Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 9 Đọc 3: Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9 Đọc 3: Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 9: HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

VĂN BẢN 3: DIỄN TỪ ỨNG KHẨU CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ XI-ÁT-TƠN

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Ai là tác giả của văn bản Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn?

  1. Tổng thống Mỹ Preng-klin Pi-ơ-xơ.
  2. Nhà văn H. Ban-dắc.
  3. Thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn.
  4. Không rõ tác giả.

Câu 2: Văn bản này được gửi tới ai?

  1. Thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn.
  2. Nhà văn Mark Twain.
  3. Không đề tên người nhận.
  4. Tổng thống Mỹ Preng-klin Pi-ơ-xơ.

Câu 3: Tình thế nào đã thúc đẩy thủ lĩnh Xi-át-tơn thực hiện diễn từ ứng khẩu này?

  1. Thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn viết để phúc đáp cho ý định mua lại đất của người da đỏ của tổng thống Mỹ Preng-klin Pi-ơ-xơ.
  2. Thủ lĩnh người da đỏ viết để báo cho cả thế giới biết rằng người da đỏ không có ý định bán lại vùng đất này.
  3. Thủ lĩnh người da đỏ viết để hỏi thăm tình hình sức khỏe của Tổng thống Mĩ Preng-klin Pi-ơ-xơ.
  4. Thủ lĩnh người da đỏ viết để hỏi thăm tình hình người dân da đỏ sống trên các vùng đất thuộc quyền quản lí của Chính phủ Mĩ.

Câu 4: Bộ tộc của Thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn sinh sống ở châu lục nào?

  1. Châu Phi.
  2. Châu Âu.
  3. Châu Mĩ.
  4. Châu Á.

Câu 5: Khái niệm “người da đỏ” là chỉ ai?

  1. Cư dân sống trên lục địa châu Âu thuộc chủng tộc Ăng-lô xắc-xông.
  2. Các dân tộc bản địa đã sống ở châu Mỹ trước khi người châu Âu tìm ra châu lục này, thuộc chủng tộc Anh-điêng.
  3. Cư dân sống trên lục địa châu Á thuộc chủng tộc Nê-grô-ít.
  4. Cư dân sống trên lục địa châu Úc thuộc chủng tộc Ôx-tra-lô-ít.

Câu 6: Tác giả văn bản đã tự gọi mình là gì?

  1. Kẻ hoang dã.
  2. Người văn minh.
  3. Thủ lĩnh người da đỏ.
  4. Người trung thành với lợi ích của người da đỏ.

Câu 7: Hình ảnh “ngựa sắt nhả khói” dùng để chỉ cái gì?

  1. Máy hơi nước.
  2. Những con ngựa chạy không biết mệt.
  3. Con ngựa của Thánh Gióng cưỡi ra trận tiêu diệt giặc Ân.
  4. Tàu hỏa.

Câu 8: Thủ lĩnh người da đỏ đã ví những sự vật trong mảnh đất sinh sống của mình với cái gì?

  1. Bạn bè.
  2. Thầy cô.
  3. Người thân trong gia đình.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Từ “Ngài” trong bức thư là chỉ ai?

  1. Thủ lĩnh người da đỏ.
  2. Tổng thống Mĩ Preng-klin Pi-ơ-xơ.
  3. Có lúc chỉ thủ lĩnh người da đỏ có lúc chỉ tổng thống Mĩ Preng-klin Pi-ơ-xơ.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 10: Cụm từ diễn từ ứng khẩu trong nhan đề có nghĩa là gì?

  1. Lời phát biểu không chuẩn bị trước trong dịp quan trọng.
  2. Lời phát biểu trong một dịp long trọng.
  3. Lời nói ngay thành văn, không chuẩn bị trước hoặc không có văn bản soạn sẵn để dựa vào khi nói.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Bức thư đã phê phán những hành động và thái độ gì của người da trắng thời đó?

  1. Xâm lược thuộc địa, các dân tộc khác.
  2. Thờ ơ, tàn nhẫn đối với thiên nhiên và môi trường sống.
  3. Hủy hoại nền văn hóa người da đỏ.
  4. Tàn sát người da đỏ.

Câu 2: Sự khác biệt của người da đỏ với người da trắng được thể hiện qua khía cạnh nào?

  1. Sự khác biệt về lối sống.
  2. Thái độ với đất đai.
  3. Thái độ với tự nhiên.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Người da trắng là danh từ chỉ người dân nào?

  1. Trung Quốc.
  2. Hoa Kì.
  3. Châu Âu.
  4. Châu Úc.

Câu 4: Biện pháp tu từ được sử dụng trong bức thư là?

  1. So sánh, nhân hóa, điệp ngữ.
  2. So sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
  3. So sánh, nhân hóa, nói giảm nói tránh.
  4. So sánh, nhân hóa, hoán dụ.

Câu 5: Câu nào trong bức thư chứng tỏ tác giả bức thư đề cao vai trò của động vật đối với cuộc sống con người?

  1. Điều gì sẽ xảy đến với con thú thì cũng chính xảy ra đối với con người.
  2. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú?
  3. Tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng.
  4. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trẽn những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua.

 

Câu 6: Cụm từ “tôi là kẻ hoang dã” được lặp lại nhiều lần trong Bức thư của thủ lĩnh da đỏ có ý nghĩa gì?

  1. Nói rằng người da đỏ chỉ biết một cách sống là sống hòa hợp với thiên nhiên.
  2. Nhấn mạnh sự khác biệt về lối sống của người da đỏ và người da trắng.
  3. Thể hiện sự khiêm tốn của thủ lĩnh người da đỏ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 7: Ý nào sau đây không phải là yêu cầu của thủ lĩnh người da đỏ gửi tới tổng thống Mĩ?

  1. Phải đối xử với muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em.
  2. Phải kính trọng đất đai.
  3. Phải biết khai thác mảnh đất này đúng cách.
  4. Phải dạy con cháu rằng mảnh đất này là thiêng liêng, là kí ức của người da đỏ.

 

Câu 8: Xác định biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng trong đoạn văn sau.

          Khi người da trắng chết đi, họ thường dạo chơi giữa các vì sao và quên đi đất nước họ sinh ra. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này. Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình.

  1. Biện pháp nhân hóa khiến cho mối quan hệ giữa đất và con người được thể hiện gắn bó hết sức thân thiết như là những người thân trong gia đình.
  2. Biện pháp so sánh khiến cho mối quan hệ giữa đất và con người được thể hiện gắn bó hết sức thân thiết như là những người thân trong gia đình.
  3. Biện pháp ẩn dụ khiến cho mối quan hệ giữa đất và con người được thể hiện gắn bó hết sức thân thiết như là những người thân trong gia đình.
  4. Biện pháp liệt kê thể hiện tất cả những gì thuộc về thiên nhiên là phong phú và tạo nên một gia đình lớn.

Câu 9: Chi tiết nào thể hiện thái độ của người da trắng đối với thiên nhiên?

  1. Ở thành phố của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng.
  2. Họ cư xử với mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được, rồi bán đi như những con cừu và những hạt kim cương sáng ngời.
  3. Mồ mả tổ tiên của họ, họ còn quên và họ cũng chẳng cần tới dòng tộc của họ.
  4. Cảnh đẹp nơi thành phố của Ngài làm nhức nhối con mắt người da đỏ.

 

Câu 10: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ được xem là gì?

  1. Một trong những văn bản hay nhất về mối quan hệ giữa thiên nhiên, sinh thái và con người.
  2. Một trong những bức thư hay nhất trên thế giới.
  3. Một trong những bức thư hay nhất gửi cho tổng thống Mĩ.
  4. Một trong những bức thư có giá trị biểu cảm cao.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu “Đất là Mẹ” thể hiện điều gì?

  1. Mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa người với đất.
  2. Sự gắn bó giúp con người có thái độ cư xử đúng đắn với đất đai.
  3. Đất là nguồn sống, sự che chở, bảo vệ con người.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Thông điệp mà văn bản Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn muốn gửi gắm là gì?

  1. Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của mình.
  2. Con người có thể sử dụng thiên nhiên một cách thoải mái.
  3. Con người phải biết trân trọng những giá trị sử dụng của thiên nhiên.
  4. Con người phải biết sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

Câu 3: Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn đặt ra vấn đề nào mà còn ý nghĩa tới tận ngày hôm nay?

  1. Đề cao quá trình đô thị hóa.
  2. Tình yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
  3. Thái độ phản đối chiến tranh.
  4. Tất cả đều đúng.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài học rút ra từ văn bản Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn là gì?

  1. Con người cần biết tôn trọng, trân trọng tài nguyên thiên nhiên, sự sống của muôn loài.
  2. Con người có thể khai thác tài nguyên thiên nhiên vì đó là tài sản chung của nhân loại.
  3. Con người phải biết sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo bảo vệ môi trường sống.
  4. A, C đều đúng.

Câu 2: Hành vi nào sau đây là hành vi bảo vệ môi trường?

  1. Săn bắn các loài động vật quý hiếm.
  2. Trồng nhiều cây xanh.
  3. Sử dụng túi nilon.
  4. Xả nước thải nhà máy ra sông, hồ, ao…

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 9 Văn bản 3: Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay