Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 chân trời Ôn tập bài 8: Cái tôi - thế giới độc đáo (thơ) (Phần 2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 8 Cái tôi - thế giới độc đáo (thơ) (Phần 2). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 8. CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

(PHẦN 2)

Câu 1: Tên loại đàn được tác giả Xuân Diệu nhắc đến trong bài Nguyệt cầm?

  1. Đàn bầu
  2. Đàn nhị
  3. Đàn nguyệt
  4. Đàn tơ rưng

Câu 2: Ý nghĩa của câu thơ:

“Lung linh bóng sáng bỗng rùng mình

Vì nghe nương tử trong câu hát

Đã chết đem rằm theo nước xanh”.

  1. Nỗi niềm cảm hoài tiếc thương kiếp người tài hoa nhưng bạc mệnh
  2. Diễn tả nỗi sợ hãi chuyển đổi giác từ thính giác sang cảm giác. Từ âm thanh đến mức rùng mình.
  3. Diễn tả nỗi nhớ
  4. Diễn tả nỗi xúc động xao xuyến

Câu 3: Câu thơ “Đã chết đêm rằm theo nước xanh” liên tưởng đến nhân vật nào trong bài thơ Nguyệt cầm?

  1. Thúy Kiều
  2. Đạm Tiên
  3. Chiêu Quân
  4. Tây Thi

Câu 4: Câu thơ “Long lanh tiếng sỏi vang vang hận” sử dụng biện pháp tu từ nào trong bài thơ Nguyệt cầm?

  1. Đảo ngữ
  2. Ẩn dụ
  3. Đối
  4. Hoán dụ

Câu 5: Tiếng đàn cất lên trong khoảng thời gian nào trong bài thơ Nguyệt cầm?

  1. Trong buổi trưa
  2. Buổi chiều tà
  3. Đêm khuya
  4. Buổi sáng

Câu 6: Giá trị nội dung bài thơ Nguyệt cầm là gì trong bài thơ Nguyệt cầm?

  1. Thể hiện sự giao cảm giữa hương sắc và thanh âm giữa đất trời và cỏ cây, vũ trụ và con người, giữa trần gian và âm cảnh
  2. Thể hiện niềm thương tiếc với số phận những con người bất hạnh trong cuộc đời
  3. Thể hiện sự đau đáu về những kiếp người tài hoa bạc mệnh và nỗi niềm mong mỏi được cứu rỗi họ
  4. Không có đáp án nào đúng.

Câu 7: Xuân Diệu quê ở đâu?

  1. Làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh
  2. Làng La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội
  3. Làng Sen, huyện Nam Đàn, Nghệ An
  4. Không đáp án nào đúng

Câu 8: Bài thơ Nguyệt cầm được in trong tập nào:

  1. Gửi hương cho gió
  2. Gửi hương cho cây
  3. Tuyển tập Xuân Diệu
  4. Vội vàng

Câu 9: Điểm khác biệt giữa các hình ảnh “câu thơ”, “bài hát”, “mắt em” với hình ảnh “những chiếc lá”.

  1. Những giá trị nghệ thuật và tình yêu là cái không bao giờ bị thời gian lãng quên. Còn chiếc lá là cái hữu hạn sẽ bị thời gian phủi xóa
  2. Cái lạ có thể cầm được còn những thứ kia thì không
  3. Khác nhau về cảm giác. Có cái cảm nhận bằng tay cái cảm nhận bằng thính giác
  4. Một đáp án khác

 

Câu 10: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

“Riêng những câu thơ

Còn xanh

Riêng những bài hát

Còn xanh”

  1. Điệp cấu trúc
  2. Điệp ngữ
  3. Đảo ngữ
  4. Ẩn dụ

 

Câu 11: Phép lặp cú pháp là gì?

  1. Là việc sử dụng nhiều lần một từ, cụm từ hoặc câu có cấu trúc giống nhau trong một đoạn văn, bài thơ để tạo hiệu quả nghệ thuật.
  2. Là việc sử dụng nhiều lần một từ, cụm từ hoặc câu có cấu trúc khác nhau trong một đoạn văn, bài thơ để tạo hiệu quả nghệ thuật.
  3. Là việc sử dụng nhiều lần một từ, cụm từ hoặc câu có cấu trúc giống nhau trong một đoạn văn, bài thơ để nhấn mạnh ý nghĩa.
  4. Là việc sử dụng nhiều lần một từ, cụm từ hoặc câu có cấu trúc giống nhau trong một đoạn văn, bài thơ để tạo sự cân đối, nhịp nhàng.

 

Câu 12: Câu thơ “Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê” có gì mới?

  1. Phá vỡ quy tắc ngôn ngữ
  2. Đảo ngữ
  3. Lặp cấu trúc
  4. Không đáp án nào đúng

Câu 13: Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần

Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân”

  1. Biện pháp đối
  2. Biện pháp lặp cấu trúc
  3. Biện pháp đảo ngữ
  4. Biện pháp nhân hóa

Câu 14: Tác giả của Thời gian là:

  1. Văn Cao
  2. Xuân Diệu
  3. Hồ Xuân Hương
  4. Bà huyện Thanh Quan

Câu 15: Dòng thơ đầu tiên “thời gian qua kẽ tay” cho thấy nhà thơ hình dung thế nào về thời gian trong bài Thời gian?

  1. Thời gian trôi một cách âm thầm lặng lẽ không báo trước
  2. Thời gian trôi rất nhanh
  3. Thời gian trôi rất chậm
  4. Một đáp án khác

Câu 16: Bài thơ Thời gian ra đời vào năm:

  1. 1986
  2. 1987
  3. 1988
  4. 1989

Câu 17: Biện pháp lặp cú pháp là gì?

  1. Là lặp kết cấu cú pháp, nhưng thường có sự phối hợp với lặp từ ngữ, lặp nhịp điệu trong câu hoặc phối hợp với các phép tu từ khác.
  2. Là lặp cấu tứ thơ và thường có sự phối hợp với các phép tu từ khác.
  3. Là lặp thanh vần của câu và thường có sự phối hợp với lặp từ ngữ hoặc phối hợp với các phép tu từ khác.
  4. Không đáp án nào đúng.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa."

(Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh)

Câu 18: Xác định câu văn không sử dụng phép lặp cú pháp?

  1. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa
  2. Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
  3. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
  4. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập
  5. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

Câu 19: Xác định cấu trúc của cặp câu:

"Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập

Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa."

  1. P (thành phần phụ tình thái) + C(chủ ngữ) + V1(vị ngữ 1) + V2(vị ngữ 2)
  2. Danh từ + định tố
  3. Trạng ngữ chỉ thời gian + C(chủ ngữ) + V1(vị ngữ 1) + V2(vị ngữ 2)
  4. C + V + Phụ ngữ chỉ đối tượng + Trạng ngữ

Câu 20: Câu thơ: "Lom khom dưới núi tiều vài chú - Lác đác bên sông chợ mấy nhà" (Bà Huyện Thanh Quan) sử dụng phép tu từ cú pháp nào?

  1. Phép đối và sử dụng các từ láy gợi hình.
  2. Phép lặp cú pháp và đảo trật tự cú pháp.
  3. Phép lặp cú pháp và sử dụng các từ láy gợi hình.
  4. Phép lặp cú pháp và phép liệt kê.

Câu 21: Đoạn thơ sau có sử dụng phép tu từ cú pháp gì?

“Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.”

  1. Phép lặp
  2. Liệt kê
  3. Chêm xen
  4. Ẩn dụ

Câu 22: Trong tục ngữ, lặp cú pháp là cơ sở của:

  1. Phép đối
  2. Phép liên tưởng
  3. Phép nối
  4. Phép thế

Câu 23: Phép lặp cú pháp thường ít sử dụng nhất trong loại văn bản nào dưới đây?

  1. Nghệ thuật
  2. Chính luận
  3. Hành chính
  4. Báo chí

Câu 24: Phép lặp cú pháp thường kèm theo:

  1. Lặp từ ngữ
  2. Lặp phụ âm đầu
  3. Lặp vần
  4. Lặp thanh điệu

Câu 25: Phép lặp cú pháp là:

  1. Lặp lại từ ngữ trong câu
  2. Lặp lại hình thức ngữ âm
  3. Lặp lại cấu trúc ngữ pháp của câu
  4. Lặp lại chủ ngữ trong câu

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay