Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 8 Đọc 3: Xe đêm
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8 Đọc 3: Xe đêm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
BÀI 8: NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT VĂN BẢN 3: XE ĐÊM
(25 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Tác phẩm Xe đêm được viết theo thể loại gì?
- Tiểu thuyết.
- Truyện ngắn.
- Hồi kí.
- Phóng sự.
Câu 2: Tác phẩm Xe đêm là của nước nào?
- Anh.
- Pháp.
- Nga.
- Đan Mạch.
Câu 3: Đoạn trích Xe đêm kể về điều gì?
- Cuộc trò chuyện giữa An-đéc-xen cùng các cô gái mà anh đã giúp họ trả tiền lên xe.
- Cuộc tưởng tượng của An-đéc-xen về tương lai, hạnh phúc của mình.
- Sự tiên đoán của An-đéc-xen về tương lai, hạnh phúc của ba cô gái.
- Câu chuyện về cuộc đời 3 cô gái.
Câu 4: Đâu là những chi tiết miêu tả chân dung nhân vật An-đéc-xen?
- Xấu trai, cao kều và nhút nhát.
- Đẹp trai, trẻ trung, hoạt bát.
- Tay chân lòng thòng như con rối xâu dây.
- A, C đúng.
Câu 5: An-đéc-xen đã tiên đoán như thế nào về Ni-cô-li-a?
- Cô sẽ vì tình yêu mà có thể từ bỏ mọi thứ.
- Cô sẽ nhận ra người yêu mình không xứng đáng với những gì cô bỏ ra.
- Cô sẽ thấy rằng gia đình mới là điều quan trọng nhất.
- Cô sẽ chẳng đắn đo mà sẽ lên đường vượt qua mọi sự khắc nghiệt và khó khăn để cứu người cô yêu khỏi cơn nguy khốn.
Câu 6: Câu sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Xác định các đối tượng của biện pháp tu từ đó.
Tiếng thương thuyết của mấy cô này giòn vang đến nỗi cuộc mặc cả nghe du dương như khúc ngâm từ một vở ca kịch cổ.
- Nhân hóa “tiếng thương thuyết của mấy cô này”.
- Ẩn dụ. Trong đó, “khúc ngâm từ một vở ca kịch cổ” được ẩn dụ cho “tiếng thương thuyết của mấy cô này”.
- So sánh. Trong đó đối tượng so sánh là “tiếng thương thuyết của mấy cô này”, đối tượng được so sánh là “khúc ngâm từ một vở ca kịch cổ”.
- Hoán dụ. Trong đó “tiếng thương thuyết của mấy cô này” hoán dụ cho sự xuất hiện của các cô gái.
Câu 7: An-đéc-xen tiên đoán như thế nào về tương lai của Ma-ri-a?
- Cô sẽ có một cuộc đời bất hạnh vì cô luôn luôn mong muốn nhận được rất nhiều từ cuộc sống mặc dù cô chỉ là một cô gái quê bình dị.
- Cô không dễ dàng có được hạnh phúc vì cô mong muốn nhận được rất nhiều từ cuộc sống nhưng rồi cô sẽ gặp một người xứng đáng với trái tim nhiều mong muốn của cô.
- Cô sẽ không dễ dàng có được hạnh phúc vì không ai có thể đáp ứng được những mong muốn nhiều vô kể của cô.
- Cô sẽ có một cuộc đời buồn vì cô không thể đạt được những điều mà cô mong muốn.
Câu 8: Thời gian trong câu chuyện được xác định thông qua hình ảnh nào?
- Ngọn đèn đường.
- Trong câu chuyện của mọi người trên xe.
- Một ngôi sao xanh màu lá.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 9: Tương lai của An-na như thế nào trong lời tiên đoán của An-đéc-xen?
- An-na sẽ có một gia đình hạnh phúc bên chồng và hai đứa con.
- An-na sẽ lấy chồng hai lần.
- An-na sẽ không có con.
- An-na sẽ có nhiều con, chồng tương lai của cô sẽ đỡ cô chăm lo cho những đứa con.
Câu 10: An-đéc-xen tự nhận công việc duy nhất của mình là gì?
- Làm ra những món quà nhỏ bé tặng mọi người và có những hành vi nông nổi cốt sao cho những người gần gũi được vui.
- Tiên đoán về tương lai của mọi người.
- Giúp mọi người tìm được người mình yêu.
- Trò chuyện cùng mọi người để tất cả họ được vui.
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Nhân vật An-đéc-xen hiện lên với chân dung như thế nào?
- Xấu xí, khó gần, đáng sợ.
- Đẹp trai, dễ mến, hòa đồng.
- Xấu xí nhưng dễ mến, cởi mở.
- Đẹp trai nhưng khó gần, đáng sợ.
Câu 2: Qua những tiên đoán của An-đéc-xen về 3 cô gái, em nhận thấy mong ước, tình cảm gì ông dành cho các cô gái đó?
- Ông đều coi thường và không muốn các cô gái ấy có được hạnh phúc bởi đó chỉ là những cô gái quê.
- Đều hi vọng các cô gái có được tình yêu xứng đáng và kết quả viên mãn.
- Đều chà đạp lên các ước mơ, hi vọng của các cô gái về tương lai tươi đẹp.
- Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 3: Đoạn văn sau nói về điều gì?
Trạng thái ấy là sự hòa trộn của một thoáng ưu tư, một dòng tuôn chảy những từ ngữ chẳng rõ từ đâu tới, một cảm nhận bất ngờ về sức mạnh thi ca, về quyền lực của mình với trái tim con người.
- Sự tiên đoán.
- Sự quan sát.
- Sự tưởng tượng.
- Sự sáng tác.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi 4 đến 8:
Chàng nói điều đó và cảm thấy mặt mình lạnh toát. Đã gần tới cái trạng thái mà chàng trải nghiệm mỗi lần sáng tác những bài thơ hay truyện cổ tích của mình.
Trạng thái ấy là sự hòa trộn của một thoáng ưu tư, một dòng tuôn chảy những từ ngữ chẳng rõ từ đâu tới, một cảm nhận bất ngờ về sức mạnh thi ca, về quyền lực của mình với trái tim con người.
Như trong một câu chuyện của chàng, nắp chiếc rương thần cũ kĩ bỗng bật tung ra với tiếng vang rền. Nơi đó ẩn chứa những suy nghĩ chưa thốt thành lời và những tình cảm còn ngủ yên, nơi đó có tất cả sự mê hồn của trái đất - tất cả những bông hoa của nó, tất cả màu sắc và âm thanh, những làn gió ngát hương, những khoảng mênh mông của biển cả, tiếng xào xạc của rừng, những dặn vặt của tình yêu và tiếng líu lo con trẻ.
Câu 4: Xác định phép liên kết đoạn 1 và đoạn 2 trong đoạn trích trên.
- Phép nối.
- Phép thế.
- Phép lặp.
- Phép liên tưởng.
Câu 5: Đoạn 3 trong đoạn trích trên sử dụng thành phần biệt lập nào? Ở đâu?
- Thành phần tình thái tất cả những bông hoa của nó, tất cả màu sắc và âm thanh, những làn gió ngát hương, những khoảng mênh mông của biển cả, tiếng xào xạc của rừng, những dặn vặt của tình yêu và tiếng líu lo con trẻ.
- Thành phần cảm thán tất cả những bông hoa của nó, tất cả màu sắc và âm thanh, những làn gió ngát hương, những khoảng mênh mông của biển cả, tiếng xào xạc của rừng, những dặn vặt của tình yêu và tiếng líu lo con trẻ.
- Thành phần gọi – đáp tất cả những bông hoa của nó, tất cả màu sắc và âm thanh, những làn gió ngát hương, những khoảng mênh mông của biển cả, tiếng xào xạc của rừng, những dặn vặt của tình yêu và tiếng líu lo con trẻ.
- Thành phần phụ chú tất cả những bông hoa của nó, tất cả màu sắc và âm thanh, những làn gió ngát hương, những khoảng mênh mông của biển cả, tiếng xào xạc của rừng, những dặn vặt của tình yêu và tiếng líu lo con trẻ.
Câu 6: Thành phần biệt lập ở đoạn 3 trong đoạn trích trên có tác dụng gì?
- Bổ sung ý nghĩa cho chủ ngữ nơi đó.
- Bổ sung ý nghĩa cho cụm từ tất cả sự mê hồn của trái đất.
- Bổ sung ý nghĩa cho cụm từ trạng thái ở đoạn 2.
- Bổ sung ý nghĩa cho cụm từ những suy nghĩ chưa thốt thành lời và những tình cảm còn ngủ yên.
Câu 7: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
- Nguồn cảm hứng sáng tác của các tác giả văn học.
- Trạng thái hóa thân vào văn chương.
- Sức mạnh của trí tưởng tượng phong phú.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 8: Ở đoạn 3 trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?
- Liệt kê, điệp ngữ.
- So sánh, ẩn dụ.
- Nhân hóa, liệt kê.
- Điệp ngữ, so sánh.
Câu 9: Nhân vật An-đéc-xen trong truyện Xe đêm thực chất là ai?
- Nhà văn người Nga chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi.
- Nhà văn người Đan Mạch chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi.
- Nhà văn người Pháp chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi.
- Nhà văn người Đức chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi.
Câu 10: Thông điệp truyện Xe đêm gửi gắm tới độc giả là gì?
- Truyện gửi gắm thông điệp về tình cảm gia đình và tình yêu đôi lứa.
- Truyện gửi gắm thông điệp về tình cảm ấm áp giữa đồng bào với nhau.
- Truyện gửi gắm thông điệp về sức mạnh của trí tưởng tượng và ảnh hưởng của nó trong văn chương cũng như trong đời sống.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Theo em, trí tưởng tượng có sức mạnh và ảnh hưởng như thế nào trong văn chương?
- Khiến cho thế giới trong văn chương hiện lên một cách kì lạ, độc nhất.
- Khiến cho thế giới trong văn chương hiện lên một cách kì lạ, khó hiểu, mang đến một trải nghiệm mới lạ cho người đọc.
- Khiến cho thế giới trong văn chương vừa mới lạ vừa quen thuộc, người đọc dễ hóa thân vào câu chuyện.
- Khiến cho thế giới trong văn chương trở nên phong phú, truyền tải những cảm xúc, thông điệp có ý nghĩa và ảnh hưởng sâu rộng.
Câu 2: Theo em, trí tưởng tượng có sức mạnh và ảnh hưởng như thế nào trong đời sống?
- Khiến con người ảo tưởng về tương lai tươi đẹp, không sống thực.
- Khiến con người sống an nhàn hưởng lạc và không phấn đấu.
- Giúp con người có động lực cho tương lai, có được hạnh phúc nhờ vào sự cố gắng đạt được mục tiêu.
- Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 3: Qua đoạn trích, em nhận thấy tình cảm, thái độ gì của tác giả truyện ngắn Xe đêm với nhà văn An-đéc-xen?
- Tức giận, căm phẫn.
- Kính trọng, yêu mến.
- Chà đạp, coi thường.
- Chế giễu, cười nhạo.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Các truyện ngắn của Pau-xtốp-xki có đặc điểm gì?
- Mang chất thơ nhẹ nhàng, tinh tế, khơi dậy ở người đọc sự rung cảm trước những vẻ đẹp bình dị, khuất lấp, dễ bị lãng quên trong cuộc sống.
- Mang chất trữ tình, thấm đẫm cảm xúc, khơi dậy ở người đọc sự hi vọng về tình yêu đôi lứa hạnh phúc.
- Mang chất chính trị, nói về các vấn đề thời thế, xã hội nước Nga thời kì ông sống.
- Mang chất hài hước, đậm chất phê phán những thói hư tật xấu, những tệ nạn trong xã hội Nga thời kì ông sống.
Câu 2: Tác phẩm nào sau đây không phải của nhà văn An-đéc-xen?
- Con sên và hàng cây hoa hồng.
- Vị tiên nhỏ trên cây hoa hồng.
- Bông hồng vàng.
- Nàng công chúa nằm trên hạt đậu.
=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 8 Văn bản 3: Xe đêm (trích)