Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập Bài 3 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 3. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 3. VĂN BẢN THÔNG TIN (PHẦN 2)

Câu 1: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?

Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

  • A. Diễn dịch
  • B. Phối hợp
  • C. Song song
  • D. Quy nạp

Câu 2: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?

Bất cứ ai trong số chúng ta cũng có một quê hương, một Tổ quốc trong tim. Ngay từ bé, tôi đã được mẹ kể cho nghe về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, những văn hóa cổ truyền đặc sắc của quê hương. Từ đó trong tôi đã nhen nhóm một lòng yêu quê hương, đất nước từ bao giờ không hay. Quả thực, đây là thứ tình cảm cao quý mà ai cũng cần có. Vì quê hương chính là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn ta, cho ta sự sống. Đó là cội nguồn để ta hướng về, là nơi chôn rau cắt rốn mà bất cứ ai cũng không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc và ấm no như ngày hôm nay là sự hy sinh của biết bao thế hệ ông cha ta ngày trước, kiên cường dựng nước và giữ nước, không ngại để lại máu xương chống lại kẻ thù xâm lược. Vậy nên, cần biết trân trọng và yêu thương đất nước này, vì từng tấc đất mà ta đang ở đều được đánh đổi bằng bao mồ hôi xương máu của nhiều thế hệ.

  • A. Song song
  • B. Phối hợp
  • C. Quy nạp
  • D. Diễn dịch

Câu 3: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào:

Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một nhân vật giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại duy nhất 1 người con trai, một con chó vàng cùng một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ, người con trai phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su, còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó. Ông lão yêu thương chăm sóc nó nó lắm, “âu yếm gọi nó là “cậu Vàng”; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó…”. Chao ôi ! Thứ tình cảm mà lão dành cho nó lớn làm sao. Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, đắn đo mãi, Lão Hạc mới buộc lòng phải bán cậu Vàng. Lão vô cùng đau khổ, thương xót nó bởi lão đã quá nặng lòng yêu thương coi nó như người thân, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ân hận, cho là mình đã lừa một con chó. Nói tóm lại, lão Hạc tuy chỉ là một nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở con người ấy vẫn có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão Hạc dành cho chó Vàng khiến người đọc phải xúc động tận đáy lòng.

  • A. Song song
  • B. Quy nạp
  • C. Phối hợp
  • D. Diễn dịch

Câu 4: Đoạn văn dưới đây được trình bày theo cách nào:

Phan Tòng cầm quân rồi hy sinh, đầu còn đội khăn tang. Hồ Huân Nghiệp lúc sắp bị hành hình mới có thì giờ nghĩ đến mẹ già. Phan Đình Phùng đành nuốt giận khi biết giặc và tay sai đốt nhà, đào mả và khủng bố gia đình thân thuộc của mình. Cha già, mẹ yếu, vợ dại, con thơ gánh gia đình rất nặng mà Cao Thắng cứ bỏ đi cứu nước rồi chết.

  • A. Song song
  • B. Diễn dịch
  • C. Phối hợp
  • D. Quy nạp

          

Câu 5: Đâu là một phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong trò chuyện trực tiếp?

  • A. Cử chỉ
  • B. Chạy – nhảy
  • C. Đánh nhau
  • D. Xoay vòng

Câu 6: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.”

Đoạn văn trên là kiểu đoạn văn nào?

  • A. Diễn dịch
  • B. Quy nạp
  • C. Song song
  • D. Phối hợp

Câu 7: “Cây cối luôn được ví là “lá phổi xanh”. Lá cây giúp che chắn các thành phần bụi bẩn, độc hại có trong không khí. Nếu không có cây xanh che bụi và các chất ô nhiễm, con người sẽ khó thở và mắc nhiều bệnh mãn tính do không khí ô nhiễm gây ra.”

Đoạn văn trên là kiểu đoạn văn nào?

  • A. Diễn dịch
  • B. Quy nạp
  • C. Song song
  • D. Phối hợp

Câu 8: “Các con vật trong nhà có xu hướng mang lại một cảm giác bình yên cho trẻ. Một số trẻ nhỏ thường có cảm giác thoải mái khi ở cạnh những con vật nuôi hơn là khi ở bên người khác. Cũng giống như người lớn, trẻ thường thích ở bên những con thú cưng khi chúng cảm thấy buồn, giận dữ hay khó chịu. Thật kì diệu, những con vật nuôi sẽ mang đến sự yên bình trong mọi tình huống và luôn dành cho con người một tình yêu vô điều kiện.”

Đoạn văn trên là kiểu đoạn văn nào?

  • A. Diễn dịch
  • B. Quy nạp
  • C. Song song
  • D. Phối hợp

Câu 9: Ở đoạn văn diễn dịch thì:

  • A. Câu chủ đề là câu đứng cuối đoạn, khái quát ý từ những câu đứng trước
  • B. Câu chủ đề là câu thứ nhất nêu ý khái quát, các câu còn lại phát triển ý nêu ở câu chủ đề
  • C. Câu chủ đề không rõ ràng mà được thể hiện qua toàn bộ đoạn văn.
  • D. Câu chủ đề được thể hiện rõ ràng ở toàn bộ đoạn văn.

Câu 10: Ở đoạn văn quy nạp thì:

  • A. Câu chủ đề là câu đứng cuối đoạn, khái quát ý từ những câu đứng trước
  • B. Câu chủ đề là câu thứ nhất nêu ý khái quát, các câu còn lại phát triển ý nêu ở câu chủ đề
  • C. Câu chủ đề không rõ ràng mà được thể hiện qua toàn bộ đoạn văn.
  • D. Câu chủ đề được thể hiện rõ ràng ở toàn bộ đoạn văn.

Câu 11: Trong văn bản Sao băng, các đề mục in nghiêng khác đề mục in đậm ở chỗ nào?

  • A. Là những ý nhỏ hơn
  • B. Là những ý lớn hơn
  • C. Là nội dung phụ
  • D. Là nội dung chính.

Câu 12: Trong văn bản Sao băng, mức độ xuất hiện của sao băng, mưa sao băng theo những nghiên cứu ở hiện tại như thế nào?

  • A. Rất hiếm
  • B. Tương đối
  • C. Nhiều
  • D. Vô số, ngày nào cũng có.

Câu 13: Trong văn bản Sao băng, sao băng, mưa sao băng xuất hiện có chu kì không?

  • A. Có, vì chúng ta có thể xác định được qua quỹ đạo của Trái Đất và các ngôi sao chổi.
  • B. Có, vì có những cuốn sách cổ ghi chép lại cách tính chu kỳ sao băng.
  • C. Không, vì mưa sao băng đến nay vẫn là một hiện tượng bí ẩn.
  • D. Không, vì chúng ta chưa có các công cụ đủ hiện đại để tính toán thời điểm một ngôi sao phát nổ.

Câu 14: Trong văn bản Sao băng, người viết có tin vào điềm xấu khi thấy sao băng không?

  • A. Có, vì chính người viết từng gặp hoạ có liên quan đến sao băng.
  • B. Có, vì người viết theo chủ nghĩa duy tâm.
  • C. Không, vì người viết cho rằng những điềm báo khi có sao băng không có cơ sở khoa học.
  • D. Không, vì người viết không nói gì về điều này.

Câu 15: Trong văn bản Sao băng, người viết đã triển khai ý tưởng và thông tin trong bài theo cách nào?

  • A. Theo trật tự thời gian
  • B. Theo quan hệ nhân quả
  • C. Theo mức độ quan trọng và phân loại ý tưởng
  • D. Theo cách liệt kê ý chính và diễn giải

Câu 16: Trong văn bản “Nước biển dâng: Bài toán khó cần giải trong thế kỷ XXI, câu nào sau đây không đúng?

  • A. Hình thành từ hàng triệu năm trước, biển và đại dương đóng vai trò quan trọng trong biến đổi khí hậu.
  • B. Biển và đại dương tạo ra hơn một nửa nguồn oxi mà chúng ta thở hằng ngày, cung cấp một nguồn hải sản đa dạng, giúp vận chuyển 3/4 hàng hoá tiêu dùng, và chứa đựng trong lòng nó nguồn tài nguyên thiết yếu như dầu mỏ.
  • C. Liên hợp quốc ước tính có chừng 40% dân số cư ngụ gần biển, với 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biển từ 10 mét trở xuống.
  • D. Việt Nam có 28 trên tổng số 64 tỉnh thành ven biển, với đường bờ biển dài hơn 3.000 ki-lô-mét.

Câu 17: Trong văn bản “Nước biển dâng: Bài toán khó cần giải trong thế kỷ XXI, câu nào sau đây không đúng?

  • A. Dao động thuỷ triều được hình thành do lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời tác động lên Trái Đất, làm khối chất lỏng trên bề mặt nó (biển và đại dương) biến đổi.
  • B. Ở Biển Đông, thuỷ triều có hai lần dâng lên đạt đỉnh và hai lần mực nước đạt thấp nhất, được kết hợp từ các thành phần nhật triều và bán nhật triều có tần số và biên độ khác nhau của sóng biển.
  • C. Khoảng dao động tổng hợp của thuỷ triều vùng Biển Đông có độ lớn trung bình từ 20 - 30 mét, tuỳ địa điểm dọc bờ biển.
  • D. Một số nơi như vịnh Phăn-đi (Fundy) – Ca-na-đa (Canada) và cửa sông Xê-vân (Severn) – Anh, biên độ thuỷ triều hằng ngày có thể đạt tới 15 - 16 mét.

Câu 18: Trong văn bản “Nước biển dâng: Bài toán khó cần giải trong thế kỷ XXI, đâu không phải thành phố chịu tác động lớn từ vấn đề nước biển dâng do biến đổi khí hậu kết hợp với triều cường?

  • A. New York
  • B. Amsterdam
  • C. Trùng Khánh
  • D. Hồ Chí Minh

Câu 19: Trong văn bản “Nước biển dâng: Bài toán khó cần giải trong thế kỷ XXI, câu nào sau đây không đúng về mức nước biển dâng?

  • A. Mức nước biển dâng ở các giai đoạn khác nhau là không đều nhau.
  • B. Ngược dòng về quá khứ, đã có những giai đoạn nước biển thấp hơn ngày nay đến 300 - 400 mét, hay cũng có những thời kì mực nước dâng cao hơn cả chục mét so với ngày nay.
  • C. Có một số giai đoạn nước biển dâng có chững lại, nhưng ngay sau đó lại tăng lên với tốc độ nhanh hơn.
  • D. Trong những năm gần đây, mức nước biển dâng bắt đầu trở nên giống với thời kỳ hàng nghìn năm về trước, ở một tốc độ không thể kiểm soát được.

Câu 20: Trong văn bản “Nước biển dâng: Bài toán khó cần giải trong thế kỷ XXI, chỉ ra các trình bày và triển khai ý tưởng, thông tin trong văn bản?

  • A. Theo trật tự thời gian
  • B. Theo quan hệ nhân quả
  • C. Theo mức độ quan trọng và phân loại ý tưởng
  • D. Theo cách liệt kê ý chính và diễn giải, kết hợp với dùng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Câu 21: Trong văn bản “Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại”, câu nào sau đây không đúng về tác hại của lũ lụt?

  • A. Lũ lụt tác động trực tiếp đến con người, đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người dân, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
  • B. Mỗi cơn lũ đi qua đều càn quét phá huỷ không biết bao nhiêu nhà dân, nương rẫy, giết hại các loại động vật.
  • C. Mặc dù lũ gây ra nhiều tác hại nhưng tình trạng bão lũ kéo dài có thể giúp cho việc trồng trọt trở nên dễ dàng hơn.
  • D. Tình trạng lũ lụt kéo theo những chất thải từ cống rãnh, ao hồ và các khu đổ rác làm ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nước công cộng.

Câu 22: Trong văn bản “Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại”, xác định bố cục của văn bản.

  • A. Bố cục gồm 13 phần theo các mục in đậm và in nghiêng.
  • B. Bố cục gồm 5 phần: Khái niệm, tính chất, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp.
  • C. Bố cục gồm 3 phần theo các mục in đậm.
  • D. Bố cục khách quan và chủ quan.

Câu 23: Trong văn bản “Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại”, người viết đã chọn những cách nào để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản?

  • A. Liệt kê và diễn giải
  • B. Phân loại đối tượng kết hợp với dùng phương tiện phi ngôn ngữ.
  • C. Trình bày hoàn toàn bằng phương tiện phi ngôn ngữ
  • D. Trình bày theo trật tự thời gian và quan hệ nhân quả.

Câu 24: Trong văn bản “Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại”, vì sao lũ lụt kéo dài còn ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương, làm giảm “tức thời” các hoạt động du lịch?

  • A. Vì lũ lụt ở một địa phương có thể làm gián đoạn nền kinh tế toàn cầu.
  • B. Vì người dân không thể tăng gia sản xuất, đẩy mạnh việc làm.
  • C. Vì chính phủ không bao giờ có các chương trình hỗ trợ người dân vùng lũ lụt.
  • D. Vì lũ lụt ở một địa phương giúp gia tăng năng suất và cung cấp việc làm.

Câu 25: Trong văn bản “Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại”, hình ảnh trong bài đọc thể hiện điều gì?

  • A. Tác hại của lũ lụt
  • B. Số lượng người chết tăng nhanh do lũ lụt
  • C. Những biến đổi về khí hậu toàn cầu
  • D. Ô nhiễm môi trường

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay