Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 TH tiếng Việt 1: Trợ từ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6 TH tiếng Việt 1: Trợ từ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
BÀI 6: CHÂN DUNG CUỘC SỐNGTHỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TRỢ TỪ
(19 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Trợ từ là gì?
- Là những từ ngữ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
- Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau.
- Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
- Là những từ đi sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ đó.
Câu 2: Câu nào sau đây chứa trợ từ?
- Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi.
- Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi.
- Hỡi ơi lão Hạc!
- Nó vợ con chưa có.
Câu 3: Câu nào sau đây chứa trợ từ?
- Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!
- Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói.
- Nghe đến tên tôi, tôi tự nhiên giật mình lúng túng.
- Chỉ nghe tiếng chim hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu.
Câu 4: Trong câu sau, từ nào là trợ từ?
Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!
- Chẳng có.
- Đến.
- Ạ.
- Gì đấy.
Câu 5: Trong những câu văn sau, câu nào chứa trợ từ?
- Chỉ ở khúc sông làng chúng, những con chim chìa vôi mới làm tổ như thế.
- Và bất chợt một đêm nào gần sáng, sấm nổ vang trên nóc nhà và mưa ném xuống.
- Và trong mắt hai đứa trẻ, một cảnh tượng như huyền thoại hiện ra.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 6: Từ in đậm nào trong những câu văn sau là trợ từ?
- Đôi cánh của nó chợt như dừng lại, nó rơi xuống như một chiếc lá.
- Nó ngã xuống, ngã xuống, cứ xoay tròn và rơi mãi trong màn đêm đầy tia lửa.
- Trôi đến đoạn sông cách bến đò làng chúng chừng gần hai cây số con đò mới tạt được vào bờ.
- Họ dựng trại ở một vùng trũng đầy cỏ, từ hang sói tới đó mất chừng ba giờ đồng hồ.
Câu 7: Đoạn văn sau sử dụng mấy trợ từ?
Chẳng mấy chốc thì tối om, không còn giọt nắng nào. Ngay tới đầu ngón chân mình Sói Lam cũng không nhìn thấy. Không biết nó chìm trong con mắt của cậu bé như thế bao lâu rồi nhỉ? Thật khó nói. Nhiều phút trôi qua tưởng chừng như hàng năm trời.
- 4.
- 3.
- 2.
- 1.
Câu 8: Trong câu văn Nếu thi thoảng có sư tử hay báo ăn thịt một con dê cái thì chỉ vì nó đói có trợ từ nào?
- Nếu.
- Chỉ.
- Thì.
- Vì.
Câu 9: Câu sau có sử dụng trợ từ nào?
Nhưng điểm quan trọng nhất chính là con ngươi.
- Chính.
- Nhưng.
- Nhất.
- Là.
Câu 10: Xác định trợ từ trong câu sau.
Mặc dù non một năm ròng, mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.
- Mặc dù.
- Non.
- Lấy.
- Ròng.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Câu nào dưới đây không chứa trợ từ?
- Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế.
- Lại cả ông Toàn quyền đây rồi.
- Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
- Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong lớp.
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của trợ từ trong câu Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!
- Trợ từ “chẳng có” nhấn mạnh vào sự việc người con trai không có thông tin gì về cho lão Hạc.
- Trợ từ “gì đấy” nhấn mạnh vào sự việc người con trai không có thông tin gì về cho lão Hạc.
- Trợ từ “ạ” nhấn mạnh thái độ tôn trọng, cung kính của lão Hạc với ông giáo.
- Trợ từ “đến” nhấn mạnh vào khoảng thời gian người con trai không có thông tin gì về cho lão Hạc.
Câu 3: Phân tích tác dụng của trợ từ nguyên, đến trong câu “Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải 100 đồng bạc, lại còn cau, còn rượu thì mất đến 200 bạc.”?
- Nhấn mạnh mức độ cao của vật thách cưới.
- Thể hiện thái độ, đánh giá của nhân vật: trách móc nhà gái thách cưới nặng quá.
- A, B đều đúng.
- A, B đều sai.
Câu 4: Trong các từ in đậm trong các câu sau đây, từ nào là trợ từ?
(1) Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi cuốn sách này.
(2) Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm Tắt đèn.
(3) Anh phải nói ngay điều này cho cô giáo biết.
(4) Ngay tôi cũng không biết đến việc này.
(5) Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.
(6) Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời niên thiếu.
- (1), (3), (5).
- (1), (4), (5).
- (2), (4), (6).
- (2), (3), (6).
Câu 5: Câu nào sau đây sử dụng trợ từ và đó là trợ từ nào?
(1) Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay.
(2) Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao!
(3) Đấy chính là những tên khổng lồ, và nếu anh sợ thì hãy lánh xa ra mà cầu kinh trong lúc ta đương đầu với chúng trong một cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức.
(4) Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói…
- Trợ từ “toàn”, “cả” ở câu (1).
- Trợ từ “chính” ở câu (2).
- Trợ từ “chính” ở câu (3).
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Trợ từ trong câu sau là từ nào và có tác dụng gì?
Nó mua những tám quyển truyện.
- Trợ từ “quyển” thể hiện thái độ đánh giá của người viết: phê bình nó mua quá nhiều truyện.
- Trợ từ “quyển” nhấn mạnh vào số lượng quyển truyện mà nó đã mua là rất nhiều..
- Trợ từ “những” thể hiện thái độ đánh giá của người viết: phê bình nó mua quá nhiều truyện.
- Trợ từ “những” nhấn mạnh vào số lượng quyển truyện mà nó đã mua là rất nhiều.
Câu 2: Xác định trợ từ trong câu sau và phân tích tác dụng của trợ từ.
Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà.
- Trợ từ “chẳng” nhấn mạnh vào hành động bán lạc đà diễn ra ở đây hàng ngày.
- Trợ từ “chẳng” nhấn mạnh vào số lượng lớn con lạc đà được bán.
- Trợ từ “đến” nhấn mạnh vào số lượng lớn con lạc đà được bán.
- Trợ từ “đến” nhấn mạnh vào hành động bán lạc đà diễn ra ở đây hàng ngày.
Câu 3: Xác định và phân tích tác dụng của trợ từ trong câu sau.
Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong,… ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa.
- Trợ từ “ngay” nhấn mạnh vào sự việc cô gái nhìn thấy vườn hoa trên đỉnh núi cao của anh thanh niên.
- Trợ từ “ngay”, nhấn mạnh thời điểm lúc dưới kia - dưới xuôi là mùa hè.
- Trợ từ “bỗng nhiên” bộc lộ sự ngạc nhiên của cô gái khi thấy vườn hoa đa dạng chủng loại và rực rỡ sắc màu của anh thanh niên.
- Trợ từ “bỗng nhiên” nhấn mạnh vào sự việc cô gái nhìn thấy vườn hoa trên đỉnh núi cao của anh thanh niên.
IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)
Câu 1: Trợ từ “chỉ” trong câu Trời ơi, chỉ còn có năm phút! có tác dụng gì?
- Nhấn mạnh rằng anh thanh niên sắp muộn giờ làm việc.
- Nhấn mạnh còn rất ít thời gian để anh thanh niên có thể nói chuyện cùng bác họa sĩ.
- Nhấn mạnh rằng còn năm phút là anh thanh niên phải quay về nhà.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 Thực hành tiếng Việt: Trợ từ