Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
BÀI 5: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
(17 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)
Câu 1: Bản mô tả những nội dung cơ bản về định hướng, mục tiêu, nguồn lực, tài chính, kế hoạch bán hàng,... nhằm giúp chủ thể kinh doanh xác định được các nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu đề ra được gọi là gì?
A. Quản lí kinh doanh.
B. Kế hoạch tài chính.
C. Kế hoạch kinh doanh.
D. Quản lí tài chính.
Câu 2: Bản kế hoạch kinh doanh gồm mấy nội dung?
A. Ba nội dung.
B. Bốn nội dung.
C. Năm nội dung.
D. Sáu nội dung.
Câu 3: Nội dung cơ bản của một bản kế hoạch kinh doanh gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức của chủ thể kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả tối ưu được gọi là:
A. chiến lược kinh doanh.
B. kế hoạch sản xuất.
D. chiến lược đàm phán.
C. kế hoạch tài chính.
Câu 4: Để lập kế hoạch kinh doanh, chúng ta cần mấy bước?
A. Bốn bước.
B. Năm bước.
C. Sáu bước.
D. Bảy bước.
Câu 5: Bước đầu tiên để lập kế hoạch kinh doanh là
A. Tính toán chi phí.
B. Xác định mục tiêu khinh doanh.
C. Tính toán rủi ro.
D. Xác định ý tưởng kinh doanh.
Câu 6: Bước cuối cùng trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, chủ thể cần làm gì?
A. Lập báo cáo taì chính.
B. Xây dựng nhân sự.
C. Đánh giá cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí.
D. Tính toán và xây dựng các phương án thu.
Câu 7: Kế hoạch kinh doanh xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược, công việc dự định thực hiện và cách đạt được:
A. mục tiêu kinh doanh.
B. trách nhiệm kinh tế.
C. trách nhiệm xã hội.
D. mục tiêu xã hội.
Câu 8: Mục tiêu kinh doanh cần đảm bảo tiêu chí nào dưới đây?
A. Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng, thực tế, phù hợp khả năng.
B. Mục tiêu phải khái quát, cao hơn so với khả năng thực hiện.
C. Mục tiêu phải dài hạn, không giới hạn thời gian thực hiện.
D. Mục tiêu phải ngắn hạn, thấp hơn so với thời gian thực hiện.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Yếu tố nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh?
A. Ý tưởng kinh doanh.
B. Mục tiêu kinh doanh.
C. Văn hóa kinh doanh.
D. Chiến lược kinh doanh.
Câu 2: Xác định chiến lược kinh doanh không bao hàm kế hoạch nào dưới đây?
A. Kế hoạch sản xuất/cung cấp sản phẩm.
B. Kế hoạch tiếp thị và quảng cáo.
C. Kế hoạch tiêu dùng cá nhân.
D. Kế hoạch tài chính.
Câu 3: Bản kế hoạch kinh doanh được lập không bao gồm bước nào dưới đây?
A. Xác định ý tưởng kinh doanh.
B. Xác định mục tiêu kinh doanh.
C. Xác định chiến lược kinh doanh.
D. Xác định đơn vị kinh doanh.
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về sự cần thiết của việc kế hoạch kinh doanh?
A. Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh nắm bắt tình hình thưucj tế và đưa ra những định hướng trong tương lai.
B. Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh xác định được mục tiêu và chiến lược kinh doanh.
C. Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh chủ động thực hiện và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.
D. Lập lế hoạch kinh donah chỉ cần thiết với các chủ thể bắt đầu khởi nghiệp.
Câu 5: Nhận định nào dưới đây là không đúng khi nói về ý nghĩa của việc lập kế hoạch kinh doanh?
A. Giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.
B. Duy trì thị trường và xây dựng quan hệ tốt với khách hàng.
C. Tăng lợi nhuận kinh doanh ngay lập tức.
D. Tăng khả năng huy động vốn cho doanh nghiệp.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trong kế hoạch kinh doanh?
A. Kế hoạch hoạt động kinh doanh.
B. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh.
C. Thông số kĩ thuật, công thức sản xuất sản phẩm.
D. Các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh.
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Chủ thể kinh doanh chủ động thực hiện, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để làm gì?
A. Để phát huy tối đa được nguồn lực.
B. Để phù hợp hơn với thị trường.
C. Để có tầm nhìn tốt hơn cho việc kinh doanh trong tương lai.
D. Để đảm bảo tính khả thi của phương án kinh doanh.
Câu 2: Lí do phải thực hiện việc lập kế hoạch kinh doanh là
A. tái cấu trúc doanh nghiệp.
B. phát triển nguồn nhân lực.
C. nhằm đạt được mục tiêu đã xác định.
D. chuyển đổi công nghệ sản xuất.
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Điểm xuất phát từ ý tưởng kinh doanh thông thường xuất phát từ
A. sự may mắn hoặc những phân tích rất cụ thể về khuynh hướng thị trường.
B. kinh nghiệm.
C. những ý kiến chuyên gia.
D. thông qua quá trình đào tạo.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Đọc trường hợp dưới đây:
Một doanh nghiệp nhỏ phân tích điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh thực phẩm hữu cơ. Qua khảo sát thị trường, sản phẩm, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh cho thấy: Xu hướng của người tiêu dùng ở khu vực này đang quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh và thực phẩm hữu cơ. Thị trường ở đây đã có một vài cửa hàng thực phẩm, nhưng chưa có doanh nghiệp nào tập trung hoàn toàn vào thực phẩm hữu cơ.
a. Thông tin nói về ý tưởng kinh doanh thực phẩm hữu cơ.
b. Khi xác định ý tưởng kinh doanh chỉ cần lưu ý đến vấn đề tài chính.
c. Trong khu vực chưa có doanh nghiệp tập trung vào sản phẩm hữu cơ là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.
d. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường là điều kiện để xác định ý tưởng kinh doanh.
a. Đúng | b. Sai | c. Đúng | d. Đúng |
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh