Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Bài 7 Đọc 1: Mời trầu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7 Đọc 1: Mời trầu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: THƠ ĐƯỜNG LUẬT

VĂN BẢN 1: MỜI TRẦU

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Mời trầu do ai sáng tác?

  1. Hồ Xuân Hương.
  2. Đoàn Thị Điểm.
  3. Bà Huyện Thanh Quan.
  4. Nguyễn Khuyến.

Câu 2: Hồ Xuân Hương sinh ra ở đâu?

  1. Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương.
  2. Làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
  3. Phường Bích Câu, Thăng Long.
  4. Làng Yên Ninh, phủ Bắc Giang.

Câu 3: Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì?

  1. Nữ sĩ thơ Nôm.
  2. Hồng Hà nữ sĩ.
  3. Bà chúa thơ Nôm.
  4. Bạch Vân cư sĩ.

Câu 4: Thơ của Hồ Xuân Hương thường nói đến những nội dung gì?

  1. Lễ hội, phong tục tập quán.
  2. Khát vọng hạnh phúc, tình yêu của người phụ nữ.
  3. Đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Đối tượng thường được đề cập đến trong thơ Hồ Xuân Hương là ai?

  1. Người phụ nữ không hạnh phúc.
  2. Thầy tu hư hỏng.
  3. Lũ học trò ngu dốt.
  4. Người nông dân nghèo khổ.

Câu 6: Bài thơ Mời trầu được viết theo thể thơ nào?

  1. Thất ngôn bát cú Đường luật.
  2. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
  3. Ngũ ngôn bát cú Đường luật.
  4. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Câu 7: Bài thơ Mời trầu được viết bằng chữ gì?

  1. Chữ quốc ngữ.
  2. Chữ Hán.
  3. Chữ Nôm.
  4. Cả chữ Hán và chữ Nôm.

Câu 8: Một bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật thường có bố cục như thế nào?

  1. Không chia bố cục.
  2. 3 phần: câu đầu, câu thứ hai và 2 câu cuối.
  3. 4 phần: đề, thực, luận, kết.
  4. 4 phần: khởi, thừa, chuyển, hợp.

Câu 9: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

  1. Biểu cảm.
  2. Tự sự.
  3. Miêu tả.
  4. Thuyết minh.

Câu 10: Thành ngữ được sử dụng trong bài thơ là thành ngữ nào?

  1. Phải duyên thì thắm.
  2. Xanh như lá, bạc như vôi.
  3. Quả cau nho nhỏ.
  4. Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Nhận định nào dưới đây nói lên đặc điểm nổi bật nhất của thơ Hồ Xuân Hương?

  1. Khai thác triệt để về đề tài tình yêu đôi lứa.
  2. Nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
  3. Nỗi buồn đau về kiếp người bị bóc lột, đàn áp trong xã hội phong kiến.
  4. Bất mãn sâu sắc với chế độ phong kiến nên giọng thơ của bà thường mang sắc thái khinh bạc.

Câu 2: Giá trị nhân văn, nhân đạo cao đẹp trong các sáng tác của Hồ Xuân Hương thể hiện ở điểm nào dưới đây?

  1. Là tiếng cười mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu của bọn quý tộc phong kiến.
  2. Là khát vọng cháy bỏng của người dân về đời sống công bằng, phồn vinh.
  3. Là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.
  4. Là tiếng nói tố cáo xã hội bất công, tàn nhẫn, vô nhân đạo.

Câu 3: Nội dung chính của bài thơ Mời trầu là gì?

  1. Bài thơ thể hiện số phận bất hạnh, cô đơn của người phụ nữ trong xã hội xưa.
  2. Bài thơ thể hiện sự bất mãn với xã hội phong kiến không công bằng với người phụ nữ.
  3. Bài thơ tố cáo xã hội phong kiến chà đạp lên hạnh phúc của người phụ nữ.
  4. Bài thơ là một thông điệp gói trọn tâm tình, khát khao nồng thắm của một phụ nữ muốn được vẹn tình, khát khao với tình yêu và cuộc đời.

Câu 4: Việc tác giả xưng tên mình trong bài thơ có ý nghĩa gì?

  1. Thể hiện cá tính cá nhân mạnh mẽ, là sự thách thức đối với chế độ xã hội phong kiến mục nát, là sự khẳng định về quyền bình đẳng.
  2. Thể hiện dấu ấn cá nhân tác giả, là sự tự tin về tài năng của mình.
  3. Thể hiện một đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam.
  4. Thể hiện cái tôi đầy nữ tính, là lời nói đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ và là sự khích lệ, động viên, cổ vũ những người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến.

Câu 5: Câu thơ đầu tiên Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi sử dụng biện pháp tu từ nào và có tác dụng gì?

  1. Biện pháp hoán dụ, chỉ thân phận nhỏ bé, hẩm hiu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
  2. Biện pháp ẩn dụ, chỉ thân phận nhỏ bé, hẩm hiu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
  3. Biện pháp so sánh, chỉ thân phận nhỏ bé, hẩm hiu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
  4. Biện pháp nhân hóa, chỉ thân phận nhỏ bé, hẩm hiu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Câu 6: Nội dung 2 câu thơ cuối bài thơ Mời trầu là gì?

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

  1. Xót xa cho số phận hẩm hiu, bất hạnh, lặng lẽ trong tình yêu của người phụ nữ.
  2. Cay đắng, căm phẫn trước sự bất công của xã hội phong kiến với người phụ nữ trong tình yêu.
  3. Khát vọng, niềm mong muốn được hạnh phúc trong tình yêu của người phụ nữ.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Thành ngữ xanh như lá, bạc như vôi có nghĩa là gì?

  1. Chỉ những người sống đơn giản.
  2. Chỉ những người sống vô ơn.
  3. Chỉ những người sống tình cảm, biết trân trọng tình cảm.
  4. Chỉ những người sống bạc bẽo, thiếu tình người.

Câu 8: Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo được thể hiện như thế nào trong bài thơ Mời trầu?

  1. Bài thơ thể hiện ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
  2. Bài thơ thể hiện sự trân trọng người phụ nữ, trân trọng vẻ đẹp, những giá trị và ước mơ của họ trước cuộc đời.
  3. Bài thơ tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn nhẫn với người phụ nữ.
  4. A, B đúng.

Câu 9: Bài thơ giúp em hiểu gì về tính cách tác giả Hồ Xuân Hương?

  1. Có ý thức về giá trị của bản thân nhưng vẫn nhu nhược trước những quan niệm, luật lệ của xã hội phong kiến.
  2. Người phụ nữ xinh đẹp, tài năng nhưng chấp nhận số phận hẩm hiu, nhỏ bé.
  3. Có ý thức về giá trị của bản thân, cá tính mạnh mẽ.
  4. Người phụ nữ xấu xí nhưng có tài năng văn chương nổi bật, cá tính mạnh mẽ, dám chống lại xã hội phong kiến bất công.

Câu 10: Thông điệp mà bà chúa thơ Nôm muốn gửi gắm tới người đọc qua bài thơ Mời trầu là gì?

  1. Sống mạnh mẽ, tự do, không phụ thuộc.
  2. Sống có tình nghĩa, có khát vọng chính đáng về hạnh phúc lứa đôi.
  3. Sống đơn giản, không màng chuyện đời.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Mời trầu gắn liền với phong tục nào của người Việt Nam?

  1. Phong tục giao duyên.
  2. Phong tục cưới xin.
  3. Nghi thức giao tiếp.
  4. Nghi thức lễ hội.

Câu 2: Hồ Xuân Hương sống vào khoảng giai đoạn nào?

  1. Cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI.
  2. Cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII.
  3. Cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII.
  4. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

Câu 3: Tác phẩm nào sau đây không phải của Hồ Xuân Hương?

  1. Đọc Tiểu Thanh kí.
  2. Bánh trôi nước.
  3. Đề đền Sầm Nghi Đống.
  4. Tự tình.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Tín ngưỡng nào được đưa vào thơ Hồ Xuân Hương?

  1. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
  2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
  3. Tín ngưỡng thờ Mẫu.
  4. Tín ngưỡng phồn thực.

Câu 2: Tác phẩm nào sau đây cũng mang ý nghĩa đề cao khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?

  1. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ.
  2. Truyện Kiều - Nguyễn Du.
  3. Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan.
  4. Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 7 Đọc 1: Mời trầu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay