Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 5:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Phường hội là tổ chức của
A. Các chủ xưởng
B. Thương nhân
C. Nông dân tự do
D. Thợ thủ công
Câu 2: Năm 1358 diễn ra sự kiện lịch sử nào ở nước Pháp?
A. Khởi nghĩa Giắc-cơ-ri.
B. Khởi nghĩa Oát Tay-lơ.
C. Cuộc bạo động của nông nô.
D. Tất cả các sự kiện trên.
Câu 3: Cư dân đầu tiên lập nên thành thị ở Tây Âu thời trung đại là
A. thương nhân
B. thợ thủ công
C. nông dân
D. nông nô
Câu 4: Cơ sở kinh tế của Tây Âu thời phong kiến có điểm khác với châu Á thời phong kiên là:
A. nông nghiệp đóng kín cửa ở lãnh địa.
B. nông nghiệp đóng kín cửa ở nông thôn.
C. nông nghiệp quy mô lớn.
D. nông nghiệp gắn với nông dân và nông thôn.
Câu 5: Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có cho những tầng lớp nào ở châu Âu?
A. Quý tộc và công nhân làm thuê.
B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc.
C. Công nhân giàu có và nhà tư bản.
D. Quý tộc và thương nhân.
Câu 6: Hướng đi của C. Cô-lôm-bô có điểm gì khác so với các nhà phát kiến địa lí khác?
A. Đi sang hướng đông
B. Đi về phía tây
C. Đi xuống hướng nam
D. Ngược lên hướng bắc
Câu 7: Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư bản?
A. Họ bị tư bản và phong kiến cướp hết ruộng đất.
B. Họ có thể giầu lên, trở thành tư sản.
C. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp.
D. Họ thấy vào xí nghiệp tư bản dễ sống hơn.
Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV?
A. Thị trường thế giới được mở rộng, thương nghiệp phát triển
B. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ
C. Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức
D. Thúc đẩy sự khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến
Câu 9: “Ông đã chứng minh được trung tâm hệ thống hành tinh chúng ta là Mặt Trời, Trái Đất tự xoay xung quanh trục của nó và xoay xung quanh Mặt Trời”. Ông là ai?
A. Cô-péc-ních
B. Ga-li-l.ê
C. Đê-các-tơ
D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi
Câu 10: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta gọi là
A. “Những người vĩ đại”
B. “Những nhà khai sáng”
C. “Những người xuất chúng”
D. “Những người khổng lồ”
Câu 11: Phong trào cải cách tôn giáo có tác động như thế nào đến đạo Ki-tô?
A. Làm sụp đổ hoàn toàn đạo Ki-tô
B. Dẫn tới sự phân hóa thành hai giáo phái là Cựu giáo và Tân giáo
C. Củng cố nền thống trị của đạo Ki-tô đối với xã hội
D. Không có tác động gì đến đạo Ki-tô
Câu 12: Ý nào dưới đây không phải là nội dung của phong trào Cải cách tôn giáo?
A. Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản
B. Phê phán những giáo lí giả dối của Giáo hội
C. Đòi bỏ bớt những lễ nghỉ tốn kém
D. Đề cao công lao của Giáo hoàng
Câu 13: Tại sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Quốc?
A. Phù hợp với phong tục tập quán của người Trung Quốc
B. Tư tưởng Nho giáo mang tính tiến bộ, nhân văn hơn các tư tưởng khác
C. Nó tạo ra hệ thống tôn ti trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến
D. Mang tính giáo dục cao về rèn luyện phẩm chất con người
Câu 14: Ai là người đã có công thống nhất Trung Quốc, đánh dấu sự hình thành của chế độ phong kiến?
A. Hán Vũ Đế
B. Tần Thủy Hoàng
C. Tần Nhị Thế
D. Chu Nguyên Chương
Câu 15: Đặc điểm cơ bản của bộ phận nông dân lĩnh canh là
A. Có nhiều ruộng đất để canh tác, cho người khác thuê
B. Có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải nhận ruộng đất của địa chủ để canh tác
C. Có đủ ruộng đất để canh tác, nuôi sống bản thân
D. Không có ruộng đất nên phải nhận ruộng của làng xã để canh tác
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về sự thay đổi lớn từ phong trào cải cách tôn giáo trong cơ cấu tôn giáo ở Tây Âu:
a) Thiên Chúa giáo phân hóa thành Cựu giáo và Tân giáo.
b) Mở đầu cho sự phát triển của đạo Tin lành.
c) Giáo hội Thiên Chúa giáo thống nhất toàn bộ Tây Âu.
d) Thiên Chúa giáo cũ chiếm ưu thế toàn bộ.
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những nguyên nhân chính của phong trào Cải cách tôn giáo
a) Giáo hội Thiên Chúa giáo cản trở sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
b) Giáo hoàng đưa ra các cải cách tiến bộ.
c) Giáo hội giúp tư sản phát triển tự do.
d) Phong trào Phục hưng tạo tiền đề cho cải cách tôn giáo.