Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 03:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia, còn gọi là thời kì Ăng-co kéo dài trong bao lâu?
A. Thế kỉ IX đến thế kỉ XII.
B. Thế kỉ IX đến thế kỉ XIII.
C. Thế kỉ IX đến thế kỉ XIV.
D. Thế kỉ IX đến thế kỉ XV.
Câu 2: Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia nào sau đây?
A. Lào.
B. Mi-an-ma.
C. Cam-pu-chia.
D. Ma-lai-xi-a.
Câu 3: Quốc gia nào có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á thời trung cổ đại?
A. Việt Nam.
B. Thái Lan.
C. Cam-pu-chia.
D. Lào.
Câu 4: Điểm giống nhau cơ bản giữa lịch sử Lào và Cam-pu-chia từ nửa sau thế kỉ XVIII là gì?
A. Đều bị phân tán thành các tiểu quốc.
B. Đều bị người Thái di cư làm cho suy yếu.
C. Bị suy yếu và thực dân Pháp xâm lược, áp đặt ách cai trị.
D. Là quốc gia phong kiến phát triển trong khu vực.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện phát triển thịnh đạt của vương quốc Lan Xang từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII?
A. Tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện và củng cố vững chắc, có quân đội hùng mạnh
B. Là quốc gia mạnh nhất và cường thịnh nhất trong khu vực Đông Nam Á
C. Nhân dân có cuộc sống thanh bình, có quan hệ buôn bán với nhiều nước, kể cả người Châu Âu
D. Lãnh thổ và nền độc lập được bảo vệ vững chắc trước các cuộc chiến tranh xâm lược của Miến Điện
Câu 6: Yếu tố nào đã tạo ra sự xáo trộn về dân cư ở khu vưc Đông Nam Á trong thế kỉ XIII?
A. Ảnh hưởng của thiên tai
B. Cuộc xâm lược của người Mông Cổ
C. Cuộc xâm lược của thực dân phương Tây
D. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
Câu 7: Nét nổi bật của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á là gì?
A. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc
B. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
C. Nền văn hóa mang tính bản địa sâu sắc
D. Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, kết hợp với nền văn hóa bản địa, xây dựng một nền văn hóa riêng và độc đáo
Câu 8: Công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Vương quốc Lào là
A. Đền tháp Bô-rô-bu-đua
B. Thạt Luổng
C. Chùa Vàng
D. Đô thị cổ Pa-gan
Câu 9: Từ thế kỉ XV, tôn giáo nào trở thành quốc giáo ở Campuchia?
A. Ki-tô giáo
B. Phật giáo
C. Hin-đu giáo
D. Hồi giáo
Câu 10: Các vị vua Cam-pu-chia thời Ăng-co đã tiến hành nhiều cuộc tấn công ra bên ngoài nhưng không bao gồm lãnh thổ nào?
A. Vùng hạ lưu sông Chao Phray-a
B. Vùng trung lưu sông Mê Công
C. Chăm-pa (Thái Lan ngày nay)
D. Trung Quốc. (Lào ngày nay)
Câu 11: Tộc người chiếm đa số ở Campuchia là
A. Người Môn
B. Người Khơme
C. Người Chăm
D. Người Thái
Câu 12: Đầu thế kỉ VIII, Vương quốc Chân Lạp
A. Bước vào thời kì phát triển đỉnh cao
B. Mới được hình thành và bước đầu phát triển
C. Rơi vào tình trạng phân tán
D. Vươn lên trở thành đế chế hùng mạnh nhất Đông Nam Á
Câu 13: Để đẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, Định Bộ Lĩnh đã áp dụng biện pháp nào?
A. Biện pháp vừa mềm dẻo vừa cứng rắn
B. Biện pháp cứng rắn
C. Biện pháp thuyết phục
D. Biện pháp mềm dẻo
Câu 14: Công lao to lớn đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc là gì?
A. Tái thiết nền độc lập dân tộc sau 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc
B. Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước
C. Tiếp tục xây dựng bộ máy nhà nước trung ương tập quyền
D. Thiết lập được quan hệ bang giao hòa hảo với Trung Hoa
Câu 15: Những việc làm của Định Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào?
A. Đập tan tư tưởng cát cứ, chia rẽ
B. Thống nhất đất nước, tạo tiền đề xây dựng và phát triển đất nước về sau
C. Khiến phong kiến Trung Quốc phải kiêng nể
D. Tạo điều kiện để mở rộng lãnh thổ đất nước
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về thủ công nghiệp thời Đường:
a) Hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.
b) Hình thành nhiều đô thị lớn, tiêu biểu là Trường An…
c) Thương nghiệp bị hạn chế, cấm buôn bán bằng đường biển.
d) Bộ máy nhà nước được củng cố, hoàn thiện, lãnh thổ mở rộng.
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về văn học Trung Quốc từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX:
a) Phát triển đa dạng về thể loại.
b) Cơ quan chép sử được thành lập từ thời nhà Đường.
c) Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường với nhiều nhà thơ nổi tiếng.
d) Văn học tập trung vào việc lên án chế độ phong kiến Trung Quốc.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................