Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 chân trời: Ôn tập cuối học kì II

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì II. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

PHẦN 1: VĂN BẢN

Câu 1: Đặc điểm của truyện thơ dân gian là gì?

  1. Tự sự bằng thơ định hình từ thế kỉ XVII phát triển mạnh từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
  2. Không co cốt truyện giàu tính trữ tình và tính nhạc
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Câu 2: Ngôn ngữ văn học trong tác phẩm văn chương thường có đặc điểm gì?

  1. Có tính biểu cảm, truyền cảm
  2. Có tính đa nghĩa
  3. Có tính hình tượng và tính thẩm mỹ
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của thể loại truyện thơ dân gian?

  1. Cốt truyện đơn giản xoay quanh số phận của một vài nhân vật chính có sử dụng yếu tố kì ảo
  2. Nhân vật chính thường là những người có số phận ngang trái, bất hạnh trong cuộc sống
  3. Ngôn ngữ truyền khẩu, giàu chất trữ tình và mang âm hưởng của các làn điệu dân ca Việt Nam
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Chủ đề chính của Truyện Kiều là gì?

  1. Tố cáo những thế lực đen tối chà đạp lên quyền ống của con người
  2. Là tiếng nói thông cảm, xót thương cho số phận đau khổ của người phụ nữ tài sắc
  3. Ca ngợi tấm gương hiếu nghĩa của con người
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Điểm nhìn trong tác phẩm tự sự có thể chia thành những loại nào?

  1. Điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật được kể
  2. Điểm nhìn bên ngoài và bên trong
  3. Điểm nhìn thời gian
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Lời người kể chuyện có vai trò gì?

  1. Miêu tả trần thuật đưa ra những phán đoán đánh giá đối với đối tượng được miêu tả, trần thuật cũng như định hướng việc hình dung theo dõi mạch kể của người đọc
  2. Miêu tả những phán đoán diễn biến của câu chuyện
  3. Hai đáp án trên đều đúng
  4. Hai đáp án trên đều sai

Câu 7: Chỉ ra điểm giống nhau giữa hai thể loại Tùy bút và tản văn?

  1. Đều thuộc thể loại văn xuôi tự sự, trữ tình
  2. Đều mang tính chất hư cất: Viết trên cảm xúc có thật, người viết đã chứng kiến hoặc trải nghiệm qua cảm xúc ấy
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Câu 8: Đâu là dòng nói đúng nhất về sự khác biệt của tùy bút và tản văn?

  1. Tản văn có đề tài nhỏ hẹp hơn so với tùy bút
  2. Tản văn có đề tài rộng lớn và bao quát hơn so với tùy bút
  3. Tản văn lấy hiệu quả từ tình tiết, nhân vật để khắc họa sự biết
  4. Tản văn yêu cầu tình cảm mãnh liệt như thơ, cái nhìn xuất phát từ chính tác giả

PHẦN 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Câu 1: Tác dụng của phép lặp cú pháp là gì?

  1. Vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh, vừa làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu.
  2. Làm trọn vẹn hoặc nhấn mạnh ý nghĩa, gia tăng cảm xúc
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Câu 2: Phép lặp cú pháp thường ít sử dụng nhất trong loại văn bản nào dưới đây?

  1. Nghệ thuật
  2. Chính luận
  3. Hành chính
  4. Báo chí

Câu 3: Phép đối có đặc điểm gì?

  1. Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.
  2. Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về B/T
  3. Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ – tính từ đối với động từ – tính từ)
  4. Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau,hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa..
  5. Cả A, B, C và D đều đúng

Câu 4: Các hiện tượng phá vỡ quy tắc  ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học gồm?

  1. Tạo ra những kết hợp từ trái logic nhằm lạ hóa đối tượng được nói đến
  2. Sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả, thể hiện
  3. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ về đối tượng được đề câp. Đồng thời bổ sung chức năng mới cho dấu câu khi trình bày văn bản trên giấy.
  4. Tất cả 3 phương án trên

Câu 5: Đoạn thơ sau có sử dụng phép tu từ cú pháp gì?

“Những người thắt đáy lưng ong

Đã khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con

Những người béo trục béo tròn

Ăn vụng như chớp đánh con cả ngày

Những người mặt nạc đốm dày

Mo nang trôi sấp biết ngày nào khôn”

  1. Phép lặp
  2. Liệt kê
  3. Chêm xen
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 6 Chỉ ra lỗi sai của câu “Ở trong toàn bộ truyện Kiều của Nguyễn Du đã miêu tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến”.

  1. Lỗi thiếu thành phần vị ngữ
  2. Lỗi sai trật tự sắp xếp các thành phần
  3. Lỗi thiếu chủ ngữ
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 7; Chỉ ra lỗi sai của câu sau: “Rất thú vị truyện ngắn sử dụng các yếu tố kì ảo, lạ lùng”

  1. Lỗi sai trật tự sắp xếp thành phần trong câu
  2. Lỗi thiếu vị ngữ
  3. Lỗi thiếu chủ ngữ
  4. Lỗi thiếu vế câu

 --------------- Còn tiếp ---------------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay