Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
BÀI 8: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN
VỀ KINH DOANH VÀ NỘP THUẾ
(20 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)
Câu 1: Mục đích cơ bản của mọi hình thức hoạt động kinh doanh là gì?
A. Thu lợi nhuận.
B. Phát triển thương hiệu.
C. Mở rộng thị trường.
D. Nộp thuế cho Nhà nước.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây là nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh?
A. Tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
B. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật về kinh doanh.
C. Tự do tìm kiếm thị trường.
D. Sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
Câu 3: Theo quy định của pháp luật thì việc đóng thuế là:
A. sự tự nguyện của công dân.
B. nộp tiền cho Nhà nước.
C. không bắt buộc đối với công dân.
D. nghĩa vụ của công dân.
Câu 4: Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh?
A. Buôn bán vũ khí, thuốc nổ.
B. Sản xuất hàng gia dụng.
C. Mở dịch vụ vận tải.
D. Bán đồ ăn nhanh.
Câu 5: Ngành, nghề kinh doanh nào dưới đây không bị nghiêm cấm?
A. Kinh doanh mại dâm.
B. Kinh doanh pháo pháo nổ.
C. Kinh doanh rượu, bia.
D. Kinh doanh động vật hoang dã.
Câu 6: Thuế là khoản đóng góp có tính chất:
A. tự nguyện.
B. bắt buộc.
C. ủng hộ nhân đạo.
D. quyên góp.
Câu 7: Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để:
A. chi vào việc riêng của cá nhân.
B. chi tiêu cho những công việc chung.
C. khắc phục hậu quả do cá nhân làm sai.
D. trả lương lao động trong công ty tư nhân.
Câu 8: Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung được gọi là gì?
A. Tiền.
B. Sản vật.
C. Sản phẩm.
D. Thuế.
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: “Tội trốn thuế” thuộc Điều bao nhiêu của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)?
A. Điều 200.
B. Điều 201.
C. Điều 202.
D. Điều 203.
Câu 2: Thuế nộp vào ngân sách nhà nước không dùng vào công việc gì?
A. Chi trả lương cho công chức.
B. Tích luỹ cá nhân.
C. Làm đường xá, cầu cống.
D. Xây dựng trường học công.
Câu 3: Doanh nghiệp không có quyền nào sau đây?
A. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
B. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng.
C. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức kinh doanh.
D. Tuyển dụng và thuê lao động theo mong muốn của doanh nghiệp.
Câu 4: Ý kiến nào dưới đây đúng về quyền kinh doanh của công dân?
A. Công dân có quyền kinh doanh bắt kì nghề gì, hàng gì.
B. Công dân không phải kê khai thuế và mặt hàng kinh doanh.
C. Tự do kinh doanh nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật.
D. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.
Câu 5: Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, người trốn thuế bị phạt bao nhiêu?
A. 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.
B. 500.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng.
C. 500.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng.
D. 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây là trách nhiệm của người nộp thuế?
A. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật.
B. Khai thuế chính xác, trung thực.
C. Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
D. Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật.
Câu 7: Trong quá trình kinh doanh, những người tham gia kinh doanh không được thực hiện yêu cầu nào sau đây?
A. Phải có giấy phép kinh doanh.
B. Nộp thuế theo quy định của Nhà nước.
C. Kinh doanh đúng ngành, đúng mặt hàng đã đăng kí trong giấy phép.
D. Phải tìm cách để thu được lợi nhuận cao bằng mọi giá.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Ông K mở cửa hàng và đăng kí kinh doanh với mặt hàng vật liệu xây dựng nhưng ông còn kinh doanh thêm mặt hàng hải sản đông lạnh. Hàng tháng ông chỉ nộp thuế đầy đủ với mặt hàng vật liệu xây dựng. Vậy hành vi của ông K đã vi phạm quy định của Nhà nước về:
A. Đạo đức trong kinh doanh.
B. Mặt hàng kinh doanh.
C. Đăng ký và đóng thuế các mặt hàng kinh doanh.
D. Quyền công dân trong kinh doanh.
Câu 2: Anh B thuê phòng nghỉ tại khách sạn H của công ty du lịch A. Khi anh đến thanh toán tiền thuê phòng, nhân viên thu ngân của khách sạn H đề nghị sẽ giảm giá phòng thuê cho anh B nếu anh B đồng ý không lấy hóa đơn giá trị gia tăng. Với điều kiện này anh B đã đồng ý với yêu cầu của nhân viên thu ngân. Hành vi của anh B và nhân viên thu ngân là hành vi gì đã được pháp luật quy định?
A. Anh B không vi phạm gì bởi vì đó là yêu cầu của nhân viên thu ngân.
B. Anh B và nhân viên thu ngân đã thực hiện hành vi trốn thuế.
C. Chỉ có nhân viên thu ngân có hành vi trốn thuế.
D. Nhân viên thu ngân và anh B đều không vi phạm.
Câu 3: Công ty B kinh doanh thêm cả quần áo khi giấy phép kinh doanh là sữa các loại. Công ty B đã vi phạm nội dung nào dưới đây?
A. Tự chủ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
B. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
C. Nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành, nghề đăng ký.
D. Chủ động lựa chọn quy mô kinh doanh.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Cửa hàng D bán thuốc chữa bệnh cho người dân thấy có nhân viên tiếp thị tại 1 nơi khác đến tiếp thị thuốc giả nhưng mẫu mã như thuốc thật, thấy vậy bà chủ cửa hàng D đã mua số thuốc giả đó về bán cho người dân nhằm thu lợi nhuận cao. Nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, người dân tố cáo thì chủ cửa hàng D bị phạt bao nhiêu năm?
A. Từ 1 – 5 năm.
B. Từ 2 – 3 năm.
C. Từ 2 – 4 năm.
D. Từ 2 – 7 năm.
Câu 2: Trong chuyến đi công tác ở cửa khẩu Lao Bảo, anh C đã tranh thủ mua một số hàng hóa có dán nhãn nước ngoài, trị giá 200 triệu đồng. Khi mua hàng, anh đã không yêu cầu người bán hàng ghi hóa đơn bán hàng cũng như cung cấp hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Trên đường về, phong Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lí kinh tế và chức vụ phối hợp với Quản lí thị trường Quảng Trị để kiểm tra số hàng hóa của anh C. Do anh C không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số hàng nói trên nên cơ quan chức năng đã tiến hành lập biên bản và tạm giữ toàn bộ số hàng của anh C để xử lí. Tại sao cơ quan chức năng lại tạm giữ toàn bộ số hàng của anh C?
A. Vì đó là hàng nước ngoài nên khi nhập vào gây ảnh hưởng đến người bán hàng trong nước.
B. Vì anh C không có khả năng bán được số hàng này.
C. Vì số hàng này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, có thể hàng nhập lậu để trốn thuế.
D. Vì anh C trốn thuế.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, một doanh nghiệp tư nhân đã kí kết và thực hiện các hợp đồng cung ứng vật tư và thực hiện các hợp đồng cung ứng vật tư, vật liệu, máy thi công công trình với Công ty Trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại không xuất hóa đơn bán hàng của công trình trong các năm 2020, 2021 và 2022 nhằm mục đích trốn thuế. Hành vi này đã bị Phòng kinh tế thuộc Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh phát hiện.
a. Công ty Trách nhiệm hữu hạn đã ký kết hợp đồng cung ứng vật tư, vật liệu, máy thi công công trình với doanh nghiệp.
b. Mục đích của hành vi không xuất hóa đơn của doanh nghiệp trên là trốn thuế.
c. Hành vi trốn thuế của doanh nghiệp chỉ bị phát hiện bởi Phòng kinh tế thuộc Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh vào năm 2023.
d. Hành vi không xuất hóa đơn bán hàng chỉ dẫn đến việc doanh nghiệp bị xử lý hành chính theo quy định pháp luật về trốn thuế.
Trả lời
a. Đúng.
b. Đúng.
c. Sai.
d. Sai.
Câu 2: Một công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Trong thời gian hoạt động, công ty đã kí hợp đồng với nhiều khách hàng đến từ các địa phương khác nhau với tổng doanh thu từ 15 đến 20 tỉ/năm. Tuy nhiên, khi kê khai thuế với mỗi hợp đồng, công ty đã lập khống hợp đồng kinh tế, ghi giá trị trên hoá đơn giá trị gia tăng thấp hơn so với số tiền khách hàng thanh toán để giảm số tiền thuế phải nộp.
a. Công ty bất động sản đã ký hợp đồng với nhiều khách hàng đến từ các địa phương khác nhau.
b. Công ty bất động sản đã lập khống hợp đồng kinh tế để giảm số tiền thuế phải nộp.
c. Ghi giá trị trên hóa đơn giá trị gia tăng thấp hơn so với số tiền khách hàng thanh toán là hành vi đúng pháp luật.
d. Hành vi lập khống hợp đồng kinh tế và ghi giá trị trên hóa đơn thấp hơn thực tế có thể dẫn đến việc công ty bị truy cứu trách nhiệm dân sự.
Trả lời
a. Đúng.
b. Đúng.
c. Sai.
d. Sai.