Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 3 Đọc 2: Chữ người tử tù

Giáo án Bài 3 Đọc 2: Chữ người tử tù sách Ngữ văn 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 3 Đọc 2: Chữ người tử tù

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  : CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt

- Nắm được vị trí của Nguyễn Tuân trên văn đàn Việt Nam: là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ suốt đời đi săn tìm cái đẹp và thúc đẩy sự phát triển của văn xuôi hiện đại.

- Nắm được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Chữ người tử tù” qua hình tượng nhân vật Huấn Cao. Từ đó hiểu được quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân và nghệ thuật xây dựng truyện (tạo tình huống truyện độc đáo, tạo không khí cổ xưa, sử dụng thủ pháp đối lập)

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập.

- Phân tích mức độ của nhiệm vụ và có sự phân công nhiệm vụ hợp lí.

- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề, biết cách đề xuất và phân tích một số giải pháp để giải quyết vấn đề..

  1. Năng lực đặc thù

Vận dụng được những hiểu biết chung về tác giả Nguyễn Tuân và các kiến thức thu thập được để hiểu truyện ngắn “Chữ người tử tù”

- Phân tích và đánh giá được vị trí của truyện ngắn “Chữ người tử tù” trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân.

  1. Phẩm chất

- Bồi dưỡng cho HS ý thức tự đấu tranh và có tinh thần nhân đạo.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. 1. Chuẩn bị của giáo viên

-   Giáo án

-   Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-   Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

-   Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

-   Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Chữ người tử tù
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS đoán tên tác phẩm
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi gợi mở:

Hãy kể tên một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi ý: Người lái đò sông Đà,….

- GV dẫn dắt vào bài: Dựa vào những câu chuyện do người cha Nguyễn An Lan kể lại về nhà nho, nhà thơ Chu Thần Cao Bá Quát, Nguyễn Tuân sáng tạo nên hình tượng nhân vật Huấn Cao, thổi linh hồn truyện ngắn cho “ Chữ người tử tù”. Cho đến bây giờ và có lẽ còn lâu nữa, người ta vẫn không biết dòng chữ cuối cùng ông Huấn để lại cho quản ngục nhà lao tỉnh Sơn là chữ gì. Nhưng điều đó không mấy quan trọng. Chỉ biết rằng nhân cách, khí phách và tâm hồn nhân vật và tác giả thì vẫn sáng mãi.

B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: HS nắm được những nét khái quát và quan trọng về truyện ngắn “Chữ người tử tù”
  2. Nội dung: HS hoạt động theo cặp, dựa vào việc chuẩn bị bài ở nhà, phần chuẩn bị đọc trong SGK, trả lời các câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến truyện ngắn “Chữ người tử tù”
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-        GV đưa câu hỏi để HS thảo luận: Trình bày những nét chung và hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Tuân và truyện ngắn “Chữ người tử tù”

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận vấn đề

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức

GV mở rộng: Nguyễn Tuân có rất nhiều bút danh. Mỗi bút danh lại gắn liền với một câu chuyện và sự kiện quan trọng trong cuộc đời của ông. Bút danh ấy chính là cách để Nguyễn Tuân thể hiện cá tính “ngông” của mình trong suốt sự nghiệp cầm bút.

+ Thanh Hà (Thanh hoá- Hà Nội) nơi khởi nghiệp sự nghiệp  văn chương của ông.

+ Ngột lôi quật: Ngột ngạt quá muốn làm Thiên lôi quật phá lung tung

+ Ân Ngũ Tuyên: Nguyễn Tuân

+ Nhất Lang: Chàng trai số 1

+ Tuấn thừa sắc: Tuân.

Dù là bút danh nào, Nguyễn Tuân cũng luôn giữ cho mình một phong cách nghệ thuật độc đáo, một vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng trên tất cả cách lĩnh vực và một cá tính mạnh mẽ.

- Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời

I. Tìm hiểu chung:

 1. Tác giả: Nguyễn Tuân (1910 – 1987) Người Hà nội. 

- Sinh ra trong một gia đình nhà nho.

- Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, phong cách nghệ thuật độc đáo: Luôn tiếp cận cuộc sống từ góc độ tài hoa uyên bác ở phương diện văn hoá, nghệ thuật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Truyện ngắn: Chữ người tử tù.

- Lúc đầu có tên là: Dòng chữ cuối cùng, in 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau đó đổi tên thành: Chữ người tử tù và được in trong tập truyện :Vang bóng một thời.

- Là ‘‘một văn phẩm đạt tới sự toàn thiện, toàn mĩ’’(Vũ Ngọc Phan)

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Tìm hiểu và nắm được nội dung cũng như nghệ thuật của “Chữ người tử tù”
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản “Chữ người tử tù”
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản “Chữ người tử tù”
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu tác phẩm:

+ Tình huống truyện của “Chữ người tử tù” là tình huống đặc biệt. Xác định tình huống và nêu ý nghĩa của tình huống truyện.

+ Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao

+ Vẻ đẹp của nhân vật viên quản ngục.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Hs làm việc theo nhóm suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-   GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

-   GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

GV giảng: Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viên quản ngục trong tình thế đối nghịch, éo le:

+ Xét trên bình diện xã hội: Quản ngục là người địa diện cho trật tự xã hội, có quyền giam cầm, tra tấn. Còn Huấn Cao là người nổi loạn, đang chờ chịu tội.

+ Xét trên bình diện nghệ thuật: Họ đều có tâm  hồn nghệ sĩ. Huấn Cao là người tài hoa: coi thường, khinh bỉ những kẻ ở chốn nhơ nhuốc. Quản ngục lại là người biết quý trọng, tôn thờ cái đẹp, yêu nghệ thuật thư pháp, xin chữ Huấn Cao.

Nguyễn Tuân đã xây dựng nên tình huống éo le, nghịch lí ấy để tạo nên bước ngoặt cho nhân vật của mình xuất hiện và thể hiện cá tính, phẩm chất. Đó cũng là đặc điểm trong sáng tác của Nguyễn Tuân – một con người cá tính, ngông, tài hoa uyên bác.

 

 

 

 

GV giảng: Chữ Huấn Cao không chỉ đẹp vuông mà còn nói lên hoài bão tung hoành của một đời người. Huấn Cao gợi người đọc nghĩ đến Cao Bá Quát - một danh sĩ đời Nguyễn – cầm đầu cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương chống triều đình Tự Đức bị thất bại với sự khẳng khái cả một đời: Nhất sinh đê thủ bái hoa mai (Cả đời chỉ cúi đầu trước bông hoa mai). Cao Bá Quát cũng chính là hình mẫu mà Nguyễn Tuân dùng để xây dựng hình tượng người nghệ sĩ Huấn Cao.

 

 

GV giảng: Huấn Cao là kẻ cầm đầu cuộc đại nghịch chống triều đình bị bắt giam với án tử hình đang chờ ngày ra pháp trường. Thế nhưng, ở con người ấy vẫn sáng lên những phẩm chất vô cùng cao quý:

+ Tài hoa, nghệ sĩ: Có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp... Có được chữ Huấn Cao mà treo là có một vật báu trên đời...Thế ra y văn võ đều có tài cả. 

+ Nhân cách trong sáng, trọng nghĩa khinh lợi, có tài có tâm, coi khinh tiền bạc và quyền thế. Huấn Cao không chỉ là một nghệ sỹ tài hoa, mà còn là hiện thân của cái tâm kẻ sỹ. Có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, một thiên lương cao cả.

+ Khí phách hiên ngang: Coi thường cái chết, Mặc dù đang chờ ngày ra chặt đầu, vẫn nguyên vẹn tư thế ung dung, đàng hoàng, không biết cúi đầu trước quyền lực và đồng tiền. Ta nhất sinh không vì tiền bạc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối ...đời ta mới viết... cho ba người bạn thân…

+ Hiểu tấm lòng và sở thích cao quí của thầy Quản, ông vô cùng xúc động và ân hận: Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.

 

 

 

 

 

II. Tìm hiểu tác phẩm

1.  Tình huống truyện:

- Cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường :

 + Viên quản ngục - kẻ đại diện cho quyền lực tăm tối nhưng lại khao khát ánh sáng và chữ nghĩa.

 + Huấn Cao – người tử tù có tài viết chữ đẹp, chống lại triều đình phong kiến.

- Ý nghĩa của tình huống truyện: Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng, kịch tính, có ý nghĩa đối đầu giữ cái đẹp cái thiên lương>< quyền lực tội ác.

→ cái đẹp, cái thiên lương đã thắng thế.






2. Nhân vật

a. Nhân vật Huấn Cao

* Một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp:

- Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”. 

+ Tài viết chữ Hán - nghệ thuật thư pháp

- “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm … có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở trên đời”.

- Ca ngợi tài của Huấn Cao, nhà văn thể hiện quan niệm và tư tưởng nghệ thuật của mình:

* Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất:

- Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình.

- Ngay khi đặt chân vào nhà ngục:

+ Trước câu nói của tên lính áp giải: không thèm để ý, không thèm chấp.

+ Thản nhiên rũ rệp trên thang gông: “Huấn Cao lạnh lùng … nâu đen”

=> Đó là khí phách, tiết tháo của nhà Nho uy vũ bất nắng khuất.

- Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh” 

=> phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.

- Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt đến điều “Ngươi hỏi ta muốn gì ...vào đây”.

=> Không quy luỵ trước cường quyền.

=> Đó là khí phách của một người anh hùng.

* Một nhân cách, một thiên lương cao cả:

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

GIÁO ÁN WORD BÀI 2: THƠ VĂN NGUYỄN DU

GIÁO ÁN WORD BÀI 3: TRUYỆN

GIÁO ÁN WORD BÀI 4: VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN WORD BÀI 5. TRUYỆN NGẮN

GIÁO ÁN WORD BÀI 6. THƠ

GIÁO ÁN WORD BÀI 7. TÙY BÚT, TẢN VĂN, TRUYỆN KÍ

GIÁO ÁN WORD BÀI 8. BI KỊCH

GIÁO ÁN WORD BÀI 9. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

II. GIÁO ÁN POWRPOINT NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

GIÁO ÁN POWERPOINT 2: THƠ VĂN NGUYỄN DU

GIÁO ÁN POWERPOINT 3: TRUYỆN

GIÁO ÁN POWERPOINT 4: VĂN BẢN THÔNG TIN

 

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 5. TRUYỆN NGẮN

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6. THƠ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7. TUỲ BÚT, TẢN VĂN, TRUYỆN KÍ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 8. BI KỊCH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 9. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC

IV. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

GIÁO ÁN DẠY THÊM 2: THƠ VĂN NGUYỄN DU

GIÁO ÁN DẠY THÊM 3: TRUYỆN

GIÁO ÁN DẠY THÊM 4: VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5. TRUYỆN NGẮN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. THƠ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. TUỲ BÚT, TẢN VĂN, TRUYỆN KÍ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. BI KỊCH

Chat hỗ trợ
Chat ngay