Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập Bài 5 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 5. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 5. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (PHẦN 1)

Câu 1: Hai câu thơ sau đây có mấy từ Hán Việt?

"Ôi Tổ quốc giang sơn, hùng vĩ

Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi..."

                                      (Tố Hữu)

  • A. Bốn từ Hán Việt.
  • B. Năm từ Hán Việt.
  • C. Sáu từ Hán Việt.
  • D. Ba từ Hán Việt.

Câu 2: Từ “viên tịch” để chỉ cái chết của ai?

  • A. Nhà vua
  • B. Vị hoàng thượng
  • C. Người rất cao tuổi
  • D. Người có công với đất nước

 

Câu 3: Chỉ ra các từ Hán Việt có trong các câu sau:" Phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà"

  • A. Phụ nữ Việt Nam
  • B. Việt Nam
  • C. Phụ nữ
  • D. việc nhà

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: "Hoa ban nở .... núi rừng"

  • A. Trắng bệch
  • B. Trắng phau
  • C. Trắng muốt
  • D. Trắng xoá

 

Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: "Hạt gạo...."

  • A. Trắng tinh
  • B. Trắng ngần
  • C. Trắng muốt
  • D. Trắng bệch

Câu 6: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “cô” có thể là gì?

  • A. Lẻ loi
  • B. U sầu
  • C. Cô dì
  • D. Giáo viên

Câu 7: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “hồi” có thể là gì?

  • A. Đi xa
  • B. Lên
  • C. Trở về
  • D. Thời gian

Câu 8: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “lão” có thể là gì?

  • A. Non
  • B. Láo
  • C. Cụ
  • D. Già

Câu 9: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “thủ” có thể là gì?

  • A. Giữ
  • B. Phá
  • C. Công
  • D. Chặt

Câu 10: Dưới đây là tác dụng của các yếu tố biểu cảm trong văn bản Hịch tướng sĩ đối với tướng sĩ. Câu nào không đúng?

  • A. Cảm phục trước những tấm gương trung nghĩa trong lịch sử
  • B. Khơi gợi sự cảm kích trước ân tình giữa họ và Trần Quốc Tuấn, thấu hiểu và kính trọng tấm lòng của Trần Quốc Tuấn với đất nước.
  • C. Góp phần chỉ ra những điểm mạnh, yếu của giặc để ta có thể ở vào thế chủ động.
  • D. Khơi gợi lòng căm thù giặc và ý thức trách nhiệm của đấng nam nhi với non sông, khơi dậy ý chí quyết tâm rèn luyện theo “Binh thư yếu lược”.

 

Câu 11: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “tinh” có thể là gì?

  • A. Trời
  • B. Vội vã
  • C. Sao
  • D. Sinh dục

Câu 12: Từ nào sau đây có yếu tố Hán Việt của nó khác nghĩa với yếu tố “tiền” trong từ “tiền đạo”?

  • A. Tiền đồ
  • B. Tiền tài
  • C. Tiền nhân
  • D. Tiền tuyến

Câu 13: Từ nào sau đây có yếu tố Hán Việt của nó khác nghĩa với yếu tố “thư” trong từ “thư mục”?

  • A. Thư viện
  • B. Binh thư
  • C. Tiểu thư
  • D. Thiên thư

Câu 14: Thể cáo có kết cấu gồm bốn phần: nêu luận đề chính nghĩa; lên án, tố cáo tội ác của lực lượng phi nghĩa; thuật lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của lực lượng chính nghĩa với cảm hứng ngợi ca; tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa. Điều này được thể hiện như thế nào trong văn bản Nước Đại Việt ta?

  • A. Văn bản ứng với phần đầu: nêu luận đề chính nghĩa (nguyên lí nhân nghĩa và chân lý về sự tồn tại độc lập của “nước Đại Việt ta")
  • B. Văn bản ứng với phần đầu: nêu luận đề chính nghĩa (cơ sở khoa học về chính nghĩa)
  • C. Văn bản ứng với phần hai: lên án, tố cáo tội ác của lực lượng phi nghĩa (Toa Đô, Triệu Tiết,…)
  • D. Văn bản ứng với phần bốn: tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa

Câu 15: Đoạn văn sau đây nêu cách hiểu về hai câu mở đầu văn bản Nước Đại Việt ta:

(1) Hai câu văn cho thấy mục đích của việc làm nhân nghĩa là để “yên dân”, tức đem lại cuộc sống thái bình cho người dân, mục đích của đội quân Lam Sơn là tiễu trừ kẻ có tội. (2) Nguyễn Trãi đã biết chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực nhất của tư tưởng nhân nghĩa khi xác định: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo".

(3) Đặt trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô đại cáo” thì dân mà tác giả nói tới là người dân nước Đại Việt đang bị xâm lược, còn kẻ bạo tàn là giặc Minh cướp nước. (4) Để “yên dân” thì phải “trừ bạo”, tức là phải đánh đuổi giặc Minh xâm lược, giành lại đất nước. (5) Như vậy, nhân nghĩa là phải chống xâm lược, chống xâm lược chính là nhân nghĩa. (6) Ở Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa có sự kết hợp với tư tưởng yêu nước, thương dân, chống xâm lược.

Câu nào trong đoạn văn trên có điểm không đúng?

  • A. (1), (5)
  • B. (2), (3), (5)
  • C. (6)
  • D. Không có câu nào.

Câu 16: So sánh với bài thơ “Nam Quốc sơn hà”, ý thức độc lập dân tộc trong bài “Bình Ngô đại cáo” có sự tiếp nối và phát triển. Ý nào sau đây không thể hiện điều đó?

  • A. Ngoài yếu tố chủ quyền, “Bình Ngô đại cáo” còn bổ sung thêm các yếu tố cơ bản nữa như: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử.
  • B. Việc tác giả đặt sóng đôi, ngang hàng lịch sử các triều đại Việt Nam với các triều đại Trung Quốc nhằm khẳng định “Nam đế” làm chủ Nam quốc không phải bằng "thiên thư" (sách trời) mà bằng thực tế lịch sử.
  • C. Trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc.
  • D. Qua văn bản tác giả đã chứng minh cho cả thế giới biết về sức mạnh vô đối của nhân dân Đại Việt trong chiến tranh.

Câu 17:Bình Ngô đại cáo” là mẫu mực về kết cấu chặt chẽ, lập luận đanh thép, sắc bén. Phần mở đầu bài cáo (đoạn trích “Nước Đại Việt ta”), Nguyễn Trãi nêu lên tư tưởng nhân nghĩa: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo". Khi nêu tư tưởng nhân nghĩa, tác giả làm nổi bật hai nội dung cốt lõi: "yên dân" và "trừ bạo". Tiếp đến bài cáo khẳng định chân lý về sự tồn tại độc lập từ lâu của nước Đại Việt: "Tuy mạnh yếu khác nhau – Song hào kiệt đời nào cũng có...". Chân lý này được khẳng định theo trình tự: văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử, truyền thống anh hùng hào kiệt, chủ quyền dân tộc. Cách nêu tiền đề bằng những chân lý như vậy đã tạo cơ sở lý luận chắc chắn, chỗ dựa cho việc triển khai lập luận ở những phần sau.

Đoạn văn trên có ý nào không đúng?

  • A. Phần mở đầu bài cáo, Nguyễn Trái đúng ra phải là nêu lên chiến thuật trị nước thay vì tư tưởng nhân nghĩa.
  • B. Bài cáo khẳng định chân lý về sự tồn tại độc lập từ lâu của nước Đại Việt đúng ra phải thể hiện qua hai câu "Như nước Đại Việt ta từ trước – Vốn xưng nền văn hiến đã lâu...".
  • C. Cách nêu tiền đề bằng những chân lý đúng ra phải có ý nghĩa về mặt khoa học ứng dụng chứ không phải là tạo cơ sở lý luận chắc chắn, chỗ dựa cho việc triển khai lập luận ở những phần sau.
  • D. Không có ý nào.

Câu 18: Trong văn bản Chiếu dời đô, Tam Đại chỉ ba triều đại nào?

  • A. Ngô, Đinh, Tiền Lê
  • B. Văn Lang, Âu Lạc, Triệu
  • C. Hạ, Thương, Chu
  • D. Nguỵ, Thục, Ngô

Câu 19: Trong văn bản Chiếu dời đô, nhà Lý được thành lập vào năm nào?

  • A. 938
  • B. 967
  • C. 1009
  • D. 1010

Câu 20: Trong văn bản Chiếu dời đô, việc dời đô nếu nhìn theo địa lý ngày nay thì là từ đâu ra đâu?

  • A. Từ Ninh Bình ra Bắc Ninh.
  • B. Từ Ninh Bình ra Hà Nội.
  • C. Từ Thanh Hoá ra Hà Nội.
  • D. Từ Hà Nội ra Hải Dương

Câu 21: Trong văn bản Chiếu dời đô, đâu không phải một lợi thế của thành Đại La?

  • A. Ở vào nơi trung tâm trời đất
  • B. Được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đã đúng ngôi nam, bắc, đông, tây lại tiến hướng nhìn sông, dựa núi.
  • C. Thành Đại La là một kho vàng khổng lồ.
  • D. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng, dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi.

Câu 22: Phần của bài “Bình Ngô đại cáo” mà tác giả đưa vào nói về điều gì?

  • A. Nước Đại Việt ta không hề thua kém phương Bắc: chúng ta đều có lịch sử, văn hoá, chủ quyền, hiền tài,…
  • B. Những ngày đầu khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến chống quân Minh.
  • C. Những trận thắng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Minh
  • D. Đất nước ta sau khi giành chiến thắng trước quân Minh.

Câu 23: “Ta sẽ chiêu binh mãi mã cầm quân đi đánh giặc.”

Tìm thành ngữ trong câu trên đây và cho biết ý nghĩa.

  • A. Chiêu binh mãi mã: chiêu mộ binh lính, mua ngựa chiến để chuẩn bị chiến tranh
  • B. Chiêu binh mãi mã: tuyển dụng quân lính, cải thiện chiến mã
  • C. Mãi mã cầm quân: đánh nhau trên lưng ngựa
  • D. Mãi mã cầm quân: khi đánh nhau phải giết được kỵ binh trước

Câu 24: “Dân gian ai chẳng có lòng trung quân ái quốc.”

Tìm thành ngữ trong câu trên đây và cho biết ý nghĩa.

  • A. Trung quân ái quốc: trung thành với vua và yêu nước, yêu dân
  • B. Trung quân ái quốc: đạo quân ở giữa, thường do chủ tướng trực tiếp chỉ huy, theo cách tổ chức quân đội thời xưa
  • C. Lòng trung quân ái quốc: lòng yêu thương, thương dân
  • D. Câu trên không có thành ngữ.

Câu 25: Từ nào sau đây có yếu tố Hán Việt của nó khác nghĩa với yếu tố “thâm” trong từ “thâm canh”?

  • A. Thâm tím
  • B. Thâm canh
  • C. Thâm hiểm
  • D. Uyên thâm

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay