Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập Bài 4 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 4. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 4. HÀI KỊCH VÀ TRUYỆN CƯỜI (PHẦN 2)

Câu 1: Câu “dã tràng xe cát biển Đông” có hàm ý gì?

  • A. Nói tới việc con dã tràng xe cát ở biển Đông
  • B. Nhọc công làm việc gì đó nhưng cuối cùng lại vô ích
  • C. Nói tới hiện tượng con dã tràng thường xuyên xe cát để lấp lối đi xuống thủy cung
  • D. Nói tới việc trên xe cát biển Đông có rất nhiều con dã tràng

 

Câu 2: Tìm hàm ý trong đoạn hội thoại dưới đây:

Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con” phải nói như vậy.
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
Cơm sôi rồi, nhão bây giờ.

  • A. Thông báo về việc cơm đang sôi
  • B. Thông báo về việc cơm sôi và sẽ nhão
  • C. Muốn nhờ người chắt giúp nước cơm
  • D. Thông báo về việc cơm nhão

Câu 3: Câu nào dưới đây chứa hàm ý?

  • A. Lão trông tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chẳng vừa đâu: Lão vừa cho tôi xin một ít bả chó
  • B. Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão
  • C. Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn
  • D. Chẳng hiểu lão chết vì gì mà bất thình lình như vậy.

Câu 4: Đoạn hội thoại dưới đây chứa hàm ý gì?

Thầy giáo vào lớp được một lúc thì học trò xin vào. Thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi?

  • A. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ
  • B. Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút
  • C. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ
  • D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ

Câu 5: Dòng thơ nào mang nghĩa tường minh ?

  • A. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.
  • B. Đêm nay rừng hoang sương muối.
  • C. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
  • D. Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Câu 6: Đâu là nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp”?

  • A. Việc làm ra thóc gạo vô cùng vất vả, khó nhọc
  • B. Có danh tiếng tốt quan trọng hơn có nhiều của cải, tiền bạc
  • C. Cái đẹp về đạo đức có giá trị cao hơn hẳn cái đẹp bề ngoài
  • D. Nhẫn nhịn sẽ giúp tránh được những điều không hay

Câu 7: “Nhẫn nhịn sẽ giúp tránh được những điều không hay” là nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ nào?

  • A. Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi.
  • B. Một điều nhịn chín điều lành.
  • C. Một nghề cho chín hơn chín mười nghề.
  • D. Tốt danh hơn lành áo

Câu 8: Đoạn sau được trích từ “Làng” (Kim Lân).

Có người hỏi:

 - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?...

 - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

 - Hà, nắng gớm, về nào...

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo.

Hàm ý của câu gạch chân là gì?

  • A. Không có hàm ý.
  • B. Ông Hai thích ánh nắng ban trưa.
  • C. Ông Hai thích được ở nhà.
  • D. Ông Hai muốn đánh trống lảng.

Câu 9: Đoạn sau được trích từ “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long).

 - Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

 - Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.

Câu nói thứ hai của anh thanh niên có ẩn ý gì không?

  • A. Có. Anh thanh niên muốn đánh thức nỗi lòng của cô gái.
  • B. Có. Anh thanh niên muốn kiếm một cái cớ để đối diện với cô gái.
  • C. Không. Anh thanh niên chỉ muốn nhắc nhở cô gái.
  • D. Không. Anh thanh niên không muốn đồ đạc của người khác bị thất lạc.

Câu 10: Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha trong văn bản “Đổi tên cho xã” tiêu biểu cho kiểu người nào trong xã hội?

  • A. Kiểu người không vì có chức có quyền mà hiếp đáp dân lành, là người luôn vì dân vì nước.
  • B. Kiểu người có lòng nhưng sức có hạn, muốn giúp dân khỏi cảnh đói khổ nhưng không làm thế nào được.
  • C. Kiểu người vừa có tâm vừa có tầm.
  • D. Kiểu người không có học, kém hiểu biết nhưng lại thích hư danh, mơ mộng những điều to tát.

Câu 11: Điểm khác giữa cách trình bày kịch với cách trình bày một truyện ngắn là gì?

  • A. Sử dụng nhiều thủ pháp chứng minh, lời lẽ mang tính pháp luật.
  • B. Không phân chia đoạn, không có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
  • C. Tập trung vào lời thoại là chủ yếu, lời thoại được tách ra gắn với tên nhân vật ở đầu dòng.
  • D. Kết thúc mỗi câu đều chấm xuống dòng một lần.

Câu 12: Cho đoạn thoại sau:

Chúng ta có thể thấy điều gì về ông Độp qua đoạn thoại trên?

  • A. Ông Độp là một người kém hiểu biết, chẳng hiểu gì cả, nhưng lại rất hứng thú bởi những thứ mĩ miều, xa vời, những thứ hình thức, giả tạo. Có thể thấy, qua vở kịch tác giả cũng cho thấy cái nhìn hạn hẹp của nhiều người dân nước ta thời trước.
  • B. Ông Độp là một người hài hước, biết cách trêu chọc thói sĩ diện, hư vinh của ông chủ tịch xã một cách tinh tế, khéo léo.
  • C. Ông Độp là một người ngu si, đần độn, nhu nhược, chẳng biết làm gì.
  • D. Ông Độp là người thông minh, sáng suốt.

Câu 13: Nhân vật trong hài kịch thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm nên thường trở nên lố bịch, hài hước. Điều đó được thể hiện như thế nào trong văn bản “Đổi tên cho xã”?

  • A. Nhân vật ông Nha không biết gì về khoa học nhưng lại luôn nói những điều to tát, cao siêu, hiện đại,…
  • B. Nhân vật ông Sửu có kiến thức nhưng lại không khuyên giải những người có thói xấu.
  • C. Nhân vật ông Thình chất phác, không có học nhưng lại muốn thực hiện những dự án lớn lao.
  • D. Nhân vật ông Nha hiểu biết về khoa học và luôn nói những điều thực tế.

Câu 14: Trong truyện “Cái kính”, ông bác sĩ giỏi cho rằng mắt của “tôi” bị bệnh gì?

  • A. Loạn thị. 2 đi-ốp
  • B. Loạn thị. 20 đi-ốp
  • C. Viễn thị. 2 đi-ốp
  • D. Viễn thị. 20 đi-ốp

Câu 15: Trong truyện “Cái kính”, giáo sư cho rằng mắt của “tôi” bị bệnh gì?

  • A. Cận thị
  • B. Viễn thị
  • C. Loạn thị
  • D. Lão thị

Câu 16: Các bác sĩ nói gì khi “tôi” kể về tình trạng đang gặp?

  • A. Đều cảm thấy thương xót cho hoàn cảnh của “tôi”
  • B. Đều chửi người trước là ngu
  • C. Đều chửi người trước là ngu, trừ bác sĩ đầu tiên
  • D. Đều vui vẻ trước tình trạng đang gặp

Câu 17: Có thể nhận thấy điều gì ở những lần gặp bác sĩ?

  • A. Bác sĩ ở lần sau giỏi hơn bác sĩ ở lần trước đó.
  • B. Bác sĩ ở lần sau dốt hơn bác sĩ ở lần trước đó.
  • C. Các bác sĩ đều không có chuyên môn.
  • D. Tất cả các bác sĩ đều có tính khiêm tốn.

Câu 18: Ai là tác giả của văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”?

  • A. Aziz Nesin
  • B. Moliere
  • C. Fundy
  • D. Cervantes

Câu 19: Văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” thuộc thể loại gì?

  • A. Hài kịch
  • B. Chính kịch
  • C. Truyện cười
  • D. Truyện trung cổ

Câu 20: Trong văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”, câu nào dưới đây sử dụng cách nói phóng đại?

  • A. Phó may, Thợ phụ mang bộ lễ phục của ông Jourdain đến.
  • B. Tôi sắp phát khùng lên vì bác đây.
  • C. Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ phụ xúm lại bộ lễ phục của ngài ấy.
  • D. Đôi bít tất lụa bác gửi đến cho tôi chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được và đã đứt mất hai mắt rồi.

Câu 21: Xung đột trong hài kịch thường là sự mâu thuẫn giữa cái xấu với cái tốt đẹp. Điều đó được thể hiện như thế nào trong văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”,?

  • A. Mâu thuẫn giữa hiện thực tốt đẹp và bản chất giả dối.
  • B. Mẫu thuẫn giữa cái tinh khôn của phó máy với cái ngu xuẩn của ông Jourdain.
  • C. Mâu thuẫn giữa vẻ đẹp cao sang của giới quý tộc với những trò lố bịch của ông Jourdain.
  • D. Không có loại mâu thuẫn này.

Câu 22: Nói khoác là gì?

  • A. Nói những điều đúng với sự thật
  • B. Nói những điều không đúng với sự thật
  • C. Nói về những dự định trong tương lai
  • D. Bàn về những sự việc trong quá khứ

Câu 23: Trong văn bản “Thi nói khoác”, thấy một sợi dây thừng gấp mười cái cột đình làng là lời nói khoác của ai?

  • A. Quan thứ nhất
  • B. Quan thứ hai
  • C. Quan thứ ba
  • D. Quan thứ tư

Câu 24: Trong văn bản “Thi nói khoác”, câu“Đồ nói láo cả! Lính đâu? Trói cổ chúng nó lại cho ta! là lời của ai?

  • A. Quan Thượng thư
  • B. Quan thẩm tra
  • C. Quan thứ nhất
  • D. Anh lính hầu

Câu 25: Trong văn bản “Thi nói khoác”, số lượng nhân vật trong truyện này như thế nào?

  • A. Có quá nhiều nhân vật, chia thành nhiều tuyến
  • B. Có nhiều nhân vật nhưng đơn tuyến
  • C. Ít nhân vật
  • D. Đa dạng nhân vật

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay