Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
Đề số 02
Câu 1: Dấu hiệu nào giúp nhận biết một câu dẫn trực tiếp?
A. Câu có dấu hai chấm và đặt trong dấu ngoặc kép.
B. Câu có từ "rằng" hoặc "là".
C. Câu có trạng ngữ chỉ thời gian.
D. Câu có từ nối "bởi vì", "vì thế".
Câu 2: Nguyên nhân chính dẫn đến bi kịch của Vũ Nương trong truyện là gì?
A. Xung đột gia đình do chiến tranh
B. Sự nghi kỵ và ghen tuông của Trương Sinh
C. Vũ Nương không chung thủy với chồng
D. Lời đồn đại của người dân trong làng
Câu 3: Chuyển câu sau từ cách dẫn gián tiếp sang cách dẫn trực tiếp:
Nam bảo rằng cậu ấy đã hoàn thành bài tập.
A. Nam bảo: "Cậu ấy đã hoàn thành bài tập."
B. Nam bảo: "Mình đã hoàn thành bài tập."
C. Nam bảo: "Tôi đã làm xong bài tập."
D. Nam bảo: "Cậu đã làm bài tập xong chưa?"
Câu 4: Tác phẩm "Lơ-xít" thể hiện quan điểm nghệ thuật gì của Coóc-nây?
A. Xung đột giữa tình yêu và danh dự
B. Cuộc sống thường ngày của giới quý tộc
C. Tình yêu trong xã hội hiện đại
D. Quyền lực tuyệt đối của nhà vua
Câu 5: Vì sao Rô-mê-ô và Giu-li-ét không thể đến với nhau?
A. Vì họ có đẳng cấp xã hội khác nhau.
B. Vì cha mẹ hai bên là kẻ thù truyền kiếp.
C. Vì Giu-li-ét bị ép lấy người khác.
D. Vì Rô-mê-ô bị trục xuất khỏi thành phố.
Câu 6: Trong đoạn trích dưới đây, phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?
Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu ; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ.
A. Chỉ là một câu văn trần thuật.
B. Vừa là lời nói, vừa là ý nghĩ của nhân vật.
C. Là ý nghĩ của nhân vật.
D. Là lời nói của nhân vật.
Câu 7: Đâu là yêu cầu khi chuyển từ cách dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp?
A. Diễn đạt lại nội dung sao cho sáng tạo và hay hơn.
B. Diễn đạt lại nội dung chính xác, không thay đổi bất kì từ ngữ nào.
C. Diễn đạt lại nội dung sao cho thích hợp, đảm bảo trung thành với ý được dẫn trong văn bản gốc.
D. Diễn đạt lại nội dung cho sắc sảo, chặt chẽ hơn.
Câu 8: Đọc đoạn văn bản dưới đây và cho biết người viết đã sử dụng cách trích dẫn nào?
Lã Nhâm Thìn rất tinh tường: “Hầu hết những hình tượng trong thơ Hồ Xuân Hương đều được sự gợi ý, trực tiếp hay gián tiếp, xa hay gần, mơ màng hay cụ thể, từ vẻ đẹp trần thể của thân thể người phụ nữ. Hồ Xuân Hương có dụng ý kiến tạo hình tượng theo thể hình tuyệt vời ấy" (Lã Nhâm Thìn, 2016, 206).
A. Trực tiếp.
B. Gián tiếp.
C. Cả trực tiếp và gián tiếp.
D. Mở rộng.
Câu 9: Đâu là nguyên tắc trích dẫn tài liệu tham khảo?
A. Có thể thay tên tác giả, tên công trình nghiên cứu cho phù hợp bài viết của mình.
B. Tên tác giả nước ngoài và Việt Nam được trình bày giống nhau.
C. Tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham khảo.
D. Bất cứ nguồn dữ liệu tham khảo nào cũng đáng tin cậy.
Câu 10: Vấn đề chính mà tác giả bàn luận về Chuyện người con gái Nam Xương là gì?
A. Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
B. Nét tính cách nổi bật của nhân vật Trương Sinh.
C. Bi kịch của Vũ Nương.
D. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện.
Câu 11: Đâu là một trong những luận điểm chính trong bài viết “Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi”?
A. Sự lạc loài, cái khoảng cách ấy đã che khuất tất cả tồn tại đích thực của Quỳnh.
B. Mọi nông nổi của Quỳnh đều bắt nguồn từ ngoại hình dị thường, lạc loài của chú bé ấy.
C. Nhân dạng là của riêng một cá nhân nhưng nó lại được định giá bởi cộng đồng.
D. Một tác phẩm văn học thiếu nhi phải góp phần hình thành những chuẩn mực văn hóa của một cộng đồng trong tâm hồn trẻ thơ.
Câu 12: Truyện Kiều ra đời trong khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ XX.
B. Thế kỉ XVIII.
C. Thế kỉ XVI.
D. Thế kỉ XVII.
Câu 13: Thân phận cô Kiều như thế nào mà khiến bà phải bâng khuâng: “Nghĩ mà thương phận cô Kiều”?
A. Tài hoa bạc mệnh, chịu nhiều lận đận, khổ đau.
B. Bình yên, ít sóng gió.
C. Lận đận trong chuyện tình duyên.
D. Gia cảnh khó khăn, chật vật kiếm sống.
Câu 14: Câu đặc biệt trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.
A. Xác định không gian.
B. Liệt kê, thông báo.
C. Xác định thời gian.
D. Gọi đáp.
Câu 15: Xác định câu đặc biệt trong đoạn trích sau:
Si-men: – Chàng đi đi! Để em từ biệt cõi đời!
Đông Rô-đri-gơ: – Chỉ xin em cho nói một câu thôi!
Rồi sau đó trả lời bằng mũi kiếm!
Si-men: – Ôi! Mũi kiếm! Mà máu cha em còn đậm!
Đông Rô-đri-gơ: – Si-men em!
Si-men: – Cất khỏi mắt em cái vật đáng kinh kia!
Nó oán trách đời ai và tội ác nặng nề!
Đông Rô-đri-gơ: – Ngược lại, nên nhìn nó để khích lệ lòng căm ghét,
Nung nấu hận thù, cho ta được sớm về cõi chết.
A. Chàng đi đi!
B. Mũi kiếm!
C. Cất khỏi mắt em cái vật đáng kinh kia!
D. Rồi sau đó trả lời bằng mũi kiếm!
Câu 16: ........................................
........................................
........................................