Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Bài 7 TH tiếng Việt: Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7 TH tiếng Việt: Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều

BÀI 7: THƠ ĐƯỜNG LUẬT

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: ĐẢO NGỮ, CÂU HỎI TU TỪ, TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Thế nào là đảo ngữ?

  1. Là biện pháp tu từ mà bộ phận vị ngữ được chuyển từ vị trí thông thường lên vị trí trước chủ ngữ nhằm nhấn mạnh vào đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật, sự việc được biểu thị bởi bộ phận đó.
  2. Là biện pháp tu từ mà bộ phận bổ ngữ được chuyển từ vị trí thông thường lên vị trí trước chủ ngữ, vị ngữ,… nhằm nhấn mạnh vào sự vật, sự việc được biểu thị bởi bộ phận đó.
  3. Là biện pháp tu từ mà một bộ phận câu được chuyển từ vị trí thông thường sang vị trí khác nhằm nhấn mạnh vào sự vật, sự việc được biểu thị bởi bộ phận đó hoặc tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong văn bản.
  4. Là biện pháp tu từ mà bộ phận tân ngữ được chuyển từ vị trí thông thường lên vị trí trước chủ ngữ, vị ngữ,… nhằm nhấn mạnh vào sự vật, sự việc được biểu thị bởi bộ phận đó.

Câu 2: Câu hỏi tu từ có đặc điểm gì?

  1. Dùng để hỏi nhưng không có đặc điểm hình thức của câu hỏi.
  2. Có đặc điểm hình thức của câu hỏi nhưng không dùng để hỏi mà dùng để gián tiếp biểu thị các mục đích giao tiếp khác như cầu khiến, biểu cảm, khẳng định, phủ định.
  3. Có đặc điểm hình thức của câu hỏi nhưng dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết.
  4. Có đặc điểm hình thức của câu hỏi nhưng dùng để nêu ra yêu cầu của người nói, người viết.

Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng thanh?

  1. Là từ gợi dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
  2. Là từ miêu tả tính cách của con người.
  3. Là từ gợi tả bản chất của sự việc.
  4. Là từ gợi tả, mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc âm thanh do con người tạo ra.

Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình?

  1. Là từ gợi tả hình ảnh của sự vật.
  2. Là từ miêu tả tính cách của con người.
  3. Là từ gợi tả bản chất của sự việc.
  4. Là từ gợi tả, mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc âm thanh do con người tạo ra.

Câu 5: Từ tượng thanh, từ tượng hình thuộc loại từ nào?

  1. Danh từ.
  2. Tính từ.
  3. Đại từ.
  4. Động từ.

Câu 6: Trong đoạn thơ sau, biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng ở từ ngữ nào?

Bên này là núi uy nghiêm

Bên kia là cánh đồng liền chân mây

Xóm làng xanh mát bóng cây

Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời

(Quê em, Trần Đăng Khoa)

  1. Uy nghiêm, xanh mát.
  2. Xanh mát, xa.
  3. Uy nghiêm, trắng.
  4. Xanh mát, trắng.

Câu 7: Từ nào là từ tượng hình?

  1. Vui vẻ.
  2. Xót xa.
  3. Móm mém.
  4. Ái ngại.

Câu 8: Từ nào là từ tượng thanh?

  1. Xôn xao.
  2. Chốc chốc.
  3. Vật vã.
  4. Mải miết.

Câu 9: Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào không phải từ tượng thanh?

  1. Rì rầm, líu lo, róc rách.
  2. Chói lóa, rũ rượi, mượt mà.
  3. Oang oang, oa oa, ríu rít.
  4. Ha hả, khúc khích, sột soạt.

Câu 10: Trong các câu thơ dưới đây, câu nào là câu hỏi tu từ?

  1. Thuyền ai đợi bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?
  2. Há chẳng phải đây là xứ Phật/ Mà sao ai nấy mặt đau thương?
  3. Khi sao phong gấm rủ là/ Giờ sao tan tác như hoa giữa đường?
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Chỉ rõ các từ được đảo ngữ trong câu thơ sau và phân tích tác dụng của chúng.

Dừng chân nghỉ lại Nha Trang

Hiu hiu gió thổi trời quang tuyệt vời.

  1. Đảo ngữ hiu hiu à nhấn mạnh mức độ nhẹ nhàng của làn gió, cảm giác dễ chịu, thư thái trong cảnh vật và trong cảm xúc của con người.
  2. Đảo ngữ hiu hiu à nhấn mạnh mức độ nhẹ nhàng của làn gió, gợi cảm giác buồn bã, hiu hắt của không gian.
  3. Đảo ngữ tuyệt vời à nhấn mạnh không gian đẹp đẽ, cảm giác thoải mái của con người ở mức độ cao.
  4. Đảo ngữ tuyệt vời à nhấn mạnh không gian quang đãng nhưng gợi chút hoang vu, lạnh lẽo ở mức độ cao.

Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu văn dưới đây.

Trắng tròn như hạt nếp hạt tẻ đầu mùa, hoa sấu kéo dài con đường hoa nhiều quãng cộm hẳn lên như cót gạo nào của khu phố bung vãi ra.

  1. Đảo ngữ trắng tròn lên trước chủ ngữ hoa sấu à nhấn mạnh vẻ đẹp độc đáo, đặc trưng, gợi cảm của hoa sấu.
  2. Đảo ngữ như hạt nếp hạt tẻ đầu mùa lên trước chủ ngữ hoa sấu à nhấn mạnh vẻ đẹp độc đáo, đặc trưng, gợi cảm của hoa sấu.
  3. Đảo ngữ kéo dài con đường hoa nhiều quãng cộm hẳn lên lên trước chủ ngữ hoa sấu à nhấn mạnh vẻ đẹp độc đáo, đặc trưng, gợi cảm của hoa sấu.
  4. Đảo ngữ trắng tròn như hạt nếp hạt tẻ đầu mùa lên trước chủ ngữ hoa sấu à nhấn mạnh vẻ đẹp độc đáo, đặc trưng, gợi cảm của hoa sấu.

Câu 3: Phân tích tác dụng của những câu hỏi tu từ trong đoạn thơ dưới đây.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

(Nhớ rừng, Thế Lữ)

  1. Thể hiện sự tự hào về vẻ đẹp của rừng xanh.
  2. Thể hiện nỗi nhớ nhung, tiếc nuối về một thời oanh liệt xa xưa.
  3. Thể hiện nỗi niềm xót xa, đau đớn vì rừng xanh nay không còn.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Phân tích tác dụng của những câu hỏi tu từ trong đoạn thơ dưới đây.

Em là ai? Cô gái hay nàng tiên

Em có tuổi hay không có tuổi

Mái tóc em đây hay là mây là suối

Đôi mắt em nhìn hay là chớp lửa đêm giông

Thịt da em hay là sắt là đồng?

(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu)

  1. Sự ngạc nhiên, sững sờ trước vẻ đẹp của người con gái Việt Nam.
  2. Khát khao, mong muốn được ngắm nhìn vẻ đẹp của người con gái Việt Nam.
  3. Khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp của người con gái Việt Nam.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Câu hỏi tu từ trong đoạn thơ sau thể hiện cảm xúc gì của tác giả?

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

(Ông đồ, Vũ Đình Liên)

  1. Niềm tiếc nuối, xót xa của tác giả về việc ông đồ không còn viết câu đối, viết chữ mỗi khi Tết đến nữa.
  2. Niềm tiếc nuối, tiếc thương của tác giả với những giá trị văn hóa cổ truyền ngày càng phai nhạt.
  3. Niềm vui mừng khi nhìn thấy ông đồ vẫn xuất hiện mỗi khi Tết đến xuân về.
  4. Niềm háo hức chờ đợi đến Tết để được xin chữ ông đồ.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 6, 7:

          Anh Hoàng đi ra. Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vì người khí to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá. Cái dáng điệu nặng nề ấy, hồi còn ở Hà Nội anh mặc quần áo tây cả bộ, trông chỉ thấy là chững chạc và hơi bệ vệ.

(Đôi mắt, Nam Cao)

Câu 6: Tìm các từ tượng hình trong đoạn văn trên.

  1. Khệnh khạng, to béo, kềnh kệnh, tủn ngủn, bệ vệ.
  2. Thong thả, to béo, kềnh kệnh, tủn ngủn, bệ vệ.
  3. Thong thả, to béo, kềnh kệnh, tủn ngủn, nặng nề, chững chạc.
  4. Khệnh khạng, thong thả, kềnh kệnh, tủn ngủn, nặng nề, chững chạc, bệ vệ.

Câu 7: Tác dụng của những từ tượng hình trong đoạn văn trên là gì?

  1. Lột tả sự gầy ốm, ốm yếu của nhân vật Hoàng.
  2. Miêu tả dáng vẻ cao ráo của nhân vật Hoàng.
  3. Lột tả sự to béo trong dáng điệu của nhân vật Hoàng.
  4. Miêu tả dáng vẻ béo lùn của nhân vật Hoàng.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 8, 9:

          Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

(Lão Hạc, Nam Cao)

Câu 8: Đoạn trích trên sử dụng từ tượng thanh nào và đó là từ mô phỏng âm thanh gì?

  1. Từ hu hu mô phỏng âm thanh tiếng khóc.
  2. Từ hu hu mô phỏng âm thanh tiếng cười.
  3. Từ móm mém mô phỏng âm thanh tiếng khóc.
  4. Từ móm mém mô phỏng âm thanh tiếng cười.

Câu 9: Nhớ lại bài học Lão Hạc và cho biết, từ tượng thanh trong đoạn trích trên thể hiện tâm trạng gì của nhân vật lão Hạc?

  1. Nỗi buồn rầu khi con trai đi làm xa.
  2. Nỗi buồn bã khi mình không có đủ tiền lo cho con trai lấy vợ.
  3. Nỗi đau đớn khi phải bán đi cậu Vàng.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Các từ tượng hình trong đoạn thơ sau diễn tả điều gì?

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghiêng nghiêng.

(Lượm, Tố Hữu)

  1. Gợi tả sự nhỏ nhắn, nhanh nhẹn của chú bé Lượm trên đường đi học.
  2. Gợi tả vẻ đẹp nhanh nhẹn, đáng yêu, hồn nhiên của chú bé Lượm trên đường đi giao liên.
  3. Gợi tả vẻ đẹp đáng yêu, hồn nhiên, dáng vẻ nhỏ nhắn, xinh xắn của chú bé Lượm trên đường về quê.
  4. Gợi tả sự hồn nhiên, trong sáng của chú bé Lượm khi tham gia chiến tranh.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:

Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ, khắp đòi phương.

(Bảo kính cảnh giới, bài số 43, Nguyễn Trãi)

 

Câu 1: Từ in đậm trong bài thơ trên là từ tượng hình hay tượng thanh và từ đó có nghĩa là gì?

  1. Là từ tượng hình, gợi hình dáng của ve mùa hạ.
  2. Là từ tượng hình, gợi hình ảnh đôi cánh của ve mùa hạ.
  3. Là từ tượng thanh, chỉ âm thanh râm ran, âm ỉ.
  4. Là từ tượng thanh, chỉ âm thanh inh ỏi.

Câu 2: Từ in đậm trong bài thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì và có tác dụng gì?

  1. Nhân hóa, khiến âm thanh tiếng ve kêu trở nên gần gũi, thân thiết, sinh động hơn.
  2. Đảo ngữ, nhấn mạnh âm thanh inh ỏi, rộn rã của những chú ve mùa hạ giữa không gian làng quê.
  3. So sánh tiếng ve như tiếng đàn, gợi tả âm thanh du dương, mềm mại của những chú ve mùa hạ.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Ngoài từ in đậm, bài thơ còn sử dụng từ tượng thanh nào?

  1. Phun.
  2. Tiễn.
  3. Lao xao.
  4. Đàn.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 1, 2:

          - Cậu có nhớ bố cậu không, hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy… Hơn ba năm… Có đến ngót bốn năm… Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu. Liệu hồn cậu đấy!

(Lão Hạc, Nam Cao)

Câu 1: Câu hỏi tu từ được in đậm trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì?

  1. Thể hiện sự xót thương người con trai đi làm xa vất vả.
  2. Thể hiện nỗi nhớ nhung của lão Hạc đối với người con trai đi làm xa của mình.
  3. Thể hiện nỗi tủi hổ vì hoàn cảnh gia đình nghèo khổ, không lo được cho con trai mình.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Đoạn trích trên là lời thoại của lão Hạc nói với cậu Vàng, nhưng thực chất là nói với ai?

  1. Nói với chính mình.
  2. Nói với ông giáo.
  3. Nói với người con trai đang đi làm xa của mình.
  4. Nói với người hàng xóm Binh Tư.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 7 TH tiếng Việt: Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay