Phiếu trắc nghiệm Sinh học 7 kết nối Ôn tập Chương 9: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 9: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 9: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

Câu 1: Vì sao nhiều loài thực vật sinh trưởng vô thời hạn?

  1. Nhiều loài thực vật không ngừng sinh trưởng là do chúng có mô phân sinh (nhóm tế bào chưa phân hóa) nên duy trì được khả năng phân chia liên tục trong suốt đời sống của chúng (ngoại trừ thời kì nghỉ/ngủ).
  2. Một số loài thực vật sinh trưởng vô thời hạn do chúng có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời qua quá trình quang hợp.
  3. Loài thực vật sinh trưởng vô thời hạn bởi vì chúng không gặp các yếu tố môi trường tiêu cực hoặc bị tác động bởi các tác nhân gây tổn thương.
  4. Sự sinh trưởng vô thời hạn của một số loài thực vật đến từ sự kích thích không ngừng từ môi trường xung quanh chúng.

Câu 2: Đặc điểm thể hiện các dấu hiệu của sinh trưởng và phát triển ở người.

  1. Dấu hiệu phát triển ở cơ thể người là sự xuất hiện của nhiều mụn trên khuôn mặt.
  2. Dấu hiệu phát triển ở cơ thể người là sự thay đổi màu sắc của tóc.
  3. Dấu hiệu phát triển ở cơ thể người là sự mọc đau nhức trong các xương và cơ.
  4. D. Cơ thể tăng lên về chiều cao và cân nặng, phát sinh các cơ quan trong giai đoạn phôi, phát sinh các đặc điểm ở tuổi dậy thì như mọc râu (ở nam), ngực phát triển (ở nữ),…

Câu 3: Các vòng vân gỗ của cây thân gỗ cho thấy

  1. Số năm tuổi của cây
  2. Độ cao của cây
  3. Độ dài của dễ cây
  4. Tộ rộng của tán lá

Câu 4: Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là

  1. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
  2. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
  3. mô phân sinh lá và mô phân sinh thân.
  4. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ.

Câu 5: Tìm từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành thông tin sau:

Mô phân sinh đỉnh giúp thân, cành và rễ tăng lên về ...(1)... Mô phân sinh bên giúp thân, cành và rễ tăng lên về ...(2)...

  1. (1) - chiều dài, (2) - chiều ngang
  2. (1) - chiều ngang, (2) - chiều dài
  3. (1) - kích thước, (2) - chiều dài
  4. (1) - Chiều dài, (2) - kích thước

Câu 6: Lựa chọn tên loại mô phân sinh phù hợp thay thế cho các vị trí đánh số (1) trong hình

  1. Mô phân sinh đỉnh
  2. Mô phân sinh bên
  3. Mô rễ
  4. Mô phân sinh thân

Câu 7: Dấu hiệu nào dưới đây không thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam?

  1. Từ hạt nảy mầm biến đổi thành cây con.
  2. Từ một quả cam thành hai quả cam.
  3. Từ một cây con ban đầu thành cây trưởng thành.
  4. Từ hạt thành hạt nảy mầm.

Câu 8: Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là gì?

  1. Mức nhiệt cao nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
  2. Mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
  3. Mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
  4. Mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển.

 

Câu 9: Nước chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong cơ thể và đóng vai trò gì đối với con người.

  1. 80%
  2. 60%
  3. 70%
  4. 50%

 

Câu 10: Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là

  1. từ 5,6oC đến 37oC.
  2. từ 23oC đến 37oC.
  3. từ 5,6oC đến 42oC.
  4. từ 37oC đến 42o.

Câu 11: Đâu không phải đối tượng sử dụng hormone sinh trưởng

  1. Cây quất cảnh
  2. Tỏi
  3. Hành
  4. Khoai tây

Câu 12: Phát triển bao gồm  sinh trưởng  ,  phân hoá tế bào  ,  phát sinh hình thái  cơ quan và cơ thể.

  1. (1) – sinh trưởng, (2) – phân hóa tế bào, (3) – phát sinh hình thái
  2. (1) – phân hóa tế bào, (2) –sinh trưởng, (3) – phát sinh hình thái
  3. (1) – sinh trưởng, (2) – phát sinh hình thái, (3) – phân hóa tế bào
  4. (1) – phát sinh hình thái, (2) – phân hóa tế bào, (3) – sinh trưởng

Câu 13: Cây sinh trưởng nhờ hoạt động của bộ phận nào?

  1. Lớp bần trên thân.
  2. Mạch rây. 
  3. Lá. 
  4. Mô phân sinh.

Câu 14: Thực vật Hai lá mầm có hai loại mô phân sinh là 

  1. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh rễ.
  2. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
  3. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
  4. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh bên. 

Câu 15: Nhân tố nào không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?

  1. Nhiệt độ.
  2. Ánh sáng.
  3. Nước.
  4. Khí carbon dioxide.

Câu 16: Nước ảnh hướng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật như thế nào?

  1. Thiếu nước cây sẽ thu hút sâu bệnh và tác nhân gây bệnh. 
  2. Nước chỉ ảnh hưởng ít hoặc thậm chí không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
  3. Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ bị chậm hoặc ngừng lại, thậm chí là chết nếu thiếu nước.
  4. Sinh vật sẽ sinh trưởng nhanh đột biến, kích thước tăng lên nhiều lần. 

Câu 17: Vì sao nên cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều muộn?

  1. Giúp trẻ đều màu da và tốt cho mắt.
  2. Thời điểm hoàng hôn và bình minh đẹp nên trẻ có thể ngắm nhìn quang cảnh bên ngoài.
  3. Giúp trẻ cao lớn và khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng.
  4. Ánh sáng thời điểm này yếu, giúp trẻ hấp thụ được vitamin D đẩy mạnh quá trình hình thành xương ở trẻ.

Câu 18: Hoàn thành các thông tin dưới đây.

Dấu hiện sinh trưởng của cây cam:  cây con  lớn lên thành  cây trưởng thành .

  1. Cây non, cây trưởng thành
  2. Cây con, cây trưởng thành
  3. Cây non, cây con
  4. Câu con, cây non

Câu 19: Dấu hiệu thể hiện sự phát triển của con ếch là gì?

  1. Ấu trùng lớn lên thành ếch trưởng thành. 
  2. Da ếch trần, mềm, ẩm. 
  3. Ếch chuyển từ môi trường nước lên sống ở môi trường cạn.
  4. Trứng đã thụ tinh phát triển thành ấu trùng, thay đổi hình thái đến trưởng thành. 

Câu 20: Chọn thông tin thích hợp vào chỗ trống. 

 ………là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào. 

  1. Sinh trưởng
  2. Phát triển
  3. Lớn lên
  4. Dài ra

Câu 21: Biện pháp canh tác: “làm nhà kính trồng cây nhằm ổn định nhiệt độ khi môi trường quá nóng hay quá lạnh; phủ rơm rạ trên mặt đất sau khi gieo hạt, giữ ấm giúp sự nảy mầm thuận lợi” là sự vận dụng kiến thức về yếu tố bên ngoài nào

  1. Nhiệt độ
  2. Ánh sáng
  3. Chất dinh dưỡng
  4. Độ ẩm

Câu 22: Biện pháp canh tác: “trồng xen cây có nhu cầu ánh sáng khác nhau trên một khu đất” là sự vận dụng kiến thức về yếu tố bên ngoài nào

  1. Nhiệt độ
  2. Ánh sáng
  3. Chất dinh dưỡng
  4. Độ ẩm

Câu 23: Biện pháp canh tác: “bón phân hợp lí theo nhu cầu của cây trồng, trồng luân phiên các loại cây khác nhau trên một khu đất” là sự vận dụng kiến thức về yếu tố bên ngoài nào

  1. Nhiệt độ
  2. Ánh sáng
  3. Chất dinh dưỡng
  4. Độ ẩm

Câu 24: Vì sao khi tìm gỗ làm nhà, người ta lại lựa chọn lớp gỗ ròng thay vì gỗ dác?

  1. Vì phần gỗ này rắn chắc, ít bị mối mọt và có độ bền cơ học cao hơn gỗ dác
  2. Vì phần gỗ này có màu sắc bắt mắt, vân đẹp hơn lớp gỗ dác
  3. Vì phần gỗ này dễ phân cắt, đục đẽo và khắc các họa tiết theo ý muốn
  4. Tất cả các phương án đưa ra


Câu 25: Phi tôcrôm là 1 loại prôtêin hấp thụ ánh sáng tồn tại ở 2 dạng:

  1. ánh sáng lục và đỏ
  2. ánh sáng đỏ và đỏ xa
  3. ánh sáng vàng và xanh tím
  4. ánh sáng đỏ và xanh tím

Câu 26: Hiện tượng người khổng lồ và người tí hon là do ảnh hưởng của hormone nào gây ra?

  1. Hormone tăng trưởng (GH).
  2. Hormone estrogen.
  3. Hormone testosterone.
  4. Hormone thyroxine.

Câu 2: Sắp xếp các tầng thực vật của rừng mưa nhiệt đới dưới đây theo thứ tự tăng dần về nhu cầu ánh sáng. 

  • Tầng thảm xanh
  • Tầng dưới tán
  • Tầng tán rừng
  • Tầng vượt tán
  1. Tầng thảm xanh, tầng dưới tấn, tầng tán rừng, tầng vượt tán.
  2. Tầng vượt tán, tầng tán rừng, tầng dưới tán, tầng thảm xanh.
  3. Tầng dưới tấn, tầng tán rừng, tầng vượt tán, tầng thảm xanh.
  4. Tầng thảm xanh, tầng tán rừng, tầng dưới tấn, tầng vượt tán.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay