Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Bài 8 Đọc 1: Quang Trung đại phá quân Thanh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8 Đọc 1: Quang Trung đại phá quân Thanh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 8: TRUYỆN LỊCH SỬ VÀ TIỂU THUYẾT

VĂN BẢN 1: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh nằm trong tác phẩm nào?

  1. Hoàng Lê nhất thống chí.
  2. Nam Triều công nghiệp diễn chí.
  3. Đào hoa mộng ký.
  4. Hoàng Việt long hưng chí.

Câu 2: Hoàng Lê nhất thống chí do ai sáng tác?

  1. Ngô Thì Nhậm.
  2. Ngô gia văn phái.
  3. Nguyễn Thiếp.
  4. Ngô Văn Sở.

Câu 3: Đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh thuộc hồi thứ bao nhiêu?

  1. Hồi thứ 12.
  2. Hồi thứ 13.
  3. Hồi thứ 14.
  4. Hồi thứ 15.

Câu 4: Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí viết theo thể loại gì?

  1. Truyện ngắn.
  2. Hồi kí.
  3. Kịch.
  4. Tiểu thuyết chương hồi.

Câu 5: Nội dung tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí phản ảnh điều gì?

  1. Bức tranh xã hội Việt Nam cuối những năm của thế kỉ XVII và đầu những năm của thế kỉ XVIII.
  2. Đời sống xã hội Việt Nam từ khoảng cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX.
  3. Bức tranh xã hội Việt Nam trong thế kỉ XVIII.
  4. Bức tranh xã hội Việt Nam vào đầu thế kỉ XIX.

Câu 6: Phần 1 đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh kể về tuyến nhân vật nào?

  1. Tôn Sĩ Nghị.
  2. Vua Quang Trung.
  3. Lê Chiêu Thống.
  4. Tất cả các nhân vật trên.

Câu 7: Phần 2 đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh kể về sự kiện gì?

  1. Tôn Sĩ Nghị đem quân kéo vào thành Thăng Long.
  2. Lê Chiêu Thống cùng Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy sang Trung Quốc.
  3. Vua Quang Trung đánh tan quân Thanh.
  4. A, C đúng.

Câu 8: Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí được viết bằng chữ gì?

  1. Chữ quốc ngữ.
  2. Chữ Nôm.
  3. Chữ Hán.
  4. B, C đúng.

Câu 9: Nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí có ý nghĩa gì?

  1. Ý định muốn thống nhất đất nước của vua Lê.
  2. Ý chí thống nhất đất nước trước sau như một của vua Lê.
  3. Lòng quyết tâm đánh đuổi giặc xâm lược của vua Lê.
  4. Ghi chép về công cuộc thống nhất của vương triều nhà Lê.

Câu 10: Thái độ của vua tôi Lê Chiêu Thống khi bị giặc Thanh bị tiêu diệt?

  1. Vua tôi Lê Chiêu Thống chạy trốn.
  2. Vua tôi Lê Chiêu Thống xin cầu hòa trước vua Quang Trung.
  3. Vua tôi Lê Chiêu Thống chịu trận trước quân Tây Sơn.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Nghệ thuật nổi bật của văn bản là gì?

  1. Tả cảnh ngụ tình.
  2. Lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động.
  3. Ước lệ tượng trưng.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Nội dung chính hồi thứ 14 của tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí là gì?

  1. Ca ngợi hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
  2. Nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh.
  3. Nói lên số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 3 đến 5:

- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ; các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. […]

Câu 3: Đoạn trích trên là lời của ai?

  1. Ngô Văn Sở.
  2. Tôn Sĩ Nghị.
  3. Quang Trung.
  4. Lê Chiêu Thống.

 

Câu 4: Đoạn trích trên thể hiện nội dung gì?

  1. Khẳng định chủ quyền dân tộc và kêu gọi chiến đấu.
  2. Ngợi ca vẻ đẹp non sông gấm vóc.
  3. Kêu gọi toàn dân chiến đấu, bảo vệ đất nước.
  4. Nêu cao những tấm gương các anh hùng dân tộc thời kì trước.

Câu 5: Vua Quang Trung nói đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị nhằm khẳng định điều gì?

  1. Khẳng định tinh thần sẵn sàng chiến đấu của quân ta.
  2. Khẳng định chủ quyền dân tộc ta và khẳng định vị thế ngang hàng giữa ta với Trung Quốc.
  3. Khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam.
  4. Khẳng định tài năng quân sự của quân đội ta.

Câu 6: Vì lí do gì mà vua tôi Lê Chiêu Thống lại lâm vào tình trạng kẻ vong quốc?

  1. Vì tham lam muốn mở rộng biên thùy.
  2. Vì bỏ chạy theo quân Tôn Sĩ Nghị.
  3. Vì mưu lợi riêng của dòng họ nên đã đem vận mệnh của đất nước đặt vào tay quân xâm lược.
  4. Vì vua Lê Chiêu Thống không còn tư cách của bậc quân vương.

Câu 7: Trong những đoạn văn nói về cảnh bỏ chạy khốn cùng của vua tôi Lê Chiêu Thống, tác giả bộc lộ cảm xúc như thế nào?

  1. Căm phẫn.
  2. Bênh vực.
  3. Thương cảm.
  4. Tiếc nuối.

Câu 8: Khi miêu tả cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh, tác giả sử dụng âm điệu và bộc lộ cảm xúc gì?

  1. Miêu tả khách quan với nhịp điệu chậm rãi, chứa cảm xúc hả hê, sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.
  2. Miêu tả khách quan với nhịp điệu nhanh, hối hả, hàm chứa sự hả hê, sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.
  3. Miêu tả chủ quan với nhịp điệu chậm rãi, chứa cảm xúc hả hê, sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.
  4. Miêu tả khách quan với nhịp điệu chậm rãi, chứa cảm xúc hả hê, sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.

Câu 9: Đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh đã xây dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung mang những vẻ đẹp như thế nào?

  1. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
  2. Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tầm nhìn xa trông rộng.
  3. Biết trọng người tài và tài dùng binh như thần.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Sự hèn nhát, thảm hại của Tôn Sĩ Nghị được miêu tả như thế nào?

  1. Sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng bắc mà chạy.
  2. Sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, phải nhờ thổ dân dẫn qua đường tắt chạy tháo thân.
  3. Sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, giẫm đạt lên quân chạy thoát thân.
  4. Sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, khi chuồn qua cầu phao thì cầu phao đứt, chết dưới sông.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh nhân vật Quang Trung?

  1. Họ là người viết tiểu thuyết lịch sử, họ cần phải tôn trọng lịch sử và phản ánh khách quan về các nhân vật, sự kiện lịch sử.
  2. Mặc dù các tác giả dòng họ Ngô Thì vốn là những người yêu nước không thể bỏ qua sự thật là vua Lê đã hèn nhát “cõng rắn cắn gà nhà”. Do đó họ không thể phủ nhận chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung, xứng đáng là niềm tự hào dân tộc.
  3. Các tác giả đều là tướng dưới trướng của vua Quang Trung, họ đã chứng kiến những hành động, phẩm chất của vua Quang Trung.
  4. A, B đúng.

Câu 2: Tại sao Hoàng Lê nhất thống chí được gọi là cuốn tiểu thuyết lịch sử?

  1. Là tác phẩm văn xuôi đầu tiên có quy mô lớn như một bộ sử thi.
  2. Tác phẩm đã tái hiện bức tranh xã hội phong kiến đầy biến động giai đoạn cuối kỉ thế XVIII - đầu thế kỉ XIX với hệ thống sự kiện phức tạp.
  3. A, B đúng.
  4. Là tác phẩm viết về một cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền dân tộc trong lịch sử.

Câu 3: Trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, cũng có những câu văn nhằm khẳng định chủ quyền dân tộc giống với lời vua Quang Trung nói với binh sĩ, đó là những câu nào?

  1. Như nước Đại Việt ta từ trước

      Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

      Núi sông bờ cõi đã chia

      Phong tục Bắc, Nam cũng khác.

  1. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

      Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

  1. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lậ

      Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

      Tuy mạnh, yếu từng lúc khác nhau

      Song hào kiệt thời nào cũng có.

  1. Xã tắc từ đây vững bền

      Giang sơn từ đây đổi mới

      Kiền khôn bĩ rồi lại thái

      Nhật nguyệt hối rồi lại minh

      Muôn thuở nền thái bình vững chắc.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Thế hệ trẻ Việt Nam cần có trách nhiệm như thế nào với đất nước?

  1. Nỗ lực không ngừng học hỏi, rèn luyện phát triển bản thân để góp phần dựng xây tổ quốc.
  2. Nuôi dưỡng tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước.
  3. Ngăn chặn những hành vi chống phá, hủy hoại danh dự quốc gia.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Trận đánh tan quân Thanh của vua Quang Trung gọi là gì?

  1. Trận Bạch Đằng.
  2. Trận Ngọc Hồi - Đống Đa.
  3. Trận Chi Lăng – Xương Giang.
  4. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 8 Đọc 1: Quang Trung đại phá quân Thanh

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay