Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 9 Đọc 1: Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9 Đọc 1: Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

BÀI 9: HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

VĂN BẢN 1: MIỀN CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG CẦN CHUYỂN ĐỔI TỪ SỐNG CHUNG SANG CHÀO ĐÓN LŨ

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ thuộc loại văn bản gì?

  1. Văn bản nghệ thuật.
  2. Văn bản hành chính.
  3. Văn bản nghị luận.
  4. Văn bản thông tin.

Câu 2: Đoạn văn được in đậm, nghiêng ở đầu văn bản được gọi là gì?

  1. Sa-pô.
  2. Cước chú.
  3. Chú giải.
  4. Dẫn dắt.

Câu 3: Sa-pô là gì?

  1. Là đoạn văn ngắn giải thích hiện tượng được đề cập đến ở nhan đề văn bản.
  2. Là đoạn văn ngắn nằm ngay dưới nhan đề văn bản nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết và tạo sự lôi cuốn đối với người đọc.
  3. A, B đều đúng.
  4. A, B đều sai.

Câu 4: Phần sa-pô của văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ báo hiệu điều gì sẽ được triển khai trong văn bản?

  1. Việc người dân miền châu thổ sông Cửu Long không thể “sống” thiếu lũ và chuyển từ “sống chung với lũ” sang “chào đón” lũ.
  2. Việc người dân miền châu thổ sông Cửu Long đặt tên cho mùa lũ là “mùa nước nổi”.
  3. Việc người dân miền châu thổ sông Cửu Long thường xuyên phải “sống chung với lũ”.
  4. Việc người dân miền châu thổ sông Cửu Long tìm biện pháp để hạn chế lũ lụt kéo dài.

Câu 5: Những đặc điểm trong sự hình thành vùng châu thổ sông Cửu Long là gì?

  1. Chảy qua nhiều vùng địa chất khác nhau.
  2. Tuổi địa chất trẻ.
  3. Nằm tận cùng của một lưu vực sông rộng nhất Đông Nam Á.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Quá trình trầm tích vùng châu thổ sông Cửu Long xảy ra liên tục trong bao lâu?

  1. Hơn 5000 – 7000 năm.
  2. Hơn 1000 – 2000 năm.
  3. Hơn 10.000 năm.
  4. Hơn 500 – 1000 năm.

Câu 7: Đâu là đặc điểm của vùng châu thổ sông Cửu Long?

  1. Nghèo nàn về vật liệu xây dựng và khoảng sản kim loại.
  2. Thổ nhưỡng và sinh thái có lớp đất mặt giàu dinh dưỡng, nguồn nước dồi dào.
  3. Cát xây dựng và san lấp vô cùng phong phú.
  4. A, B đúng.

Câu 8: Tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào để chứng minh cho việc sản xuất nông nghiệp và thủy sản ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là vô cùng phát triển?

  1. Trong vòng 100 ngày có thể sản xuất 7 – 8 triệu tấn lúa.
  2. Với một vụ mùa mưa, người dân có thể thu hoạch 5 triệu tấn rau củ và các loại trái cây.
  3. Những năm có lũ lớn, người dân có thể đánh bắt 1,2 – 1,5 triệu tấn cá tôm và các loài thủy sản khác nhau.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Đâu không phải lí do khiến người dân miền sông nước mong đợi có lũ lớn?

  1. Năm nào có lũ lớn là có nhiều cá, chim, sản vật,… và chắc chắn năm sau sẽ canh tác tốt, thu được sản lượng cao.
  2. Có lũ lớn là sẽ có thiệt hại về nhà và của.
  3. Cuối mùa lũ là mùa thu hoạch vụ mùa cuối năm, những đàn chim én tụ về có thể kiếm ăn trên những cánh rừng, các hàng cây cối vườn tược ở vùng đất ngập nước.
  4. Giảm thiểu sử dụng lượng phân bón, nông dược.

Câu 10: Hiện tượng ngập lụt đã tạo ra những kết nối quan trọng nào?

  1. Kết nối dòng nước, cát và dòng sinh vật.
  2. Kết nối dòng nước, khoáng sản và dòng sinh vật.
  3. Kết nối dòng nước, phù sa và dòng sinh vật.
  4. Kết nối dòng nước, đất và dòng sinh vật.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Thông tin trong văn bản được trình bày theo quan hệ hay trình tự nào?

  1. Quan hệ nguyên nhân - kết quả.
  2. Quan hệ giả thiết - thực tiễn.
  3. Trình tự thời gian.
  4. Trình tự mức độ quan trọng của các đối tượng, nhân tố.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 2 đến 6:

          Những vị lão nông tri điền vùng đồng bằng khẳng định, năm nào có lũ lớn là năm đó cá nhiều, chim nhiều, sản vật nhiều, sản vật mùa lũ (rùa, rắn, ếch, ốc,…) nhiều và chắc chắn năm sau canh tác sẽ trúng mùa, sản lượng cao và lượng phân bón, nông dược sử dụng ít đi vì lũ mang lại phù sa màu mỡ, làm vệ sinh đồng ruộng và bổ sung nguồn nước tại chỗ. Cuối mùa lũ cũng là mùa thu hoạch vụ mùa cuối năm, lúc đó những đàn chim én tụ về, bay lượn kiếm ăn trên những cánh rừng, theo các hàng cây cối vườn tược xanh tươi ở vùng đất ngập nước và những khu đất trũng lung bàu.

          Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm dòng nước, phù sa và dòng sinh vật. Thứ nhất là kết nối dòng chảy giữa đoạn sông thượng lưu và đoạn sông hạ lưu trong quá trình chuyển nước, cá và phù sa. Thứ hai là sự kết nối giữa sông và hai bên bờ: mùa mưa lũ, nước theo các sườn dốc, cuốn các chất hữu cơ (thực và động vật) và các khoáng vô cơ (đất đá, chất khoáng vi lượng) xuống dòng sông, chảy mạnh xuống hạ lưu, đến vùng thấp hơn và xuống đồng bằng thì nước sông đủ lớn và nhiều, “nước nhảy” lên bờ tràn ngập nhiều vùng rộng lớn, mang theo phù sa màu mỡ và tôm cá. Cuối cùng, thứ ba, là sự kết nối thủy vực từ dòng sông và cửa sông ra vùng ven biển, thềm lục địa và biển cả tạo nên nguồn dinh dưỡng cho sinh vật vùng cửa sông và cung cấp vật liệu bồi đắp nuôi dưỡng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Nếu không có sự kết nối thứ ba này, vùng cửa sông sẽ nghèo nàn tính đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng ngập mặn khó tồn tại.

Câu 2: Nội dung chính của đoạn 1 trong đoạn trích trên là gì?

  1. Tác hại của hiện tượng lũ lớn.
  2. Ý nghĩa, tác dụng của hiện tượng lũ lớn.
  3. Nguồn gốc hình thành hiện tượng lũ lớn.
  4. Các ví dụ về hiện tượng lũ lớn.

Câu 3: Cụm từ lão nông tri điền ở đầu đoạn trích có nghĩa là gì?

  1. Người nông dân cả đời làm đồng ruộng.
  2. Người nông dân già làm đồng ruộng.
  3. Người nông dân tuổi cao am hiểu đồng ruộng, có nhiều kinh nghiệm sản xuất.
  4. Người nông dân có hiểu biết về đồng ruộng.

Câu 4: Thành phần phụ chú rùa, rắn, ếch, ốc,… có tác dụng gì?

  1. Làm rõ các loài động vật được xếp vào loại sản vật mùa lũ.
  2. Nhấn mạnh sự phong phú của sản vật mùa lũ khi có lũ lớn.
  3. Làm rõ cho hiện tượng cá nhiều, chim nhiều, sản vật mùa lũ nhiều.
  4. Làm rõ cho đối tượng sản vật mùa lũ.

Câu 5: Trong đoạn 2 của đoạn trích trên, câu nào nêu rõ nội dung của cả đoạn?

  1. Nếu không có sự kết nối thứ ba này, vùng cửa sông sẽ nghèo nàn tính đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng ngập mặn khó tồn tại.
  2. Thứ nhất là kết nối dòng chảy giữa đoạn sông thượng lưu và đoạn sông hạ lưu trong quá trình chuyển nước, cá và phù sa.
  3. Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm dòng nước, phù sa và dòng sinh vật.
  4. Thứ hai là sự kết nối giữa sông và hai bên bờ.

Câu 6: Xác định các từ ngữ liên kết trong đoạn 2 ở đoạn trích trên.

  1. Thứ nhất…, Thứ hai…, Thứ ba…
  2. Thứ nhất là…, Thứ hai là…, Cuối cùng, thứ ba là,…
  3. Thứ nhất là…, Thứ hai là…, Thứ ba là…
  4. Một là…, Hai là…, Ba là…

Câu 7: Vì sao trong văn bản, tác giả hầu như không nói đến tác hại của lũ?

  1. Để nhấn mạnh, làm nổi bật những tác động tích cực mà lũ mang lại cho đồng bào vùng châu thổ sông Cửu Long để mọi người có thể dễ dàng chấp nhận và có thái độ khác với hiện tượng lũ.
  2. Vì lũ không có tác hại gì.
  3. Vì tác giả không biết những tác hại của lũ gây ra.
  4. Vì giới hạn bài viết không cho phép.

Câu 8: Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu sau.

          Mùa nước nổi xưa kia hay mùa lũ theo cách gọi hiện nay, không còn là mối lo ngại cho nông dân vùng châu thổ sông Cửu Long, một mùa nước lũ lớn, như một niềm tin tâm linh, sẽ đem lại sự giàu có, sung túc cho vùng đất.

  1. Nhân hóa mùa nước lũ lớnniềm tin tâm linh, khẳng định những ý nghĩa to lớn mà mùa nước lũ đem lại cho nông dân vùng châu thổ sông Cửu Long và khiến cho hiện tượng ngập lụt không còn đáng sợ nữa.
  2. Ẩn dụ mùa nước lũ lớnniềm tin tâm linh, khẳng định những ý nghĩa to lớn mà mùa nước lũ đem lại cho nông dân vùng châu thổ sông Cửu Long và khiến cho hiện tượng ngập lụt không còn đáng sợ nữa.
  3. So sánh mùa nước lũ lớn với niềm tin tâm linh, khẳng định những ý nghĩa to lớn mà mùa nước lũ đem lại cho nông dân vùng châu thổ sông Cửu Long cũng như sự gắn bó không thể tách rời giữa nông dân vùng này với mùa lũ.
  4. Hoán dụ mùa nước lũ lớnniềm tin tâm linh, khẳng định những ý nghĩa to lớn mà mùa nước lũ đem lại cho nông dân vùng châu thổ sông Cửu Long và khiến cho hiện tượng ngập lụt không còn đáng sợ nữa.

Câu 9: Thông tin chính mà tác giả muốn truyền tải qua văn bản này là gì?

  1. Tác dụng, ý nghĩa của mùa lũ với nông dân vùng châu thổ sông Cửu Long.
  2. Mùa lũ không còn là mối lo ngại cho nông dân vùng châu thổ sông Cửu Long mà giờ đây họ đã biết cách lợi dụng những lợi ích mà mùa lũ mang lại và học cách “chào đón” nó.
  3. Cách người nông dân vùng châu thổ sông Cửu Long “sống chung với lũ”.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Văn bản cung cấp thông tin về điều gì?

  1. Hiện tượng khoa học.
  2. Hiện tượng văn học.
  3. Hiện tượng xã hội.
  4. Hiện tượng tự nhiên.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Những thông tin trong văn bản có đặc điểm gì?

  1. Khách quan, khoa học.
  2. Mang cảm xúc cá nhân cao.
  3. Hư cấu, trừu tượng.
  4. Giả tưởng.

Câu 2: Văn bản sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ nào và có tác dụng gì?

  1. Sử dụng bảng số liệu giúp người đọc có sự so sánh rõ rệt về những lợi ích mà lũ lụt mang lại.
  2. Sử dụng hình ảnh có tác dụng giúp người đọc có cái nhìn trực quan, sinh động về đồng lũ vùng châu thổ sông Cửu Long.
  3. Sử dụng sơ đồ về quá trình hình thành đồng bằng giúp người đọc dễ hiểu hơn.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Khu đất trũng lung bàu chỉ những vùng đất như thế nào?

  1. Chỉ vùng đất bằng phẳng giữa đồng hoặc giữa rừng.
  2. Chỉ vùng đất nhô cao lên giữa đồng hoặc giữa rừng.
  3. Chỉ vùng đất trũng ngập nước giữa đồng hoặc giữa rừng.
  4. Chỉ vùng đất trũng nhưng không ngập nước giữa đồng hoặc giữa rừng.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Lũ lụt là hiện tượng như thế nào?

  1. Là hiện tượng một khu vực bị thiếu nước trong một thời gian dài.
  2. Là hiện tượng một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn.
  3. Là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất.
  4. Là hiện tượng rung chuyển trên bề mặt Trái Đất.

Câu 2: Mùa nước nổi vùng châu thổ sông Cửu Long diễn ra vào thời gian nào hằng năm?

  1. Tháng 7 đến tháng 10 dương lịch.
  2. Tháng 8 đến tháng 11 dương lịch.
  3. Tháng 5 đến tháng 7 dương lịch.
  4. Tháng 10 đến tháng 12 dương lịch.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 9 Văn bản 1: Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay