Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 14: Khái quát chung về pháp luật quốc tế
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: Khái quát chung về pháp luật quốc tế. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
BÀI 14: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
(16 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy luật của pháp luật
A. do các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên.
B. do các quốc gia và các chủ thể pháp luật thỏa thuận xây dựng nên.
C. do các chủ thể của các ngành luật thỏa thuận xây dựng nên.
D. do các quốc gia cùng nhau quy định áp dụng.
Câu 2: Pháp luật quốc tế được thể hiện qua những văn bản nào dưới đây?
A. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế.
B. Hiến chương, hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định thư.
C. Biên bản các phiên họp của Liên hợp quốc.
D. Kết luận của các hội nghị quốc tế khu vực quan trọng.
Câu 2: Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy luật của pháp luật
Câu 3: Pháp luật quốc tế có vai trò
A. là cơ sở để chấm dứt chiến tranh trên thế giới.
B. là cơ sở để giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.
C. là nguồn gốc để hạn chế các cuộc xâm lược.
D. là lí do để các quốc gia yêu chuộng hòa bình.
Câu 4: Pháp luật quốc tế là cơ sở để thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây của các quốc gia?
A. Hợp tác giữa các quốc gia để tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng công nghiệp.
B. Hợp tác giữa các công ty của các nước để phát triển kinh tế – thương mại trong các lĩnh vực.
C. Hợp tác giữa các quốc gia về kinh tế – thương mại, khoa học kĩ thuật công nghệ, văn hoá, giáo dục và bảo vệ môi trường.
D. Hợp tác giữa các tổ chức quốc tế về phát triển sản xuất, kinh doanh
thương mại.
Câu 5: Pháp luật quốc tế có mấy nguyên tắc cơ bản?
A. Năm nguyên tắc.
B. Sáu nguyên tắc.
C. Bảy nguyên tắc.
D. Tám nguyên tắc.
Câu 6: Sau kí kết điều ước quốc tế, các quốc gia thành viên sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế là nội dung nào dưới đây của mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?
A. Pháp luật quốc tế làm thay đổi pháp luật quốc gia.
B. Pháp luật quốc gia phụ thuộc vào pháp luật quốc tế.
C. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia bình đẳng với nhau.
D. Pháp luật quốc tế là cơ sở để hoàn thiện pháp luật quốc gia.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò pháp luật quốc tế?
A. Là cơ sở duy nhất để xây dựng mối quan hệ liên minh giữa các quốc gia/ chủ thể khác.
B. Là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia/ chủ thể khác của pháp luật quốc tế.
C. Là cơ sở để thiết lập các quan hệ ngoại giao, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia.
D. Điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia hoặc các chủ thể khác của pháp luật quốc tế.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?
A. Luật quốc gia tạo cơ sở hình thành và góp phần thúc đẩy pháp luật quốc tế phát triển.
B. Pháp luật quốc tế và luật quốc gia tồn tại độc lập, không liên quan gì đến nhau.
C. Pháp luật quốc tế là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện quy định của luật quốc gia.
D. Pháp luật quốc tế và luật quốc gia có quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau.
Câu 3: Đâu không phải là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế?
A. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.
B. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hào bình.
C. Nguyên tắc can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
D. Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.
Câu 4: Ý nào sau đây không đúng về pháp luật quốc tế?
A. Là hệ thống nguyên tắc và quy phạm phap luật được các quốc gia và chủ thể khác.
B. Được xây dựng trên cơ sở sự bình đẳng và tự nguyện.
C. Vai trò và nguyên tắc đã tạo nên pháp luật quốc tế.
D. Được thể hiện qua Hiến chương, hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định thư.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Đọc và điền đáp án đúng hoặc sai vào mỗi ý a, b, c, d, e.
a. Pháp luật quốc tế do các quốc gia và các tổ chức quốc tế thoả thuận xây dựng nên.
b. Pháp luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế.
c. Pháp luật quốc tế quy định các vấn đề liên quan đến quan hệ giữa cá nhân, pháp nhân, tổ chức của các nước khác nhau.
d. Pháp luật quốc tế bao gồm các điều ước quốc tế ở cấp độ đa phương và song phương, ở phạm vi toàn cầu và khu vực.
e. Pháp luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế liên quốc gia.
Trả lời:
a. Đ
b. Đ
c. S
d. Đ
e. Đ
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 14: Khái quát chung về pháp luật quốc tế