Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối Bài 5 Thực hành tiếng Việt: Câu đặc biệt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5 Thực hành tiếng Việt: Câu đặc biệt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 5: ĐỐI DIỆN VỚI NỖI ĐAU

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÂU ĐẶC BIỆT

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Câu đặc biệt có đặc điểm gì?

  1. Được cấu tạo từ một từ hoặc một cụm từ.
  2. Được cấu tạo từ một cụm danh từ.
  3. Được cấu tạo từ một tính từ.
  4. Được cấu tạo từ một trợ từ.

 

Câu 2: Tác dụng của câu đặc biệt là gì?

  1. Cung cấp thông tin.
  2. Cung cấp tri thức.
  3. Nêu bật thông tin hoặc nhấn mạnh nội dung.
  4. Nhấn mạnh cảm xúc của người nói.

Câu 3: Cần lưu ý điều gì khi sử dụng câu đặc biệt?

  1. Có thể dùng câu đặc biệt ở bất cứ ngữ cảnh nào.
  2. Chỉ dùng câu đặc biệt trong những ngữ cảnh phù hợp.
  3. Câu đặc biệt cũng tương tự như câu sai ngữ pháp.
  4. Câu đặc biệt có thể vận dụng linh hoạt trong giao tiếp.

Câu 4: Trong những câu dưới đây, câu nào là câu đặc biệt?

  1. Đà Nẵng là quê hương trong lòng tôi tự bao giờ.
  2. Trời tối đen.
  3. Một đêm đông.
  4. Những cơn mưa đầu mùa hạ kéo đến như rửa sạch cả bầu trời bụi bặm.

Câu 5: Trong những câu dưới đây, câu nào là câu đặc biệt?

  1. Những đóa hoa hồng khoa sắc thắm dưới ánh mặt trời lung linh.
  2. Nhạc hay.
  3. Đen kịt.
  4. Tôi hớt hải chạy ra khỏi cánh rừng đầy khói lửa, bom đạn.

Câu 6: Đâu là câu đặc biệt trong đoạn văn sau?

Một đêm đông! Từng đợt gió bấc và những cơn mưa phùn lạnh buốt đến thấu xương. Tôi nằm ngủ trong chăn ấm. Không ra khỏi nhà vì trời còn âm u. Ngủ thiếp đi khi nào không hay. Tôi chợt thức giấc. Ôi! Nhìn kìa! Một chiếc lá! Chiếc lá duy nhất còn sót lại trên cành cây khẳng khiu sau đợt đêm đông dài.

  1. Từng đợt gió bấc và những cơn mưa phùn lạnh buốt đến thấu xương.
  2. Tôi chợt thức giấc.
  3. Một đêm đông.
  4. Tôi nằm ngủ trong chăn ấm.

 

Câu 7: Đâu là câu đặc biệt trong đoạn văn sau?

Những con ong chăm chỉ hút mật từ nhuỵ hoa trong vườn. Một phút... hai phút... ba phút... rồi bốn phút... Nhiều quá! Ong thợ siêng năng làm việc để đem đến cái đẹp cho đời, hương thơm cho đời.

  1. Những con ong chăm chỉ hút mật từ nhuỵ hoa trong vườn.
  2. Ong thợ siêng năng làm việc để đem đến cái đẹp cho đời, hương thơm cho đời.
  3. Một phút... hai phút... ba phút... rồi bốn phút...
  4. Một phút... hai phút... ba phút... rồi bốn phút... Nhiều quá!

 

Câu 8: Trong những câu dưới đây, câu nào không phải là câu đặc biệt?

  1. Đói và lạnh!
  2. Mệt và sợ.
  3. Con mắt như dính chặt.
  4. Một cơn mưa!

Câu 9: Trong những câu dưới đây, câu nào không phải là câu đặc biệt?

  1. Giờ ra chơi.
  2. Tiếng nước róc rách chảy.
  3. Trên con đê.
  4. Hoa sim!

Câu 10: Đâu là câu đặc biệt trong đoạn văn sau?

Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá!

  1. Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình.
  2. Ba giây... Bốn giây... Năm giây...
  3. Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu.
  4. Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá!

II. THÔNG HIỂU (09 CÂU)

Câu 1: Câu đặc biệt nào dùng để gọi đáp?

  1. Lá ơi!
  2. Chiều chiều.
  3. Một tiếng trống trường.
  4. Nhanh quá!

 

Câu 2: Câu đặc biệt trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?

Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế?

  1. Bộc lộ cảm xúc.
  2. Nhấn mạnh thông tin.
  3. Xác định thời gian.
  4. Gọi đáp.

Câu 3: Câu đặc biệt trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.

  1. Xác định không gian.
  2. Liệt kê, thông báo.
  3. Xác định thời gian.
  4. Gọi đáp.

Câu 4: Câu đặc biệt trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?

Khi thì ở chợ Cuối Chăm, ở đò Tràng Thư, khi lại về phố Rố, chợ Bì, chợ Bưởi.

  1. Xác định không gian.
  2. Bộc lộ cảm xúc.
  3. Xác định thời gian, nơi chốn.
  4. Liệt kê, thông báo.

Câu 5: Trong các loại từ sau, từ nào không được dùng trong câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc?

  1. Từ hô gọi.
  2. Từ tình thái.
  3. Quan hệ từ.
  4. Số từ.

 

Câu 6: Câu đặc biệt trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?

Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê hỏng mất.

  1. Xác định không gian.
  2. Bộc lộ cảm xúc.
  3. Xác định thời gian, nơi chốn.
  4. Liệt kê, thông báo.

 

Câu 7: Câu đặc biệt trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?

Quê hương tôi thật đẹp. Có con sông trong vắt. Có những cách đồng thẳng cách cò bay. Có tiếng sáo diều vi vu mỗi buổi trưa hè. Ai xa quê mà chẳng nhớ những vẻ đẹp ấy.

  1. Xác định không gian.
  2. Bộc lộ cảm xúc.
  3. Xác định thời gian, nơi chốn.
  4. Liệt kê sự vật.

Câu 8: Câu đặc biệt in đậm trong đoạn văn dưới đây thể hiện cảm xúc gì của nhân vật?

Đã cả một đám đông bám trên các cành. Nhiều bàn tay chia xuống giúp tôi đỡ vợ con trèo lên. Vợ tôi ôm khư khư đứa con mới sinh, nhất định không để tôi bể đỡ.

- Con trai... con trai mà... con trai... Để yên em ẵm, anh vụng...

  1. Nóng nảy, hấp tấp.
  2. Lo lắng, sợ hãi, cuống quýt.
  3. Tức giận, cáu gắt.
  4. Hồi hộp, căng thẳng.

 

Câu 9: Xác định câu đặc biệt trong khổ thơ sau:

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng

  1. Lông óng như màu nắng.
  2. Tiếng gà trưa.
  3. Ổ rơm hồng những trứng.
  4. Khắp mình hoa đốm trắng.

III. VẬN DỤNG (05 CÂU)

Câu 1: Xác định câu đặc biệt trong đoạn trích sau:

Si-men: – Chàng đi đi! Để em từ biệt cõi đời!

Đông Rô-đri-gơ: – Chỉ xin em cho nói một câu thôi!

                               Rồi sau đó trả lời bằng mũi kiếm!

Si-men: – Ôi! Mũi kiếm! Mà máu cha em còn đậm!

Đông Rô-đri-gơ: – Si-men em!

Si-men: – Cất khỏi mắt em cái vật đáng kinh kia!

                 Nó oán trách đời ai và tội ác nặng nề!

Đông Rô-đri-gơ: – Ngược lại, nên nhìn nó để khích lệ lòng căm ghét,

                               Nung nấu hận thù, cho ta được sớm về cõi chết.

  1. Chàng đi đi!
  2. Mũi kiếm!
  3. Cất khỏi mắt em cái vật đáng kinh kia!
  4. Rồi sau đó trả lời bằng mũi kiếm!

Câu 2: Đâu là câu đặc biệt dùng để xác định nơi chốn?

  1. Đêm ba mươi.
  2. Rạng sáng.
  3. Chợ Đồng Văn.
  4. Than ôi!

Câu 3: Đâu là câu đặc biệt để liệt kê sự vật?

  1. Tiếng khèn. Tiếng ngựa hí. Náo nức lòng người.
  2. Tờ mờ sáng. Mẹ đã chuẩn bị ra đồng.
  3. Thật tội nghiệp! Những số phận bất hạnh ngoài kia còn nhiều quá.
  4. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu.

Câu 4: Vì sao phần in đậm trong câu dưới đây không phải là câu đặc biệt?

Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy. Nhảy dây. Chơi kéo co.

  1. Vì đây là những thành phần vị ngữ của một câu hoàn chỉnh bị rút đi thành phần chủ ngữ.
  2. Vì đây là những động từ.
  3. Vì đây là thành phần chủ ngữ của một câu hoàn chỉnh bị rút gợn.
  4. Vì câu quá ngắn.

 

Câu 5: Vì sao chúng ta không nên dùng quá nhiều câu đặc biệt khi giao tiếp?

  1. Vì sẽ làm lời nói trở nên cộc lốc, khô khan, thiếu tôn trọng người đối diện.
  2. Vì câu đặc biệt dễ bị dùng sai ý nghĩa, gây hiểu lầm.
  3. Vì câu đặc biệt chỉ nên dùng khi tạo lập văn bản.
  4. Vì nếu dùng nhiều câu đặc biệt sẽ dẫn đến tình trạng lợi dụng vào câu đặc biệt, bộc lộ cảm xúc quá nhiều cũng dễ gây nhàm chán cho người khác.
  1. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Trong đoạn trích sau, câu nào là câu sai ngữ pháp, câu nào là câu đặc biệt?

Qua đoạn thơ trên, Tố Hữu muốn nói đến lực lượng của tập thể, của nhân dân, của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Ðảng là vô hạn. Ôi! Kẻ địch có mạnh đến đâu, cuộc chiến có khốc liệt đến nhường nào thì chỉ cần nhân dân quần chúng đoàn kết một lòng, trung thành với cách mạng. Ðấu tranh đánh đổ áp bức, bóc lột, thúc đẩy xã hội tiến lên.

  1. Câu đặc biệt là “Ôi”, câu sai ngữ pháp là “Ðấu tranh đánh đổ áp bức, bóc lột, thúc đẩy xã hội tiến lên”.
  2. Câu đặc biệt là “Ðấu tranh đánh đổ áp bức, bóc lột, thúc đẩy xã hội tiến lên”, câu sai ngữ pháp là “Ôi”.
  3. Câu đặc biệt là “Qua đoạn thơ trên, Tố Hữu muốn nói đến lực lượng của tập thể, của nhân dân, của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Ðảng là vô hạn”, câu sai ngữ pháp là “Ðấu tranh đánh đổ áp bức, bóc lột, thúc đẩy xã hội tiến lên”.
  4. Câu đặc biệt là “Ðấu tranh đánh đổ áp bức, bóc lột, thúc đẩy xã hội tiến lên”, câu sai ngữ pháp là “Kẻ địch có mạnh đến đâu, cuộc chiến có khốc liệt đến nhường nào thì chỉ cần nhân dân quần chúng đoàn kết một lòng, trung thành với cách mạng”.

Câu 2: Câu nào dưới đây không phải là câu sai ngữ pháp?

  1. Bên đường, đứng chơ vơ một ngôi miếu cổ đen rêu.
  2. Là đội quân tự nguyện, tự giác, chiến đấu dũng cảm, không hề run sợ trước súng đạn tối tân của kẻ thù.
  3. Bên cạnh chị Sứ, còn có biết bao người phụ nữ Việt Nam anh hùng khác.
  4. Người nghĩa sĩ Cần Giuộc, với tấm lòng yêu làng xóm, quê hương tha thiết, với tinh thần xả thân vì đại nghĩa.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay