm xã hội.
D. Bảo quản sổ bảo hiểm y tế.
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Chủ thể nào sau đây không phải chủ thể của tranh chấp về bảo hiểm xã hội?
A. Tranh chấp giữa cơ quan lao động cấp huyện với người sử dụng lao động.
B. Tranh chấp giữa người lao động tham gia bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội.
C. Tranh chấp giữa tổ chức công đoàn với cơ quan bảo hiểm xã hội.
D. Tranh chấp giữa tổ chức đại diện người sử dụng lao động với người lao động.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Đọc nội dung sau và chọn đáp án đúng hoặc sai vào mỗi a, b, c, d về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an sinh xã hội?
a. Tất cả người lao động đều được hưởng trợ cấp khi gặp khó khăn.
b. Mọi trẻ em đều được nhận trợ cấp hằng tháng của Nhà nước.
c. Tất cả công dân đều được tham gia đóng bảo hiểm tự nguyện.
d. Người dân tộc thiểu số chỉ được Nhà nước hỗ trợ vay vốn để phát triển kinh tế.
e. Người lao động tham gia bảo hiểm y tế phải chi trả mọi khoản chi phí cho bệnh viện.
Trả lời:
a. S
b. S
c. Đ
d. S
e. Đ