Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Bài 5 - Văn bản 3: Chiếu dời đô

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5 - Văn bản 3: Chiếu dời đô. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

VĂN BẢN 3: CHIẾU DỜI ĐÔ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: “Chiếu dời đô” do ai ban ra?

  1. Vua Lý Công Uẩn
  2. Thượng thư
  3. Tể tướng
  4. Thừa tướng

Câu 2: Lý Công Uẩn là vị vua thứ mấy triều Lý?

  1. Thứ nhất
  2. Thứ hai
  3. Thứ ba
  4. Thứ tư

Câu 3: Kinh đô mới được đổi tên thành:

  1. Đại Việt
  2. Hoa Lư
  3. Bàn Canh
  4. Thăng Long

Câu 4: Ở phần đầu, tác giả đã đưa ra việc dời đô của các triều đại ở:

  1. Trung Quốc
  2. Việt Nam
  3. Hàn Quốc
  4. Campuchia

Câu 5: Tam Đại chỉ ba triều đại nào?

  1. Ngô, Đinh, Tiền Lê
  2. Văn Lang, Âu Lạc, Triệu
  3. Hạ, Thương, Chu
  4. Nguỵ, Thục, Ngô

Câu 6: Xem khắp nước Việt ta, tác giả cho rằng, Đại La là nơi như thế nào?

  1. Là thắng địa
  2. Là nơi tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước
  3. Là chốn kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Nhà Lý được thành lập vào năm nào?

  1. 938
  2. 967
  3. 1009
  4. 1010

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Đâu là hoàn cảnh ra đời bài “Chiếu dời đô”?

  1. Năm 1010, Lý Công Uẩn điều quân ra đánh Cao Vương, chiếm lấy thành Đại La.
  2. Năm 1010, nhận thấy việc dời đô là cần thiết, Lý Công Uẩn đã viết bài chiếu.
  3. Năm Thuận Thiên 1010, vua Lý Công Uẩn nghiên cứu ra một phương thức kinh doanh mới nên ra bài chiếu.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Việc dời đô nếu nhìn theo địa lý ngày nay thì là từ đâu ra đâu?

  1. Từ Ninh Bình ra Bắc Ninh.
  2. Từ Ninh Bình ra Hà Nội.
  3. Từ Thanh Hoá ra Hà Nội.
  4. Từ Hà Nội ra Hải Dương

Câu 3: Việc dời đô và lựa chọn kinh đô mới cho thấy điều gì ở vua Lý Công Uẩn?

  1. Ông là một người ham tiền tài, vật chất.
  2. Tầm nhìn chiến lược, tư tưởng chính trị sáng suốt
  3. Ông là một người quên đi lịch sử, truyền thống.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Vì sao các triều đại xưa dời đô?

  1. Vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu
  2. Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân
  3. Theo ý riêng của mình
  4. Cả A và B.

Câu 5: Đối với việc đóng đô ở Hoa Lư, tác giả cho rằng nhà Đinh, Lê là:

  1. Đã có tầm nhìn chiến lược đúng đắn, phù hợp với thời cuộc.
  2. Theo ý riêng của mình, khinh thường mệnh trời, khong noi theo dấu cũ Thương, Chu.
  3. Những triều đại có công lao lớn đối với nền hoà bình, độc lập của đất nước.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Đâu không phải một lợi thế của thành Đại La?

  1. Ở vào nơi trung tâm trời đất
  2. Được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đã đúng ngôi nam, bắc, đông, tây lại tiến hướng nhìn sông, dựa núi.
  3. Thành Đại La là một kho vàng khổng lồ.
  4. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng, dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Ý nghĩa lịch sử của văn bản này là gì?

  1. Có ý nghĩa quan trọng, là nền tảng cho là việc dời đô sau này của các triều đại như Trần, Lê, Nguyễn.
  2. Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
  3. Là một áng thiên cổ hùng văn, phản ánh tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo quốc gia.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đọc phần 1. Lý do cần dời đô là gì?

  1. Việc đóng đô ở Hoa Lư của nhà Đinh, Lê khiến cho triều đại không được bền lâu, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi nên cần phải dời đô tới một nơi thích hợp hơn.
  2. Việc đóng đô ở Hoa Lư của nhà Đinh, Lê chỉ tiện cho việc phòng thủ, cát cứ, không phù hợp để phát triển kinh tế nên cần tìm đến một nơi làm được tất cả mọi thứ.
  3. Vua Lý Công Uẩn muốn trở về quê mẹ của mình để phát triển đất nước, thay vì ở nơi khỉ ho cò gáy như các triều Đinh, Lê.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Để thuyết phục triều đình về việc chọn kinh đô mới, Lý Công Uẩn đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng như thế nào?

  1. Ông đã chỉ ra rằng thành Đại La có một kho vàng khổng lồ nên cần dời đô đến đó để khai thác cho được thuận tiện.
  2. Ông đã chỉ ra những lợi thế vượt hơn hẳn của thành Đại La so với kinh đô Hoa Lư.
  3. Ông đã đưa ra bằng chứng về việc các triều đại ở Trung Quốc xưa đều phải dời đô.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô” cần phải hiểu như thế nào?

  1. Từ thời nhà Thương đến thời nhà Bàn Canh, đã có năm lần dời đô.
  2. Từ xa xưa đâu đó ở thời nhà Thương, việc dời đô có ảnh hưởng đến vua Bàn Canh.
  3. Từ vị vua đầu tiên đến đời vua Bàn Canh của nhà Thương, đã có năm lần dời đô.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Tác giả nêu lên việc dời đô của các triều đại xưa nhằm mục đích gì?

  1. Nhằm cảm thông sâu sắc cho tình cảnh của người dân.
  2. Nhằm chỉ ra giá trị to lớn của việc dời đô.
  3. Nhằm hướng tới một nơi có cội nguồn dài lâu
  4. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Vì sao nói văn bản có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình?

  1. Vì trình tự lí lẽ mà tác giả đưa ra là hợp lí: đi từ việc nêu ra các triều đại xưa dời đô đến việc chỉ ra những bất cập ở Hoa Lư và những lợi thế nếu chuyển đến Đại La.
  2. Vì văn bản là lời ban bố mệnh lệnh nhưng lại có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, có những lời như đối thoại.
  3. Vì đây là nguyên tắc của chiếu, vua phải thể hiện được uy quyền cũng như tình cảm của mình.
  4. Cả A và B.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 5 Đọc 3: Chiếu dời đô

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay