Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 02:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Cách mạng tư sản Anh và Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ đều
A. diễn ra dưới hình thức nội chiến cách mạng.
B. đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản và chủ nô.
C. có mục tiêu chống chế độ phong kiến chuyên chế.
D. mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Câu 2: Sự bùng nổ của Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) được đánh dấu bởi sự kiện nào?
A. Quần chúng nhân dân Pa-ri đánh chiếm ngục Ba-xti (tháng 7/1789).
B. Vua Lu-i XVI bị xử tử với tội danh phản bội Tổ quốc (tháng 1/1793).
C. Rô-be-spie thiết lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng (tháng 7/1793).
D. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được thông qua (tháng 8/1789).
Câu 3: Năm 5/5/1789, vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp nhằm mục đích gì?
A. Thông qua bản Hiến pháp mới của quốc gia.
B. Tăng thuế cũ, đặt thêm các loại thuế mới.
C. Hòa giải mâu thuẫn giữa các đẳng cấp.
D. Bầu các đại biểu của Quốc hội mới.
Câu 4: Bức tranh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến sự kiện nào trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?
A. Tuyên ngôn Độc lập được thông qua.
B. Hiệp định Pa-ri được kí kết.
C. Sự kiện chè Bô-xtơn.
D. Quân đội Anh đầu hàng.
Câu 5: Trong Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII), ngày 26/8/1789, Quốc hội Lập hiến đã thông qua bản
A. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân Quyền.
B. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
C. Tuyên ngôn giải phóng nô lệ.
D. Tuyên ngôn Độc lập.
Câu 6: Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX), mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
A. không tồn tại trong xã hội.
B. được giải quyết triệt để.
C. có xu hướng suy giảm.
D. ngày càng sâu sắc.
Câu 7: Cuối thế kỉ XVIII, cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh, trước hết là trong ngành
A. dệt.
B. khai mỏ.
C. giao thông vận tải.
D. luyện kim.
Câu 8: Trong cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX), phát minh kĩ thuật nào đã tạo ra bước chuyển căn bản trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa?
A. Động cơ đốt trong.
B. Máy kéo sợi Gien-ni.
C. Máy tính điện tử.
D. Máy hơi nước.
Câu 9: Năm 1769, Giêm Oát chế tạo ra
A. máy kéo sợi Gien-ni.
B. máy dệt.
C. động cơ hơi nước.
D. máy tỉa hạt bông.
Câu 10: Nội dung nào không phản ánh đúng tác động của cách mạng công nghiệp đến đời sống kinh tế của con người?
A. Chuyển dịch dân cư từ các thành phố lớn về vùng nông thôn.
B. Thúc đẩy ngành giao thông vận tải, nông nghiệp phát triển.
C. Tăng năng suất lao động; tạo ra nguồn của cải dồi dào.
D. Làm xuất hiện nhiều khu công nghiệp, thành phố lớn.
Câu 11: Đến đầu thế kỉ XX, Phi-líp-pin đã trở thành thuộc địa của
A. Anh.
B. Pháp.
C. Mỹ.
D. Hà Lan.
Câu 12: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình xã hội của các nước Đông Nam Á dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây?
A. Trật tự xã hội truyền thống ở Đông Nam Á vẫn được duy trì.
B. Xã hội văn minh, bắt kịp với trình độ phát triển của phương Tây.
C. Các giai cấp cũ bị phân hóa, xuất hiện những lực lượng xã hội mới.
D. Các giai cấp cũ bị xóa bỏ, trong xã hội xuất hiện nhiều lực lượng mới.
Câu 13: Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Ma-lai-xi-a và Mi-an-ma đã trở thành thuộc địa của
A. thực dân Pháp.
B. thực dân Anh.
C. thực dân Hà Lan.
D. thực dân Tây Ban Nha.
Câu 14: Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Hà Lan đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược quốc gia nào ở Đông Nam Á?
A. Cam-pu-chia.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Mi-an-ma.
D. Ma-lai-xi-a.
Câu 15: Quá trình đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân các nước Đông Nam Á có điểm giống nhau cơ bản về
A. mục đích đấu tranh.
B. thời điểm diễn ra.
C. hình thức đấu tranh.
D. lực lượng lãnh đạo.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
“Cách mạng tư sản Pháp bắt đầu năm 1789 trong bối cảnh xã hội Pháp lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng do nạn đói kém, bất công xã hội và sự bế tắc về tài chính của chế độ quân chủ. Tầng lớp tư sản, cùng với nông dân và công nhân, đã đứng lên chống lại chế độ phong kiến lỗi thời và chế độ quân chủ chuyên chế. Các sự kiện như cuộc tấn công vào ngục Bastille và việc thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền đã khẳng định quyết tâm của nhân dân Pháp trong việc xây dựng một xã hội mới dựa trên tự do, bình đẳng và quyền làm chủ của nhân dân.”
a) Cách mạng Pháp xảy ra trong bối cảnh kinh tế xã hội Pháp đang gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng.
b) Chế độ phong kiến Pháp hoàn toàn không chịu ảnh hưởng bởi các cuộc đấu tranh của nhân dân.
c) Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là kết quả của Cách mạng tư sản Pháp.
d) Cách mạng Pháp không có sự tham gia của tầng lớp nông dân và công nhân.
Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
“Việc phát triển các ngành công nghiệp nặng như luyện kim và khai thác than đá là một trong những đặc điểm nổi bật của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Nhiều phát minh quan trọng như máy hơi nước của James Watt đã tạo bước đột phá trong sản xuất, giúp máy móc hoạt động hiệu quả hơn. Điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà còn thay đổi cách tổ chức lao động và hình thức sản xuất, mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt.”
a) Máy hơi nước là phát minh quan trọng thúc đẩy Cách mạng công nghiệp.
b) Các ngành công nghiệp nặng không đóng vai trò quan trọng trong Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
c) Cách mạng công nghiệp thay đổi cách tổ chức lao động và sản xuất hàng loạt.
d) Máy hơi nước không có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................