Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập Bài 4 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 4. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 4. HÀI KỊCH VÀ TRUYỆN CƯỜI (PHẦN 1)

Câu 1: Trả lời bằng hàm ý cho câu hội thoại.:

An : Ngày mai chủ nhật bạn đến nhà mình chơi đi.

  • A. Mình sẽ đến đúng hẹn.
  • B. Mình đến muộn một chút nhé !
  • C. Mình bận nhiều việc lắm.
  • D. Mình đến sớm và về sớm nhé

Câu 2: Tìm câu có hàm ý khích lệ động viên cho trường hợp sau:

Chán quá, bài văn hôm nay tớ được có mỗi 5 điểm.

  • A. Kệ cậu! Tớ không quan tâm.
  • B. Không sao đâu!
  • C. Do cậu không ôn kĩ đấy!
  • D. Còn những bài kiểm tra lần sau mà.

 

Câu 3: Tìm nghĩa hàm ý trong đoạn văn sau:

Bác sĩ cầm mạch, sẽ cắn môi, nhìn ông già giọng phàn nàn:

- Chậm quá. Đến bây giờ mới tới. - Chậm quá. Đến bây giờ mới tới.

(Chu Văn, Bão biển)

  • A. Ông già đi muộn giờ.
  • B. Ông già đến khám muộn.
  • C. Bệnh tình của ông già rất nặng.
  • D. Ông già bị bác sĩ trách.

Câu 4: Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn hội thoại dưới đây?

- Anh nói nữa đi. – Ông giục. - Anh nói nữa đi. – Ông giục.

- Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. –Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy. - Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. –Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.

  • A. Anh nói nữa đi
  • B. Năm phút nữa là mười.
  • C. Còn hai mươi phút thôi
  • D. Chè đã ngấm rồi đấy

 

Câu 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.

(Lỗ Tấn, Cố hương)

Việc tác giả so sánh hi vọng với con đường có hàm ý gì?

  • A. Hi vọng cũng lâu dài và gian khó như những con đường trên mặt đất.
  • B. Hi vọng không có thực cũng như trên mặt đất vốn không có đường.
  • C. Hi vọng không dễ dàng và tự nhiên mà có, nhưng nếu ta luôn hướng tới nó thì sẽ có lúc thành sự thật.
  • D. Hi vọng sẽ bất ngờ xuất hiện trong cuộc sống mà nhiều khi ta chẳng biết trước được.

Câu 6: Nghĩa tường minh của câu là:

  • A. Nội dung thông báo được diễn đạt gián tiếp từ các từ ngữ trong câu
  • B. Nội dung thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu
  • C. Nội dung thể hiện ý nghĩa tích cực của câu
  • D. Nội dung cho thấy giá trị thật sự của vấn đề được đề cập trong câu

Câu 7: Nghĩa hàm ẩn của câu là:

  • A. Những điều hài hước, gây cười mà người viết (nói) ngầm thể hiển
  • B. Nội dung cho thấy giá trị thật sự của vấn đề được đề cập trong câu
  • C. Nội dung thông báo được suy ra từ nghĩa tường minh và từ ngữ cảnh
  • D. Những thông tin trái ngược với nội dung chính của câu chứa đựng

Câu 8: Nghĩa tường minh của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì?

  • A. Khi ăn quả, ta phải nhớ đến người trồng cây.
  • B. Khi ăn quả thì phải nhớ kẻ một đường thẳng để trồng cây.
  • C. Ăn quả xong nhớ đem hạt đi trồng cây.
  • D. Lời nhắc nhở về lòng biết ơn và tôn trọng nguồn gốc, công lao của những người đã đóng góp và làm việc để tạo ra thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ.

Câu 9: Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì?

  • A. Khi hưởng thụ thành quả nhất định, cần biết ơn người tạo ra thành quả đó
  • B. Muốn hưởng thụ thành quả thì phải tự thân vận động, không thể trông chờ vào người khác.
  • C. Nếu một người đưa bạn đến với thành công thì bạn phải có trách nhiệm chia tiền cho họ.
  • D. Khi ăn quả thì phải nhớ kẻ một đường thẳng để trồng cây.

Câu 10: Nội dung đoạn trích “Đổi tên cho xã”” liên quan như thế nào với tên vở kịch “Bệnh sĩ”?

  • A. Liên quan trực tiếp. Đoạn trích nhằm phê phán thói xấu: thích sĩ diện, ham hư danh, mơ mộng, ảo tưởng
  • B. Có liên quan một phần. Đoạn trích đã phần nào nói lên tính sĩ của nhân vật ông Nha.
  • C. Không có liên quan. Đoạn trích không nói gì về bệnh sĩ.
  • D. Liên quan gián tiếp. Những điều mà ông Văn Sửu nói cho thấy ông rất hiểu tác hại của bệnh sĩ.

Câu 11: Trong văn bản “Đổi tên cho xã”, chủ nhiệm Trung tâm điều phối nhân lực và sản xuất nông nghiệp có tên cũ là gì?

  • A. Chủ tịch hợp tác xã
  • B. Đội trưởng đội Sáu
  • C. Tổ trưởng Tổ nề mộc
  • D. Đội trưởng đội Hai

Câu 12: Qua văn bản “Đổi tên cho xã”, ta có thể thấy đây là một vở:

  • A. Hài kịch
  • B. Bi kịch
  • C. Chính kịch
  • D. Tạp kĩ

Câu 13: Tác giả của văn bản “Đổi tên cho xã” là ai?

  • A. Nguyễn Huy Tưởng
  • B. Lưu Quang Vũ
  • C. Học Phi
  • D. Nguyễn Thái Học

Câu 14: Ai là tác giả của truyện “Cái kính”?

  • A. Aziz Nesin
  • B. Aitmatov
  • C. Jourdain
  • D. Moliere

Câu 15: Thể loại của truyện “Cái kính” là gì?

  • A. Truyện ngắn
  • B. Truyện ngụ ngôn
  • C. Truyện cười
  • D. Truyện khó hiểu

Câu 16: Mắt của “tôi” trong truyện “Cái kính” thực chất là bị làm sao?

  • A. Bị cận
  • B. Bị viễn
  • C. Bị loạn thị
  • D. Không bị làm sao

Câu 17: Trong truyện “Cái kính”, ông đốc tờ cho rằng mắt của “tôi” bị bệnh gì?

  • A. Cận thị. 1,75 đi-ốp
  • B. Cận thị. 7,5 điop
  • C. Lão thị. 1,75 đi-ốp
  • D. Lão thị. 7,5 điop

Câu 18: Trong văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”, các chỗ in nghiêng được gọi là:

  • A. Chỉ dẫn sân khấu
  • B. Lời người kể chuyện
  • C. Suy nghĩ trong lòng nhân vật chính
  • D. Bản chất thực sự của tình huống

Câu 19: Trong văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”, chữ “nói riêng” ở phần cuối cho em biết điều gì?

  • A. Ông Jourdain đang nói riêng với một thợ phụ.
  • B. Ông Jourdain nói thầm trong đầu, không nói với những người khác.
  • C. Ông Jourdain sắp chuẩn bị làm một điều gì đó đặc biệt.
  • D. Ông Jourdain đang nói chuyện to tiếng với tất cả mọi người.

Câu 20: Điều gây cười trong văn bản bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” nằm ở đâu?

  • A. Những câu nói thiếu hiểu biết và sự lừa lọc của phó may và thợ phụ.
  • B. Khi ông Jourdain đội mũ.
  • C. Khi ông Jourdain nói chuyện cho vợ mình và bị đánh cho một trận.
  • D. Khi ông Jourdain nói riêng với thợ phụ

Câu 21: Trong văn bản bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”, ông phó may đã lợi dụng dụng điểm gì để lừa gạt ông Jourdain?

  • A. Ông Jourdain quá hào hiệp trượng nghĩa.
  • B. Ông Jourdain kém hiểu biết nhưng lại muốn làm người quý phái.
  • C. Ông Jourdain thích nịnh nọt.
  • D. Ông Jourdain thích nghe những lời ngọt ngào.

Câu 22: Ai là tác giả của văn bản “Thi nói khoác”?

  • A. Nguyễn Trãi
  • B. Nguyễn Du
  • C. NXB Kim Đồng
  • D. Tác giả dân gian

Câu 23: Văn bản “Thi nói khoác” thuộc thể loại gì?

  • A. Truyện ngắn
  • B. Truyện ngụ ngôn
  • C. Truyện cười
  • D. Truyện cổ tích

Câu 24: Truyện “Thi nói khoác:

  • A. Ngắn gọn
  • B. Tương đối dài
  • C. Rất dài
  • D. Không thể xác định được độ dài

Câu 25: Cốt truyện của văn bản “Thi nói khoác”:

  • A. Đơn giản
  • B. Tương đối phức tạp
  • C. Rất phức tạp
  • D. Có vô vàn nút thắt

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay