Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 9 TH tiếng Việt 2: Câu phủ định và câu khẳng định

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9 TH tiếng Việt 2: Câu phủ định và câu khẳng định. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 9: HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÂU PHỦ ĐỊNH VÀ CÂU KHẲNG ĐỊNH

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Có thể phân loại câu phủ định thành mấy loại cơ bản?

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 2: Có những loại câu phủ định nào?

  1. Phủ định bác bỏ và phủ định sự việc.
  2. Phủ định bác bỏ và phủ định miêu tả.
  3. Phủ định miêu tả và phủ định sự việc.
  4. Phủ định miêu tả và phủ định số lượng.

Câu 3: Thế nào là câu phủ định bác bỏ?

  1. Câu được dùng để phản bác một ý kiến, nhận định.
  2. Có xuất hiện từ ngữ phủ định.
  3. A, B đúng.
  4. Câu nêu một giả định nhằm khẳng định vấn đề.

Câu 4: Thế nào là câu phủ định miêu tả?

  1. Là câu dùng để phản bác một ý kiến, nhận định.
  2. Là câu nêu một giả định nhằm khẳng định vấn đề.
  3. Là câu nêu ra thắc mắc cần nhờ giải đáp.
  4. Là câu xác nhận không có tính chất hay quan hệ nào đó.

Câu 5: Câu khẳng định là câu như thế nào?

  1. Là câu dùng để phản bác một ý kiến, nhận định.
  2. Là câu nêu ra thắc mắc cần nhờ giải đáp.
  3. Là câu nêu một giả định nhằm khẳng định vấn đề.
  4. Là câu xác nhận không có tính chất hay quan hệ nào đó.

Câu 6: Câu phủ định không có tác dụng nào sau đây?

  1. Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó.
  2. Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
  3. Phản bác một ý kiến, nhận định.
  4. A, C đúng.

Câu 7: Những từ ngữ nào thường xuất hiện trong câu phủ định?

  1. Chẳng, chưa, không, chả.
  2. À, ơi, nhé, nhỉ.
  3. Gì, sao, nào, đâu.
  4. Đừng, hãy, chớ, nên.

Câu 8: Câu nào dưới đây là câu phủ định bác bỏ?

  1. Nam không đi Huế.
  2. Nam chẳng đi Huế.
  3. Đâu có, Nam không đi Huế mà.
  4. Thế ra Nam không đi Huế à?

Câu 9: Bài ca dao sau có mấy từ phủ định?

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 10: Đoạn thơ sau sử dụng từ phủ định nào?

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

  1. Đâu.
  2. Chút.
  3. Lặng lẽ.
  4. Không.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Câu nào sau đây không phải câu phủ định?

  1. Tôi không muốn tham gia vào hoạt động tập thể.
  2. Chú chó ấy chẳng những đáng yêu mà còn thông minh nữa.
  3. Loài hoa này không có mùi hương.
  4. Câu chuyện đó chẳng có ý nghĩa gì.

Câu 2: Dấu hiệu nhận biết câu phủ định là gì?

  1. Câu có chứa những từ ngữ cảm thán.
  2. Câu sử dụng dấu chấm than để kết thúc câu.
  3. Câu có chứa những từ ngữ phủ định.
  4. Câu có ngữ điệu phủ định.

Câu 3: Trong các câu sau, câu nào không phải câu phủ định bác bỏ?

  1. Tôi an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.

(Lão Hạc, Nam Cao)

  1. Không, chúng con không đói nữa đâu. Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoai thì no mòng bụng ra rồi còn đói gì nữa. (Tắt đèn, Ngô Tất Tố)
  2. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! (Lão Hạc, Nam Cao)
  3. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. (Cổng trưởng mở ra, Lí Lan)

Câu 4: Câu nào sau đây là câu phủ định bác bỏ?

  1. A. Không, chúng con không đói nữa đâu.
  2. B. Tôi chưa hề biết trên đời này lại có những chuyện mới lạ như vậy: bên bờ biển có những vỏ sò đủ màu sắc như thế kia, và có được quả dưa hấu ăn cũng phải trải qua bao nhiêu là nguy hiểm.
  3. C. Chú chim bị thương không đứng dậy được nữa, nằm thở dốc.
  4. D. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

          Khi quân ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước. Lúc đến sông Thanh Quyết, toán quân Thanh đi do thám từ đằng xa trông thấy bóng cũng chạy nốt. Vua Quang Trung liền thúc quân đuổi theo, tới huyện Phú Xuyên thì bắt sống được hết, không để tên nào trốn thoát. Bởi vậy, không hề có ai chạy về báo tin, nên những đạo quân Thanh đóng ở Hà Hồi và Ngọc Hồi đều không biết gì cả.

(Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô gia văn phái)

Câu 5: Đoạn trích trên có mấy câu phủ định?

  1. 4.
  2. 3.
  3. 2.
  4. 1.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 1, 2:

          Khi quân ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước. Lúc đến sông Thanh Quyết, toán quân Thanh đi do thám từ đằng xa trông thấy bóng cũng chạy nốt. Vua Quang Trung liền thúc quân đuổi theo, tới huyện Phú Xuyên thì bắt sống được hết, không để tên nào trốn thoát. Bởi vậy, không hề có ai chạy về báo tin, nên những đạo quân Thanh đóng ở Hà Hồi và Ngọc Hồi đều không biết gì cả.

(Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô gia văn phái)

Câu 1: Đâu không phải câu phủ định trong đoạn trích trên?

  1. Vua Quang Trung liền thúc quân đuổi theo, tới huyện Phú Xuyên thì bắt sống được hết, không để tên nào trốn thoát.
  2. Bởi vậy, không hề có ai chạy về báo tin, nên những đạo quân Thanh đóng ở Hà Hồi và Ngọc Hồi đều không biết gì cả.
  3. Khi quân ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Câu phủ định Vua Quang Trung liền thúc quân đuổi theo, tới huyện Phú Xuyên thì bắt sống được hết, không để tên nào trốn thoát trong đoạn trích trên có tác dụng gì?

  1. Phản bác một ý kiến, nhận định.
  2. Xác nhận không có quan hệ, tính chất.
  3. A, B đều đúng.
  4. A, B đều sai.

Câu 3: Câu nào dưới đây là câu khẳng định?

  1. Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận.
  2. Các quân đều nghiêm chỉnh đội mũ mà đi.
  3. Vừa đi vừa chè chén như thế, Xan-chô chẳng còn nhớ gì đến những lời hứa hẹn của chủ và cảm thấy cái nghề đi tìm kiếm chuyện phiêu lưu này dù có nguy hiểm đến đâu cũng chẳng vất vả gì mà lại thoải mái nữa là khác.
  4. Đôn Ki-hô-tê không muốn ăn sáng vì, như ta thường nói, chàng nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Đâu là trường hợp đặc biệt của câu khẳng định?

  1. Chứa từ ngữ phủ định.
  2. Có nhiều từ ngữ phủ định đi liền nhau.
  3. A, B đúng.
  4. Mang hình thức “phủ định của phủ định”.

Câu 2: Đâu là ví dụ cho hình thức “phủ định của phủ định” của câu khẳng định?

  1. Bác chưa hát vì chưa có người nghe.
  2. Tháng Tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng không ăn không từng ăn trong tết Trung thu.
  3. Nếu vật này có rơi vào tay quân Nguyên, chúng cũng không thể nào ngờ được rằng chiếc khóa bạc có liên quan gì đến vận nước đâu.
  4. Mảnh đất này đâu phải là những người anh em của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 9 Thực hành tiếng Việt: Câu phủ định và câu khẳng định

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay