Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập Bài 5 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 5. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 5. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (PHẦN 2)

Câu 1: Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng

  • A. Xã tắc
  • B. Ngựa đá
  • C. Âu vàng
  • D. Nghìn thuở

 

Câu 2: Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?

  • A. Gia vị
  • B. Gia tăng
  • C. Gia sản
  • D. Tham gia

          

Câu 3: Chữ "bảo" trong từ nào có nghĩa là giữ gìn

  • A. Bảo bối
  • B. Bảo an
  • C. Quốc bảo
  • C. Chỉ bảo

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: "Trời thu .... mấy tầng cao"

  • A. Xanh thắm
  • B. Xanh rì
  • C. Xanh ngắt
  • D. Xanh mướt

 

Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: "Một vùng cỏ mọc ...."

  • A. Xanh ngọc
  • B. Xanh rì
  • C. Xanh thắm
  • D. Xanh biếc

Câu 6: Chỉ ra từ ghép Hán Việt trong cụm từ “các bậc trung thần nghĩa sĩ”?

  • A. Trung thần, nghĩa sĩ
  • B. Các
  • C. Bậc trung thần, nghĩa sĩ
  • D. Bậc

Câu 7: Nghĩa của thành tố trong cụm từ “binh thư yếu lược” không đúng?

  • A. Binh: quân đội, quân lính
  • B. Thư: sách
  • C. Yếu: kém cỏi
  • D. Lược: mưu kế

Câu 8: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “thảo” có thể là gì?

  • A. Tốt
  • B. Cỏ
  • C. Nhanh
  • D. Viết

Câu 9: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “bạch” có thể là gì?

  • A. Trắng
  • B. Đen
  • C. Huyền
  • D. Tách

Câu 10: Đâu là một luận điểm của văn bản Hịch tướng sĩ?

  • A. Trần Quốc Tuấn là một vị tướng tài, cả kể nhân cách con người lẫn cách dụng binh đánh giặc.
  • B. Tình trạng binh sĩ của quân đội nhà Trần trước chiến tranh Mông – Nguyên.
  • C. Khích lệ binh sĩ chuyên tâm học theo “Binh thư yếu lược" để đánh giặc cứu nước.
  • D. Vị thế đất nước khi Hốt Tất Liệt cử sứ giả đến giao chiến thư.

Câu 11: Trong văn bản Hịch tướng sĩ, bằng chứng tác giả đưa ra cho luận điểm “Khích lệ binh sĩ chuyên tâm học theo “Binh thư yếu lược" để đánh giặc cứu nước” là gì?

  • A. Những cái hay của việc đọc binh thư
  • B. Những điểm yếu của giặc.
  • C. Những điểm mạnh của ta
  • D. Tác giả không đưa ra bằng chứng.

Câu 12: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn “Nay các ngươi nhìn chủ … mê tiếng hát” trong văn bản Hịch tướng sĩ?

  • A. Liệt kê
  • B. Chêm xen
  • C. So sánh
  • D. Điệp cấu trúc

Câu 13: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn “Ta thường tới bữa quên ăn … ta cũng vui lòng” trong văn bản Hịch tướng sĩ?

  • A. Liệt kê
  • B. Nói quá
  • C. So sánh
  • D. Nhân hoá

Câu 14: Ai là tác giả của văn bản “Nước Đại Việt ta”?

  • A. Nguyễn Trãi
  • B. Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • C. Nguyễn Du
  • D. Trần Quốc Tuấn

Câu 15: “Đại cáo bình Ngô” là bản tổng kết toàn diện:

  • A. Cuộc chiến trên sông Như Nguyệt của nhân dân nhà Lý.
  • B. Những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta thời Trần.
  • C. Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, khẳng định chủ quyền độc lập của nước Đại Việt.
  • D. Cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược, khẳng định chủ quyền độc lập của nước Đại Việt.

Câu 16: Luận đề trong văn bản Nước Đại Việt ta là gì?

  • A. Chủ quyền dân tộc.
  • B. Bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ cuộc sống của nhân dân.
  • C. Việc gây dựng và phát triển của các triều đại
  • D. Sự thất bại của các tướng lĩnh phương Bắc

Câu 17: Trong văn bản Nước Đại Việt ta, câu nào có sự đối nhau về nội dung rõ ràng nhất?

  • A. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân / Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
  • B. Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
  • C. Núi sông bờ cõi đã chia / Phong tục Bắc Nam cũng khác
  • D. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập / Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Câu 18: “Chiếu dời đô” do ai ban ra?

  • A. Vua Lý Công Uẩn
  • B. Thượng thư
  • C. Tể tướng
  • D. Thừa tướng

Câu 19: Lý Công Uẩn là vị vua thứ mấy triều Lý?

  • A. Thứ nhất
  • B. Thứ hai
  • C. Thứ ba
  • D. Thứ tư

Câu 20: Trong văn bản Chiếu dời đô, kinh đô mới được đổi tên thành:

  • A. Đại Việt
  • B. Hoa Lư
  • C. Bàn Canh
  • D. Thăng Long

Câu 21: Ở phần đầu văn bản Chiếu dời đô, tác giả đã đưa ra việc dời đô của các triều đại ở:

  • A. Trung Quốc
  • B. Việt Nam
  • C. Hàn Quốc
  • D. Campuchia

Câu 22: Ai là tác giả của văn bản “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”?

  • A. Nguyễn Phú Trọng
  • B. Nông Đức Mạnh
  • C. Dương Trung Quốc
  • D. Dương Trung Hoa

Câu 23: Tác giả của văn bản “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” là:

  • A. Một nhà báo
  • B. Một nhà văn
  • C. Một nhà nghiên cứu lịch sử
  • D. Một ca sĩ

Câu 24: Tác giả của văn bản “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” cho rằng mục tiêu thoát khỏi nguy cơ tụt hậu ngày càng:

  • A. Gần hơn bao giờ hết.
  • B. Xa vời
  • C. Nhanh chóng
  • D. Không còn hi vọng.

Câu 25: Vị Đại tướng được nhắc đến trong phần 3 của văn bản “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” là ai?

  • A. Võ Nguyên Giáp
  • B. Nguyễn Chí Thanh
  • C. Võ Chí Công
  • D. Hoàng Diệu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay