Phiếu trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời ôn tập chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI (P5)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI (P5). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5: VIỆT NAM

TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI (PHẦN 5)

Câu 1: Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:

1. Hồ Quý Ly và các con bị bắt. Kháng chiến chống Minh thất bại.

2. Thành Đa Bang, Đông Đô thất thủ, quân nhà Hồ rút về Tây Đô.

3. Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lên ngôi vua, lập ra nhà Hồ.

4. 20 vạn quân Minh do Trương Phụ, Mộc Thạnh chỉ huy xâm lược nước ta.

A. 3-2-1-4.

B. 3-4-1-2.

C. 3-2-4-1.

D. 3-4-2-1.

Câu 2: Công trình kiến trúc nào thời nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2011?

A. Hoàng thành Thăng Long.

B. Thành nhà Hồ.

C. Phố cổ Hội An.

D. Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Câu 3: Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam ở thời kì Lê sơ là:

A. Lê Thánh Tông.

B. Ngô Sĩ Liên.

C. Lương Thế Vinh.

D. Nguyễn Trãi.

 

Câu 4: Thời Lê sơ, kinh đô Thăng Long có bao nhiêu phố phường?

A. 36 phố phường.

B. 63 phố phường.

C. 16 phố phường.

D. 61 phố phường.

Câu 5: Sính lễ của vua Chế Mân để kết hôn với công chúa Huyền Trân của Đại Việt là hai châu nào?

A. Địa Lý, Ma Linh.

B. Chiêm Động, Cổ Lũy.

C. châu Ô, châu Rí.

D. Bố Chính, châu Ô.

Câu 6: Quân Minh lấy cớ nào để tiến hành xâm lược Đại Việt?

A. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần.

B. Quý tộc Trần cầu cứu nhà Minh giúp đỡ.

C. Nhà Hồ không thực hiện chế độ triều cống nhà Minh.

D. Quân đội nhà Hồ quấy nhiễu biên giới phía Nam.

 

Câu 7: Sau những thất bại khi đối đầu với quân Minh ở biên giới, quân nhà Hồ đã:

A. Quyết chiến đến cùng và tử trận.

B. Lui về thành Đa Bang cố thủ.

C. Lùi vào rừng rồi phản kích mạnh mẽ.

D. Đầu hàng.

 

Câu 8: Nơi Lê Lợi chọn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa là

A. Lang Chánh (Thanh Hoá).

B. Tây Đô (Thanh Hoá).

C. Lam Sơn (Thanh Hoá).

D. Thọ Xuân (Thanh Hoá).

 

Câu 9: “Ông học rộng, tài cao, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Ông đã dâng bản Bình Ngô sách và trở thành quân sư của Lê Lợi”. Ông là ai?

A. Liễu Thăng

B. Nguyễn Trãi

C. Mộc Thạnh

D. Nguyễn Du

 

Câu 10: Nền giáo dục, khoa cử đặc biệt phát triển, trở thành nguồn đào tạo, tuyển chọn quan lại dưới triều đại nào?

A. Triều Lý.                            

B. Triều Trần.                   

C. Triều Hồ.                           

D. Triều Lê sơ.

 

Câu 11: Một số cửa khẩu như Vân Đồn (Quảng Ninh), Hội Thống (Hà Tĩnh), Tam Kỳ (Quảng Nam) là nơi:

A. Giao lưu buôn bán với các thương nhân nước ngoài.

B. Xây dựng các hệ thống phòng ngự ở biên giới.

C. Sản xuất và buôn bán các mặt hàng thủ công.

D. Đầu mối các mạng lưới giao thương.

 

Câu 12: Bộ luật nào được ban hành dưới triều Lê sơ?

A. Hình thư.               

B. Hình luật.                

C. Quốc triều hình luật.                

D. Hoàng Việt luật lệ.

 

Câu 13: Kinh đô Vi-giay-a thuộc địa danh nào ngày nay?

A. Thăng Bình (Quảng Nam).                         

B. Tuy Hoà (Phú Yên).                                    

C. Tuy Phước (Bình Định)

D. An Nhơn (Bình Định)

Câu 14: Thời kì thịnh đạt nhất của Vương triều Vi-giay-a cũng như của Vương quốc Chăm-pa là:

A. Từ năm 988 đến 1220.

B. Từ cuối thế kỉ XIV đến năm 1471.

C. Từ năm 1220 đến năm 1353.

D. Từ năm 1471 đến đầu thế kỉ XVI.

 

Câu 15: Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, vùng đất Nam Bộ thuộc quyền quản lí của vương quốc nào?

A. Phù Nam.    

B. Chăm-pa.                                                      

C. Chân Lạp.

D. Lục Chân Lạp.

Câu 16: Câu nào sau đây nói đúng về tình hình chính trị của Vương quốc Chăm-pa từ cuối thế kỉ XIV – năm 1471?

A. Vương triều Vi-giay-a lâm vào khủng hoảng, suy yếu rồi sụp đổ.

B. Vương triều Vi-giay-a hoàn toàn thoát khỏi ách đô hộ của Chân Lạp.

C. Vương triều Vi-giay-a về cơ bản đã thoát khỏi ách đô hộ của Chân Lạp nên đã có thể phát triển kinh tế, thương mại, …

D. Vương triều Vi-giay-a đạt đến thời kì thịnh thế, giao hảo với Đại Việt.

 

Câu 17: Ai là người biên soạn cuốn “Đại thành toán pháp”?

A. Archimedes

B. Pythagoras

C. Lương Thế Vinh

D. Tổ Xung Chi

 

Câu 18: “Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh .....(1)... có tính chất nhân dân rộng rãi, chấm dứt ......(2)..... đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền .......(3)......, mở ra thời kì phát triển mới cho dân tộc.”

Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

A. Chính nghĩa, ách, dân chủ.

B. Phi nghĩa, những năm tháng, cộng hoà.

C. Giải phóng dân tộc, hơn hai mươi năm, độc lập.

D. Thôn tính, hơn hai mươi năm, tự chủ.

 

Câu 19: Câu nào sau đây nói đúng về Trương Phụ, Mộc Thạnh?

A. Là hai thừa tướng đương triều của nhà Minh.

B. Trương Phụ là thượng thư bộ Binh của nhà Hồ còn Mộc Thạnh là của nhà Minh.

C. Là tướng chỉ huy quân Minh xâm lược Đại Ngu.

D. Là tướng chỉ huy quân nhà Hồ đánh đuổi quân xâm lược Minh.

 

Câu 20: Vì sao Hồ Quý Ly lại tiến hành cải cách toàn diện đất nước?

A. Muốn xoá bỏ mọi chính sách của nhà Trần.

B. Muốn gây thanh thế cho mình.

C. Xã hội Đại Việt lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc, tình hình rối ren, nhân dân bất bình.

D. Muốn biến Đại Việt trở thành nước hùng mạnh nhất khu vực thời bấy giờ.

 

Câu 21: Vì sao cuối năm 1424, Nguyễn Chích hiến kế cho nghĩa quân Lam Sơn đánh chiếm Nghệ An?

A. Căn cứ của nghĩa quân ở Thanh Hoá đã bị quân Minh chiếm.

B. Nghệ An không có quân Minh nên dễ dàng đánh chiếm.

C. Nghệ An là quê hương của Nguyễn Chích, nên ông rất hiểu về vùng đất này.

D. Nghệ An là vùng đất rộng, người đông, địa thế hiểm yếu, có thể làm căn cứ lâu dài để phát triển lực lượng nghĩa quân.

 

Câu 22: Điểm giống nhau về kinh tế ở thời Trần và thời Lê Sơ là gì?

A. Đều coi trọng và khuyến khích phát triển nông nghiệp.

B. Thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển.

C. Ngành công nghiệp nặng như khai khoáng, sản xuất gỗ, vật liệu kim loại phát triển mạnh.

D. Cả A và B.

 

Câu 23: Một số thành tựu nổi bật về kinh tế mà người Chăm đạt được trong thời kì từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI là:

A. Xây dựng hải cảng mới như Đại Chiêm (Quảng Nam), khai thác và buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý như trầm hương.

B. Xây dựng hải cảng mới như Tân Châu (Bình Định), khai thác và buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý như trầm hương, long não, sừng tê giác,...

C. Xây dựng hải cảng mới như Tân Châu (Bình Định), mở rộng nhiều lò gốm mới tiếng như Gò Sành, Trường Cửu, Gò Cây Me (Bình Định).

D. Mở rộng hải cảng Đại Chiêm (Quảng Nam), xây dựng hải cảng mới như Tân Châu (Bình Định),...

 

Câu 24: Từ sự thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, em rút ra được bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

A. Phải dựa vào sức dân.

B. Phải huy động được tinh thần đoàn kết toàn dân mới có thể đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Như Bác Hồ từng nói: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công"

C. Phải sử dụng thành công và thuần thục các loại vũ khí chiến đầu như súng thần công, đại bác, cung tiễn,…

D. Cả A và B.

 

Câu 25: Câu nào sau đây là đúng?

A. Trước và sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly đã loại bỏ một loạt các biện pháp cải cách về nhiều mặt, loại bỏ chính sách mới, lập lại chính sách cũ.

B. Về quân sự chính trị, Hồ Quý Ly tìm cách chấn chỉnh và tăng cường quân đội, thành lập một đội quân từ dân và nương tựa vào dân, liên kết chặt chẽ với dân.

C. Về văn hoá giáo dục, Hồ Quý Ly đã chấn chỉnh lại Phát giáo và Nho giáo.

D. Hồ Quý Ly là một con người hành động kiên cường nhưng lại không có tầm nhìn, năng lực và sự quyết đoán.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay